Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 7_văn bản 1_những cánh buồm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_văn bản 1_những cánh buồm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: THƠ

VĂN BẢN 1: NHỮNG CÁNH BUỒM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Yếu tố “số tiếng ở các dòng thơ” của thể thơ tự do được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

A. Các dòng thơ đều có trung bình 8 tiếng.

B. Mỗi câu có số tiếng khác nhau, không đồng đều, không theo quy luật.

C. Số tiếng ở mỗi câu khác nhau, phụ thuộc vào cấu trúc bài thơ.

D. Dòng thứ nhất và thứ hai có 7 tiếng, dòng thứ ba và thứ tư có 5 tiếng,…

Câu 2: Yếu tố “số dòng ở mỗi khổ thơ” của thể thơ tự do được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

A. Mỗi khổ thơ có số dòng thơ khác nhau.

B. Trung bình mỗi khổ thơ có 6 dòng.

C. Số dòng ở mỗi khổ phụ thuộc vào cấu trúc và nội dung của bài thơ.

D. Khổ đầu và khổ cuối chỉ có 4 dòng, các khổ ở giữa nhiều hơn.

Câu 3: Yếu tố “cách hiệp vần” của thể thơ tự do được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

A. Gieo vần theo quy tắc của thơ năm chữ.

B. Hiệp vần theo nội dung của bài thơ.

C. Cách hiệp vần không theo quy tắc, có thể có hoặc không.

D. Không hiệp vần ở khổ đầu và khổ cuối, chỉ hiệp vần ở các khổ giữa.

Câu 4: Người cha và người con trò chuyện về điều gì?

A. Về sự mênh mông, vô tận của biển khơi và khát vọng khám phá những vùng đất xa xôi.

B. Về việc ta có thể đi đến những nơi có nhà cửa, có cây cối bằng con thuyền.

C. Về những kí ức xa xưa của cha gắn liền với biển cả.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Thời gian mà hai cha con dạo chơi trên biển là khi nào?

A. Buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

B. Buổi trưa với đầy nắng và gió.

C. Buổi đêm có ánh sao lung linh khắp trời.

D. Buổi sớm mai, sau một trận mưa đêm, có ánh Mặt Trời rực rỡ.

Câu 6: Không gian mà hai cha con dạo chơi trên biển là gì?

A. Sóng đánh dữ dỗi, gió thổi như cuồng phong.

B. Bãi cát mịn, biển trong xanh.

C. Hùng vĩ mà đầy yêu thương.

D. Cả B và C.

Câu 7: Tác giả của bài thơ “Những cánh buồm” là ai?

A. Lưu Quang Vũ

B. Hoàng Trung Thông

C. Nguyễn Đình Thi

D. Bài thơ của học sinh

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Hình ảnh “cánh buồm” nhắc đến mấy lần trong bài thơ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: Những dòng thơ nào trong bài thơ giúp em biết được bối cảnh của cuộc dạo chơi và trò chuyện của hai cha con?

(1) Ánh Mặt Trời rực rỡ biển xanh.

(2) Cát càng mịn, biển càng trong.

(3) Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.

(4) Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời.

(5) Sẽ có cây có cửa có nhà.

(6) Lời của con hay tiếng sóng thầm thì.

A. (1) - (4) - (5).                                              B. (1) - (2) - (3).

C. (2) - (4) - (6).                                              D. (3) - (5) - (6).

Câu 3: Dòng nào nêu đúng nhất diễn biến tình cảm, thái độ của người cha trong bài thơ?

A. Vui tươi - trầm ngâm - nhớ về quá khứ - yêu thương.

B. Vui tươi - yêu thương - nhớ về quá khứ - trầm ngâm.

C. Vui tươi - yêu thương - trầm ngâm - nhớ về quá khứ.

D. Vui tươi - nhớ về quá khứ - yêu thương - trầm ngâm.

Câu 4: Đọc đoạn thơ từ câu 9 đến 17. Tác giả đã sử dụng dấu câu nào để đánh dấu, báo trước lời nói của nhân vật cha và con?

A. Dấu hai chấm

B. Dấu chấm than

C. Dấu chấm lửng

D. Dấu chấm.

Câu 5: Đọc đoạn thơ từ câu 9 đến 17. Cử chỉ “mỉm cười xoa đầu con nhỏ” cho thấy tình cảm gì của cha dành cho con?

A. Sự khinh thường, chê nhạo người con.

B. Sự trìu mến, yêu thương, ân cần giảng giải cho con.

C. Sự giả dối, người cha chỉ muốn làm cho con vui lòng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đọc đoạn thơ từ câu 9 đến 17. Câu trả lời của người cha cho thấy điều gì?

A. Ông muốn can ngăn người con đừng làm điều quá với sức của mình, cái gì cũng phải từ từ.

B. Sự hiểu biết phong phú, đa dạng của người cha về biển cả.

C. Nỗi nhớ thương chỉ chực chờ để trào dâng.

D. Ông khuyến khích con tìm hiểu những vùng đất mới, nơi mà ông cũng chưa hề đi đến.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào nói đúng về cảnh cha dắt con dạo chơi trên biển?

A. Cha lạnh lùng với con, để mặc con hỏi nhưng không trả lời.

B. Con dắt cha đi theo những con tàu xa khơi.

C. Cha “lênh khênh” dắt con “tròn chắc nịch” đi trên cát và trò chuyện.

D. Cha “gầy gò” dắt con “béo ú” lướt đi trên sóng.

Câu 2: Dòng thơ nào không phải là một câu hỏi / câu nói của người con với cha?

A. Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

B. Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?

C. Cha mượn cho con buồm trắng nhé

D. Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ

Câu 3: Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì?

A. Muốn trở thành Đô đốc hải quân.

B. Muốn bán được những chiếc thuyền với giá cao để giúp đỡ gia đình, quê hương.

C. Muốn được đến những nơi “chưa hề đi đến” để khám phá những điều mới mẻ ở đó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ta có thể nhận xét gì về ước mơ của người con?

A. Ước mơ đó thể hiện khát khao và tinh thần cống hiến thân mình cho cuộc chiến trên biển cả.

B. Ước mơ đó thể hiện cái nhìn của một nhà tài phiệt tiềm năng.

C. Ước mơ đó rất hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và đẹp đẽ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đọc đoạn thơ từ câu 9 đến 17. Việc nhắc lại ba lần từ “không thấy” trong dòng thơ “Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” có tác dụng gì?

A. Góp phần diễn tả sự mênh mông, bát ngát của biển cả.

B. Làm nổi bật sự kém hiểu biết của người cha.

C. Cho thấy rằng cả cha và con đều bị mù.

D. Tạo nên sự trang nghiêm cho bài thơ.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hình ảnh “cánh buồm” tượng trưng cho điều gì?

A. Phương tiện để hiện thực hoá khát vọng được đi khắp đó đây, khám phá những điều mới mẻ của người con.

B. Nỗi nhớ về thời oanh liệt của cha ngày nào.

C. Sức mạnh của vận tải biển, thứ phương tiện giúp cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì?

A. Thời oanh liệt xưa kia. Người cha đã từng lái những con thuyền hiện đại đi khắp năm châu bốn biển.

B. Những ước mơ khi còn nhỏ. Người cha cũng từng khao khát được đi xa, đến những vùng đất mới để tìm hiểu những điều mới lạ.

C. Một kí ức không thể nào phai. Người cha đã cưới vợ trên con thuyền ngoài khơi.

D. Cả A và C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay