Giáo án ôn tập hè lớp 11 lên lớp 12 môn Ngữ văn Kết nối tri thức
Giáo án Ôn tập hè lớp 11 lên lớp 12 môn Ngữ văn bộ sách Kết nối tri thức bao gồm rất nhiều kiến thức cho giáo viên dạy thêm hè cho học sinh mới học xong lớp 11. Việc ôn tập sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức đã học chuẩn bị cho năm học mới đạt kết quả cao. Giáo án file word và tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ








Phần trình bày nội dung giáo án
ÔN TẬP HÈ LỚP 11 LÊN LỚP 12 MÔN NGỮ VĂN KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
PHẦN I: ÔN TẬP KIẾN THỨC LỚP 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
CHỦ ĐỀ 1: TRUYỆN NGẮN - KÍ
- Vợ nhặt
- Chí Phèo
- Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Và tôi vẫn muốn mẹ
- Cà Mau quê xứ
CHỦ ĐỀ 2: THƠ – TRUYỆN THƠ
- Nhớ đồng
- Tràng giang
- Con đường mùa đông
- Lời tiễn dặn
- Dương phụ hành
- Thuyền và biển
- Bài ca ngất ngưởng
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
CHỦ ĐỀ 3: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN – VĂN BẢN THÔNG TIN
- Cầu hiền chiếu
- Tôi có một ước mơ
- Một thời đại trong thi ca
- Cộng đồng và cá thể
- Nữ phóng viên đầu tiên
- Trí thông minh nhân tạo
- Pa-ra-lim-pích
CHỦ ĐỀ 4: KỊCH
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Sống hay không sống – đó là vấn đề
CHỦ ĐỀ 5: THƠ VĂN NGUYỄN DU
- Tác gia Nguyễn Du
- Trao duyên
- Độc Tiểu Thanh kí
- Chí khí anh hùng
- Mộng đắc thái liên
CHỦ ĐỀ 6: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – TỪ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
- Nghĩa của từ
- Khả năng kết hợp/ tách biệt của từ
- Lặp cấu trúc
- Đối
- Đảo ngữ
CHỦ ĐỀ 7: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – CÂU
- Lỗi thành phần câu
- Cách sửa lỗi
CHỦ ĐỀ 8: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – NGÔN NGỮ
- Ngôn ngữ nói
- Ngôn ngữ viết
- Phương tiện phi ngôn ngữ
- Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ
PHẦN II. GIỚI THIỆU KIẾN THỨC LỚP 12
BÀI MỞ ĐÂU: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VĂN 12
- Lời nói đầu
- Hướng dẫn sử dụng sách
CHỦ ĐỀ 1: CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ
- Vợ nhặt
- Chí Phèo
- Thực hành tiếng việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện
- Nói và nghe: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: TRUYỆN NGẮN - KÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
-
Ôn tập những kiến thức về truyện ngắn và kí cũng như hệ thống lại kiến thức các văn bản trong chủ đề.
-
Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại truyện ngắn và kí, xác định được bố cục, ngôi kể đặc sắc nội dung và nghệ thuật của các văn bản.
-
Củng cố, khắc sâu kiến thức thông qua các bài tập vận dụng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
-
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về truyện ngắn và kí.
-
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
-
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
-
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến truyện ngắn và kí.
-
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về tác phẩm.
-
Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
-
Năng lực đọc hiểu một truyện ngắn và kí theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật cũng như sáng tạo độc đáo của nhà văn.
3. Phẩm chất
-
Sống yêu thương con người.
-
Trân trọng vẻ đẹp quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
-
Giáo án;
-
Phiếu bài tập;
-
Tranh ảnh về truyện ngắn, kí cùng các văn bản đã học;
-
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
-
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
-
SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
-
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV tạo sự hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Hãy chia sẻ cảm xúc của mình về một tác phẩm truyện mà em nhớ nhất khi học trong chương trình ngữ văn 11 Kết nối tri thức?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
-
GV gợi ý: HS có thể liên hệ và tự do phát biểu suy nghĩ của mình.
-
GV dẫn dắt vào bài: Trong chương trình Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về thể loại truyện ngắn với rất nhiều tác phẩm đặc sắc. Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập chủ đề Truyện ngắn – kí.
B. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ TRUYỆN NGẮN - KÍ
-
Mục tiêu:
+ HS có thể hệ thống lại được những nét chính về truyện ngắn và kí cùng hệ thống lại kiến thức các văn bản đã học.
-
Nội dung: Nhắc lại kiến thức liên quan đến truyện ngắn và kí và các văn bản đã học.
-
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
-
Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm hoàn thành các phiếu học tập sau đây: + Nhóm 1: HS nhắc lại kiến thức chính liên quan đến truyện ngắn?
+ Nhóm 2: Nhắc lại kiến thức liên quan đến Kí?
+ Nhóm 3+4: Khái quát lại nội dung chính của các văn bản đã học? (Chí Phèo, Vợ nhặt, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Và tôi vẫn muốn mẹ, Cà Mau quê xứ).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
|
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM TRÌNH BÀY NỘI DUNG THẢO LUẬN CÁC NHÓM
STT |
Tiêu chí |
Có hoặc không |
1 |
Thể hiện được đúng đủ nội dung. |
|
2 |
Cách thức thể hiện và nội dung hài hòa để lại ấn tượng sâu sắc với các bạn. |
|
3 |
Trình bày đúng, không sai lỗi chính tả. |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về truyện ngắn và kí cùng các văn bản trong chủ đề.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành phiếu bài tập.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trường THPT:…………… Lớp:……………………….. Họ và tên:…………………. PHIẾU BÀI TẬP ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRUYỆN NGẮN - KÍ Câu 1: Sau khi đi ở tù về, Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao trở thành con người như thế nào? A. Chán đời, không muốn sống. B. Làm ăn lương thiện để kiếm sống. C. Trở thành kẻ lưu manh, côn đồ. D. Hiền lành, nhẫn nhục và nhút nhát. Câu 2: Cách giải thích nào chỉ ra được nguyên nhân sâu xa cái chết bi thảm của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao? A. Vì hiểu rõ tình trạng, bế tắc, tuyệt vọng của mình. B. Vì hận đời, hận mình. C. Vì hận cô cháu thị Nở từ chối mình. D. Vì hận Bá Kiến, liều mạng trả thù. Câu 3: Bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm bắt đầu từ khi nào? A. Từ lúc đánh nhau với Lí Cường. B. Từ lúc tỉnh rượu. C. Từ lúc lọt lòng. D. Từ lúc mới ra tù. Câu 4: Nội dung chính của đoạn sau là: “Trước kia mỗi chiều đi làm về, Tràng chỉ đi một mình, anh thường đùa vui với lũ trẻ trong xóm ngụ cư.…Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng.” A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà. B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng. C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ. D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới. Câu 5: Giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ nhặt là: A. Cho thấy một thảm cảnh thê thảm của những con người nghèo trong nạn đói 1945 do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây nên. B. Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít. C. Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói. D. Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng. Câu 6: Đáp án nào không đúng khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng? A. Thuần hậu, hiền lành, chất phác. B. Tâm hồn lạc quan, yêu đời. C. Sức sống tiềm tàng và sức phản kháng mãnh liệt. D. Tấm lòng nhân hậu. Câu 7: Thể loại của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? là: A. Truyện ngắn. B. Truyền vừa. C. Bút kí. D. Tùy bút. Câu 8: Ngay câu mở đầu văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? tác giả đã nêu điểm gì đặc biệt của dòng sông Hương? A. Quá trình hình thành, kiến tạo của dòng sông qua nhiều thế kỉ. B. Vẻ đẹp dữ dội, hùng tráng của dòng sông Hương ở đoạn thượng lưu. C. Những bí ẩn về hành trình của dòng sông Hương trước khi xuôi về cố đô Huế. D. Trong các dòng sông đẹp trên thế giới, chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất - thành phố Huế. Câu 9: Khi ra khỏi rừng, sông Hương được so sánh với hình ảnh nào: A. Một người con gái Di-gan phóng khoáng và man dại. B. Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. C. Người tài nữ đánh đàn đêm khuya. D. Như nàng Kiều trong đêm tình tự. Câu 10: Thông điệp từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là: A. Tình cảm bạn bè cao thượng. B. Đề cao hạnh phúc lứa đôi đời thường. C. Phê phán chiến tranh. D. Giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1. C |
2. A |
3. C |
4. A |
5. A |
6. C |
7. C |
8. D |
9. B |
10. C |
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo chủ đề
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:
Câu 1: Niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng trong Vợ nhặt?
Câu 2: Ngôn ngữ của nhân vật và ngôn ngữ của tác giả trong truyện ngắn “Chí Phèo” có gì đặc sắc?
Câu 3: Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao thể hiện qua truyện ngắn “Chí Phèo” này là gì?
Câu 4: Ý nghĩa chi tiết nồi cháo cám trong Vợ nhặt?
Câu 5: Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Câu 6: Nét riêng trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1:
- Lúc quyết định lấy người đàn bà làm vợ: mặc dù chợn nhưng Tràng vẫn tặc lưỡi kệ. → Một tiềm thức, một tình cảm đã có từ lâu trong lòng người và giờ đây bật lên thành tiếng nói, hành động.
- Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư: tâm trạng Tràng tỏ ra thích chí và tự đắc → Vẻ hãnh diện hồn nhiên của một con người lần đầu tiên dẫn vợ mình đi qua xóm làng.
- Trong buổi sáng đầu tiên có gia đình, Tràng bỗng nhận ra có sự thay đổi mới mẻ, khác lạ từ cảnh vật cho đến tâm trạng, nhận thức của bản thân.
•Trong bờ vực thẳm của cái chết người dân lao động vẫn luôn nghĩ tới cuộc sống và không ngừng tìm kiếm hạnh phúc → Niềm khao khát tổ ấm gia đình chính là giá trị nhân văn cao cả của Kim Lân.
Câu 2:
-
Đó là giọng điệu trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa trực tiếp và lời nửa trực tiếp.
+ Đọc cả câu chuyện chúng ta có có thể cảm nhận được Nam Cao đang ở trong câu chuyện đó, là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối... Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở...
+ Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
Câu 3:
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ và sâu sắc ở chỗ nhà văn đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị cái xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt lẫn linh hồn người (Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy họ vào đường cùng, ngợi ca phẩm chất của họ).
Câu 4:
- Bữa ăn ngày đói thật thảm hại. Trên cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo lõng bõng. Bà mẹ Tràng còn chuẩn bị một nồi cháo cám đắng chát, nghẹn bứ mà bà gọi là chè khoán ngon đáo để.
- Ý nghĩa chi tiết nồi cháo cám trong Vợ nhặt:
+ Chi tiết trên thể hiện tình trạng cùng cực của người dân lao động trong nạn đói 1945; lên án, tố cáo thực dân, phong kiến.
+ Thể hiện tình người cao đẹp đã cưu mang đùm bọc lẫn nhau giúp họ vượt qua được bóng tối đang bao trùm; đồng cảm, xót xa với các số phận bất hạnh.
+ Khát vọng sống mãnh liệt của con người dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
+ Khát khao hạnh phúc, mái ấm gia đình.
Câu 5:
Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả trong Ai đã đặt tên cho dòng sông:
- Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, liên tưởng, nhân hóa; sử dụng dày đặc các tính từ giàu sắc thái, biểu cảm, gợi cảm; nhịp văn nhanh dồn dập, mãnh liệt mà không kém phần mềm mại, uyển chuyển → Sông Hương là một bản trường ca của rừng già với nhiều tiết tấu vừa hùng tráng, dữ dội. Nó mang vẻ đẹp của một sức sống vừa mãnh liệt, hoang dại; vừa dịu dàng, say đắm, đầy cá tính.
- Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc dường như cảm nhận được sức cuốn hút, sự hấp dẫn của dòng sông Hương thơ mộng thông qua những liên tưởng kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm,…
Câu 6:
Nét đặc sắc trong văn phong của tác giả:
- Tình yêu dạt dào, sâu lắng của tác giả dành cho quê hương, xứ sở vào đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như chính con người sống động
- Sự liên tưởng diệu kì, những hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và trải nghiệm bản thân
- Ngôn từ trong sáng, phong phú, gợi tả, gợi cảm, giàu chất thơ.
- Sử dụng thuần thục các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
- Sự kết hợp hài hòa của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS sẽ:
+ Củng cố, mở rộng kiến thức đã học về truyện ngắn và kí cùng các văn bản trong chủ đề.
+ Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn ngắn.
b. Nội dung:GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng.
c. Sản phẩm:Phần trả lời và bài viết của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: So sánh hình ảnh bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao và bát cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân.
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn nói về vẻ đẹp của tình người trong nạn đói qua tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 2:HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
-
HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập vào vở.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Gợi ý:
Câu 1:
-
Mở bài
- Giới thiệu Nam Cao, truyện Chí Phèo và chi tiết bát cháo hành.
- Giới thiệu Kim Lân, Truyện Vợ nhặt và chi tiết bát cháo cám.
B. Thân bài
a. Hình ảnh bát cháo hành:
* Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí Phèo say rượu, gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí Phèo bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn.
* Ý nghĩa:
– Về nội dung:
+ Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí phèo
+ Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng
+ Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí : gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.
– Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.
b. Hình ảnh nồi cháo cám:
* Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở cuối truyện, trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới của gia đình bà cụ Tứ.
* Ý nghĩa:
– Về nội dung:
+ Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Qua đó, tác giả đã khắc sâu sự nghèo đói, cực khổ và rẻ mạt của người nông dân trong nạn đói 1945.
+ Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ:
● Bà cụ Tứ gọi cháo cám là “chè khoán”, bà vui vẻ, niềm nở, chuyện trò với các con ->> là người mẹ nhân hậu, thương con, và có tinh thần lạc quan. Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng. Trong hoàn cảnh đói kém, mẹ con Tràng dám cưu mang, đùm bọc thị, chia sẻ sự sống cho thị. Bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, đem nồi cháo cám ra đãi nàng dâu vốn để làm không khí vui vẻ hơn.
● Vợ Tràng đã có sự thay đổi về tính cách. Hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Chứng tỏ, Thị không còn nét cách chỏng lỏn như xưa nữa mà đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.
– Về nghệ thuật: Chi tiết góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.
c. So sánh:
– Giống nhau:
+ Cả 2 hình ảnh đều là biểu tượng của tình người ấm áp.
+ Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở “Chí Phèo” là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người [bát cháo hành rất bình dị, thậm chí là nhỏ bé, tầm thường nhưng đó là lần đầu tiên Chí được cho mà không phải đi cướp giật]. Ở “Vợ nhặt”, số phận con người cũng trở nên rẻ mạt.
+ Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn.
– Khác nhau:
+ Bát cháo hành: biểu tượng của tình thương mà thị Nở dành cho Chí Phèo nhưng xã hội đương thời đã cự tuyệt Chí, đẩy Chí vào bước đường cùng. Qua đó, chúng ta thấy bộ mặt tàn bạo, vô nhân tính của XH thực dân nửa phong kiến cũng như cái nhìn bi quan, bế tắc của nhà văn Nam Cao.
+ Nồi cháo cám: biểu tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động trong nạn đói. Sau bát cháo cám, mọi người nói chuyện về Việt Minh. Qua đó, thức tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng. Như vậy ở Kim Lân có cái nhìn lạc quan, đầy tin tưởng vào sự đổi đời của nhân vật, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
d. Lí giải sự giống và khác nhau đó:
- Do hai nhà văn đều viết về người nông dân trong nạn đói 1945
Có sự khác nhau đó là do ảnh hưởng của lí tưởng Cách mạng với mỗi nhà văn. Nam Cao có cái nhìn bi quan, bế tắc về số phận của người nông dân. Kim Lân có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
C. Kết bài
+ Khái quát lại vấn đề nghị luận.
Câu 2:
-
Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần phân tích.
B. Thân bài
a. Bối cảnh truyện ngắn:
- Diễn ra vào giữa nạn đói năm 1944-1945, khiến hơn hai triệu đồng bào ta ở miền Bắc phải chịu cảnh chết đói.
- Ở xóm ngụ cư:
+ Cảnh người dân từ khắp nơi bồng bế, dìu dắt, thất thểu đi trên đường làng, ai nấy đều "xanh xám như bóng ma", người đói "ngổn ngang khắp lều chợ".
+ "người chết như ngả rạ", "không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người". Bao trùm lên toàn bộ không gian ấy là tiếng quạ kêu thảm thiết từng hồi, như một loại kèn quái dị đưa ma những kẻ xấu số, chết không có chỗ chôn.
b. Nhân vật Tràng:
- Là một người dân ngụ cư, xấu xí, và nghèo đói, tính tình vô tư không lo nghĩ, chính vì thế Tràng không có nổi một tấm vợ. Ngày ngày anh làm nghề kéo xe bò thuê để kiếm miếng ăn.
- Tuy nhiên cuộc đời khốn khó và bế tắc của Tràng bỗng có một bước ngoặt lơn khi anh "nhặt" được một cô vợ giữa buổi đói kém. Một cô vợ theo không anh chỉ sau hai lần gặp gỡ và bốn bát bánh đúc.
- Ban đầu anh cũng không có cái gọi là tình yêu trai gái gì với thị, chỉ đơn giản rằng anh đồng cảm, thương xót cho người đàn bà khốn khổ đã đói đến mức vật vờ, sắp chết nên đãi thị bốn bát bánh đúc => Lòng lương thiện, là tình người khi sống với nhau ở trên đời của Tràng.
- Khi đã thành vợ, thành chồng, Tràng cảm thấy mình có nghĩa vụ phải săn sóc và quan tâm đến cái người đàn bà đang đi bên cạnh mình. Tràng bỗng lột xác trở thành một người đàn ông tinh tế:
+ Thấy vợ rách nát tàn tạ quá, lại không có đồ đạc gì ngoài cái nón rách, anh dẫn thị vào chợ huyện mua lấy một cái thúng con và vài đồ lặt vặt.
+ Mua hai hào dầu về thắp đèn, cho cửa sáng sủa để đón thị về làm dâu.
=> Tràng bỗng nhiên trưởng thành hơn trong nhận thức, thứ tình cảm với thị không chỉ còn nằm ở lòng thương hại, mà giờ đây đã trở thành tình thân, tình yêu, thứ tình cảm ấy khiến con người ta trưởng thành, nhân hậu và tinh tế hơn hẳn.
- "Trong một lúc Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt". Tình yêu, hạnh phúc lứa đôi đã xóa mờ đi tất cả những khó khăn chất chồng, sự đe dọa của đói kém, mở ra trong lòng nhân vật những cảm xúc, những hy vọng mới mẻ, niềm tin mãnh liệt về một cuộc sống khấm khá hơn.
- Sau đêm tân hôn, Tràng về niềm hy vọng vào một cuộc sống tương lai tốt đẹp đang đón chờ của nhân vật.
- Hình ảnh "đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới" chính là giải pháp, là niềm tin, niềm hy vọng mới của Tràng, mở ra cho anh một con đường sáng, đưa cả gia đình thoát khỏi cảnh bế tắc và tối tăm.
c. Nhân vật thị:
- Không tên tuổi, quê quán, dân ngụ cư, cong cớn sưng sỉa vì miếng ăn, cuối cùng theo không anh Tràng cũng vì miếng ăn.
- Khao khát được sống, cầu được sống, thị trân trọng mạng sống của mình, thế nên thị buộc phải cong cớn, sưng sỉa để được ăn và cuối cùng là về làm vợ Tràng.
- Khi nhìn thấy cái căn chòi rách nát của Tràng thị đã không khỏi thất vọng, thở dài, thế nhưng thị chọn im lặng, quyết tâm cùng chồng vun vén, tạo dựng hạnh phúc cho gia đình.
=> Thị vẫn còn nhớ cái ân nghĩa của người chồng cho thị 4 bát bánh đúc, cứu thị khỏi chết đói, và thị cảm động bởi cái sự săn sóc của Tràng.
- Thị càng trân quý hơn cái tình cảm của bà mẹ chồng dành cho mình, bà đã không chê thị là loại con dâu theo không, trái lại còn bảo ban, săn sóc.
- Sau đêm tân hôn, thị đã dậy sớm, ra sức vun vén, thu dọn nhà cửa, đem quần áo rách ra phơi, gánh đầy hai ang nước, quét sân, trang hoàng nhà cửa, lột xác trở thành một người phụ nữ đảm đang tháo vát, biết chăm lo => Sự trân quý thứ tình thân vừa mới có được và thị muốn hết lòng vì nó.
- Trước món "chè khoán", đắng ngắt và khó khăn, thị đã giấu đi nỗi thất vọng và buồn tủi của mình cốt để bà cụ khỏi buồn, và không phá vỡ đi cái không khí gia đình đang đầm ấm, yên vui này.
- Niềm hy vọng vào cuộc sống rất mãnh liệt, thị đã nhắc đến chuyện người ta đi phá kho thóc của nhật, và lòng thị cũng dần rộn lên những suy nghĩ về việc đi cướp thóc, cải thiện cuộc sống.
d. Bà cụ Tứ:
- Nghèo khó cả đời buôn ba khốn khổ nuôi con khôn lớn, khi con lớn rồi thì bà lại cứ mãi day dứt về chuyện không thể cưới nổi vợ cho con.
- Xót xa cho cái phận mình, phận con lấy vợ ngay giữa nạn đói, không cỗ bàn, cưới hỏi, giữa cái không khí thê thảm, tiêu điều của làng xóm, lo lắng một nỗi rằng không biết rồi đôi vợ chồng có thể dìu dắt nhau qua được cái nạn đói khủng khiếp này không. = > Tấm lòng thương con sâu sắc.
- Nhanh chóng lạc quan và thông suốt bà thương con và thương cả người đàn bà đã theo con mình, phải vào bước đường cùng thì người ta mới chịu lấy con mình, vì thế bà lại càng thêm quý trọng mối nhân duyên này.
- Xuất phát từ tấm lòng của người mẹ bao dung, nhân hậu bà liên tục cho các con những lời dặn dò, động viên tinh thần để các con chăm lo làm ăn, ổn định cuộc sống, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.
- Bà cụ đã xua đi cái không khí u ám, buồn rầu của nạn đói bằng cách liên tục kể các câu chuyện vui, gieo vào lòng con trai con dâu những niềm tin, niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng với các kế hoạch làm ăn, nuôi gà,... vạch ra một chặng đường tương lai đầy hứa hẹn khiến không khí gia đình trở nên sôi nổi, hạnh phúc.
- Hình ảnh nồi chè khoán là tấm lòng của người mẹ, đang cố xua đi những cái đói, cái u ám của sự tử vong dần lan trên xóm ngụ cư.
C. Kết bài
+ Khái quát lại vấn đề.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học: Các nội dung liên quan đến chủ đề 1 Truyện ngắn và kí.
- Hoàn chỉnh các bài tập phần Luyện tập, Vận dụng (nếu chưa xong).
- Ôn tập chủ đề 2 Truyện và truyện thơ.

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: Giáo án ôn tập hè lớp 11 lên lớp 12 môn Ngữ văn kết nối tri thức, giáo án hè ngữ văn 11 lên 12 kết nối tri thức, giáo án ôn tập hè văn 11 lên 12 Kết nối tri thức