Đề thi Ngữ văn 6 kết nối tri thức có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi văn 6 kết nối này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi Ngữ văn 6 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Ngữ văn 6 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Ngữ văn 6 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Ngữ văn 6 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Ngữ văn 6 kết nối tri thức có ma trận
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


PHÒNG GD & ĐT ……..                                                           Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                       

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ Văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống            

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

       Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

       Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

       Hang Én giống như cái tổ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước không khí, ánh sáng…Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng. Muốn vào hang, phải lội qua sông; rồi trèo ngược vách đá hiểm trở, cao mấy chục mét. Đứng trên đỉnh dốc sẽ thấy lòng hang xa tít phía dưới, được bao bọc bằng một quãng sông rộng, nước sâu. Vịn đá lần xuống chân dốc, chúng tôi ngồi bè qua sông để đến lòng hàng chính.

         (Trích Hang Én, Ngữ văn 6, Tập một, Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục, 2021, tr. 115).      

        Câu 1 (1 điểm): Xác định nội dung chính của đoạn văn.

        Câu 2 (0,5 điểm): Hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện sự ngưỡng vọng, biết ơn của con người về vẻ đẹp kĩ vĩ mà thiên nhiên ban tặng.

        Câu 3 (1 điểm): Cụm từ Mẹ Thiên Nhiên được viết hoa thể hiện điều gì? Nếu thay thế cụm từ “cái tổ” bằng từ “nhà” thì ý nghĩa của câu văn sẽ thay đổi như thế nào?

        Câu 4 (0,5 điểm): Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong cụm từ “sảnh chờ”

        Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

        Câu 1 (2 điểm): Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều cảnh đẹp, từ những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cho đến những cánh đồng lúa vàng óng trải dài tít tắp… Bằng những trải nghiệm của mình, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn chia sẻ cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên của đất nước Việt Nam mà em ấn tượng nhất.

        Câu 2 (5 điểm): Đọc bài ca dao sau:

                                                  Anh đi anh nhớ quê nhà

                                    Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

                                                Nhớ ai dãi nắng dầm sương

                                         Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

         Về bài ca dao, có ý kiến cho rằng đó là lời tỏ tình của chàng trai làng sắp đi xa với cô thôn nữ. Cũng có ý kiến cho rằng chàng trai đi xa lâu ngày, anh nhớ quê hương, nhớ nhà, nhớ người con gái anh từng thầm thương trộm nhớ. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao. Hãy viết một bài văn chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao này. 

BÀI LÀM

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KÌ I

NĂM HỌC 2021 – 2022

                                             MÔN: NGỮ VĂN 6

 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Nội dung chính của đoạn văn: Sự trận trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người với thiên nhiên.  

1 điểm

 

Câu 2

Hình ảnh trong đoạn văn thể hiện sự ngưỡng vọng, biết ơn của con người về vẻ đẹp kĩ vĩ mà thiên nhiên ban tặng: “Hang Én giống như cái tổ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước không khí, ánh sáng”.

0.5 điểm

 

 

 

 

Câu 3

- Cụm từ Mẹ Thiên Nhiên viết hoa thể hiện thái độ tự hào, trân trọng, biết ơn của con người về một biểu tượng vĩ đại, to lớn, kĩ vĩ.

- Cách gọi “Mẹ” thể hiện sự thiêng liêng, ngưỡng vọng trước thiên nhiên rộng lớn. Con người được kết giao, sống an nhiên, giao hòa với tự nhiên.

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

- Cụm từ “cái tổ” gợi cảm giác nguyên thủy, nguyên sơ, ấm áp, gần gũi, được bao bọc, chở che.

- Vì vậy, nếu sử dụng từ “nhà” thay cho từ “cái tổ” làm giảm giá trị của câu văn đi rất nhiều.

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

 

Câu 4

Công dụng của dấu ngoặc kép trong cụm từ ‘sảnh chờ”:

- Giúp người đọc liên tưởng đến hình ảnh của một nhà chờ, không gian rộng lớn của một đường băng dài rộng.

- Từ đó có thể thấy được sự kì vĩ, rộng lớn của cửa vào Hang Én.

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Đảm bảo hình thức là đoạn văn ngắn.

- Xác định đúng vấn đề cần chia sẻ: Chia sẻ cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên của đất nước Việt Nam mà em ấn tượng nhất.

- Triển khai các ý như:

+ Giới thiệu: Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều cảnh đẹp, từ những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cho đến những cánh đồng lúa vàng óng trải dài tít tắp…Giới thiệu về cảnh đẹp mà em ấn tượng nhất.

+ Nói về những chi tiết, cảnh tượng mà em ấn tượng nhất.

+ Nói về mong muốn được trải nghiệm đất nước Việt Nam nhiều hơn nữa trong tương lai của em.

 

 

 

 

 

1 điểm

 

 

 

 

1 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2

Mở bài:

- Giới thiệu chung về chùm ca dao tình yêu quê hương, đất nước.

- Giới thiệu về bài ca dao.

- Nêu lên quan điểm về 2 ý kiến được đưa ra. 

1 điểm

Thân bài:

+ Hai câu đầu nói lên nỗi nhớ quê: Anh đi trong văn cảnh, nghĩa là đã đi xa, đã lâu ngày. Anh đi làm thợ, đi lính thú, đi tha hương cầu thực... Nay ở nơi đất khách quê người, năm tháng đã trôi qua, anh mới có nỗi nhớ ấy: nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Ba chữ nhớ diễn tả nỗi nhớ triền miên, day dứt, khôn nguôi. Nhớ quê nhà là nhớ ông bà, mẹ cha, anh chị em; là nhớ mái rạ, hàng cau, mảnh vườn, chiếc áo, luỹ tre; là nhớ đồng lúa xanh, cánh cò trắng, con diều biếc... nhớ bạn bè tuổi thơ. Bốn tiếng anh nhớ quê nhà thật hàm súc, gợi lên bao nỗi nhớ đầy vơi. Câu thứ hai nói lên hai nỗi nhớ rất cụ thể. Anh đi xa, anh nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Đó là hương vị đậm đà của quê nhà thân yêu. Quê nghèo, chỉ có món ăn bình dị ấy. Anh mộc mạc, chất phác, anh rất yêu quê nhà, anh nhớ hương vị của canh rau muống, nhớ quả cà dầm tương. Anh nhớ cái bình dị của quê hương, một bát canh, một quả cà với tất cả tâm hồn.

+ Hai câu 3, 4, nỗi nhớ của anh đã hướng sang một đối tượng mới. Từ nhớ cảnh, nhớ quê, nhớ hương vị quê nhà, anh nhớ đến người. Nhớ ai rồi lại nhớ ai dào dạt trào dâng trong lòng. Ai là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. Nỗi nhớ ấy hướng về những người thầm thương ở quê nhà dãi nắng dầm sương, chân lấm tay bùn vất vả. Điệp ngữ nhớ ai diễn tả nỗi nhớ nhiều man mác, bâng khuâng.

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5 điểm

Kết bài:

Bốn câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.

 

 

1 điểm

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021-2022

     

            CẤP  ĐỘ

 

 

Tên chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Hang Én

 

 

 

Số câu: 3

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

 

Hình ảnh, cụm tự  trong đoạn văn

 

Nội dung chính của đoạn văn

 

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

 

 

 

 

Tiếng Việt

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

Công dụng của dấu ngoặc kép

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

 

Tập làm văn

 

Số câu: 2

Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70%

 

 

 

 

 

Viết đoạn văn ngắn về khung cảnh thiên nhiên đất nước Việt Nam em ấn tượng nhất

 

Viết bài văn nói về cảm nhận của em về bài ca dao.

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

 

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 6

Tổng s điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

2

1,5đ

15%

2

1,5đ

15%

1

2,0đ

20%

              1

             5,0đ

             50%

Đề thi Ngữ văn 6 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Ngữ văn 6 kết nối tri thức có ma trận

Thông tin bộ đề thi:

  • Gồm 15 đề tham khảo: 5 đề kì 1 + 5 đề kì 2 + 5 đề giữa kì 2
  • Đề thi có trắc nghiệm, tự luận, ma trận và cấu trúc chấm điểm

Phí đề thi:

  • Đề thi là miễn phí và chỉ dành cho những thầy cô đã mua giáo án trước đó
  • Số lượng đề trong bộ sẽ được bổ sung theo thời gian

=> Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 kết nối tri thức

Từ khóa: đề thi kì 1 văn 6, đề thi cuối kì 1 văn 6 kết nối tri thức, đề văn kì 1 sách kntt

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725
Chat hỗ trợ
Chat ngay