Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6 tiết: Nói và nghe Kể lại một truyền thuyết

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 6 tiết: Nói và nghe: Kể lại một truyền thuyết . Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6 tiết: Nói và nghe Kể lại một truyền thuyết


NÓI VÀ NGHE
KỂ LẠI MỘT TRUYỀN THUYẾT

Khởi động

Kể tên các truyền thuyết mà em đã biết?

Hình thành kiến thức

  1. Trước khi nói
  2. Chuẩn bị nội dung nói

- Chọn truyền thuyết và ngôi kể:

- Nên chọn truyền thuyết mà em yêu thích, có nội dung hấp dẫn, giàu ý nghĩa, có độ dài vừa phải. Nếu được chỉ định kể một truyền thuyết cụ thể, hãy đọc kĩ để nắm được các sự kiện, chi tiết tiêu biểu.

- Chọn ngôi kể là ngôi thứ ba (giống như ở truyền thuyết mà em đã đọc hoặc đã nghe).

- Tóm tắt câu chuyện: Ghi lại các sự việc chính của câu chuyện theo một trật tự hợp lí (thường theo trình tự thời gian trước - sau, quan hệ nguyên nhân - kết quả) để dễ dàng ghi nhớ và kể lại.

Ví dụ: Chọn truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh và ngôi kể thứ 3.

Tóm tắt câu chuyện: Vua Hùng tổ chức kén rể → Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai → Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả cho gái cho → Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương → Thủy Tinh nổi giận khiến Phong Châu ngập chìm trong nước → Hai bên đánh nhau kịch liệt, Thủy Tinh đuối sức chịu thua → Hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

  1. Luyện tập nói
  2. Tập luyện một mình hoặc cùng bạn bè, người thân.
  3. Có thể lựa chọn sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ nếu thấy cần thiết.

Phần II Trình bày bài nói

Giọng kể phù hợp là trang nghiêm nhưng cũng có lúc cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với nội dung câu chuyện, ngôn ngữ của nhân vật. Khi kể cần chú ý kết hợp ngôn ngữ cơ thể (điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ…)

Không nên kể dàn trải mà nên tập trung vào những sự việc quan trọng, chú ý cách chuyển tiếp giữa các sự việc để tạo sự kết nối liền mạch của câu chuyện em kể.

Ở một số truyền thuyết, kết thúc của câu chuyện có thể chỉ dẫn đến một địa danh, một sự vật, một hiện tượng nào đó... vẫn tồn tại trong cuộc sống hôm nay. Cần tìm hiểu trước về vấn đề đó để bài nói thêm hấp dẫn.

III. Sau khi nói

Người nghe:

- Yêu cầu người nói kể lại hay làm rõ những chi tiết liên quan đến các sự việc được kể.

- Nêu nhận xét về bài kể (nội dung kể, cách kể…)
Người nói:
Bổ sung, làm rõ các chi tiết hoặc diễn biến câu chuyện.

Trao đổi lại các ý kiến nhận xét của người nghe. Cảm ơn và tiếp thu những góp ý, nhận xét xác đáng.

  1. Luyện tập

Bài tập 1: Thảo luận về các đặc điểm của truyền thuyết và hoàn thiện bảng theo mẫu sau:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

 

2

Nhân vật

 

3

Cốt truyện

 

4

Lời kể

 

5

Yếu tố kì ảo

 

Bài tập 1: Thảo luận về các đặc điểm của truyền thuyết và hoàn thiện bảng theo mẫu sau:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

Thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

2

Nhân vật

Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng…

3

Cốt truyện

Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.

4

Lời kể

Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

5

Yếu tố kì ảo

Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.

Bài 2: Vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông thường được đặt tên là Hội khỏe Phù Đổng

Hội thi đặt tên là hội khỏe Phù Đổng vì:

-  Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.

 - Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.

Bài về nhà

  1. Hoàn thành các bài tập còn lại
  2. Đọc và tìm hiểu bài 7: Thế giới cổ tích

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay