Giáo án ôn tập ngữ văn 7 kết nối bài 6: Ôn tập văn bản “đẽo cày giữa đường”
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 6: Ôn tập văn bản “đẽo cày giữa đường” . Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 sách kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức
BÀI 6: BÀI HỌC CUỘC SỐNGÔN TẬP VĂN BẢN “ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG”
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại truyện ngụ ngôn, về văn bản Đẽo cày giữa đường mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù:
- Đọc hiểu một văn bản thông qua câu thơ nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.
- Trách nhiệm: Có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian hay của người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
- c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt vấn đề: Từ việc mượn câu chuyện ngụ ngôn về sự tin người một cách mù quáng của anh thợ mộc, tác giả văn bản Đẽo cày giữa đường đã gửi gắm đến với chúng ta một thông điệp về chiêm nghiệm cuộc sống của ông. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Đẽo cày giữa đường”.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
- Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
- Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong văn bản Đẽo cày giữa đường.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi: + Tác giả của văn bản “Đẽo cày giữa đường” là ai? Hãy nêu một số nét về tác giả? + Văn bản thuộc thể loại gì? Nêu bố cục của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung: + Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu tả gia cảnh nhà anh thợ mộc ngày trước. + Nhóm 2: Chỉ những câu văn nói về lời khuyên của mọi người và hành động của người thợ mộc trước những lời khuyên đó. (Điền vào bảng) + Nhóm 3: Tìm những chi tiết miêu tả gia cảnh nhà anh thợ mộc ngày nay + Nhóm 4: Chỉ ra bài học người thợ mộc rút ra và bài học mà văn bản gửi tới người đọc. + Nhóm 5: Khái quát, tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN. 1. Tác giả - Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (1890 - 1942) quê quán ở Hải Dương. - Ông là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. - Ông viết nhiều thể loại như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, biên soạn sách, viết báo,… 2. Tác phẩm a. Thể loại: truyện ngụ ngôn. b. Bố cục: 4 phần - Phần 1: Từ đầu … đẽo cày mà bán: Gia cảnh người thợ mộc ngày trước - Phần 2: Tiếp … thường bày ra bán: Hành động của người thợ mộc khi nhận được lời khuyên của mọi người. - Phần 3: Tiếp … đới nhà ma sạch: Gia cảnh người thợ mộc ngày nay. - Phần 4: Còn lại: Bài học người thơ mộc rút ra và ý nghĩa của câu thành ngữ Đẽo cày giữa đường.
II. ÔN TẬP VĂN BẢN “ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG” 1. Gia cảnh của người thợ mộc ngày trước - Ngày xưa, người thợ mộc mua gỗ về để làm nghề đẽo cày mà bán à nghề kiếm sống bình thường của người nông dân Việt Nam ngày xưa. - Anh bỏ ra ba trăm quan để mua gỗ à đầu tư và bỏ ra một số tiến rất lớn. - Cửa hàng mở bên đường à vị trí thuận lợi để buôn bán. - Ai qua đó cũng ghé vào coi à kinh doanh, buôn bán thuận lợi, đông khách 2. Hành động của người thợ mộc khi nhận lời khuyên của mọi người - Người thợ mộc có 3 lần phản ứng trong câu chuyện: hai lần “cho là phải” rồi đẽo cày theo kích cỡ mới, và một lần “liền đẽo ngay” mà không suy nghĩ, tìm hiểu, cân nhắc. - Mức độ “dại” của người thợ mộc được thể hiện qua các từ ngữ: + Lần 1 cho là phải – đẽo + Lần 2 cho là phải – lại đẽo + Lần 3 liền đẽo ngay. - Lời khuyên của mọi người và hành động của người thợ mộc (Bảng đính kèm phía dưới hoạt động) 3. Gia cảnh của người thợ mộc ngày nay - Chẳng thấy ai đến mua cho một cái nào - Chẳng thấy ai nói voi đi cày ruộng. à Không một ai còn đến mua ủng hộ anh thợ mộc như ngày trước - Có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết - Bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch. à Tất cả nhưng công sức và của cải làm ra bao lâu nay đều đã tiêu tan, đẩy người thợ mộc vào tình cảnh đi đời nhà ma sạch (mất hết tất cả, hàm ý chế giễu, mỉa mai). à Người thợ mộc không bán được cày vì anh ta đẽo cày to gấp năm, gấp bảy như thường bày ra bán cho người đi cày bằng voi, nhưng trước nay chưa có ai cho voi đi cày bao giờ cả. 4. Bài học người thợ mộc rút ra và bài học gửi tới người đọc 4.1. Bài học người thợ mộc rút ra - Người thợ mộc đã tự hiểu ra sai lầm, biết rằng “dễ nghe người là dại” à không có sự suy xét, đánh giá đúng/sai, không tìm hiểu thực tế mà chỉ nghe và tin một cách mù quáng. - Hậu quả nhận lại khiến anh phải thốt lên “quá muộn rồi, không sao chữa được nữa” à sự hối hận, tiếc nuối quá muộn màng. 4.2. Bài học gửi tới người đọc - Phê phán những người hay để tai nghe làm theo thiên hạ đến nỗi mất cả cơ nghiệp à sự ra đời của thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” - Nhắc nhở mỗi người cần có chính kiến riêng của mình, không nên quá tin vào lời người khác nói.
III. Tổng kết * Nội dung - Câu chuyện viết về sự tin người một cách mù quáng của người thợ mộc dẫn đến hậu quả là anh mất hết tất cả mọi thứ. - Thông qua câu chuyện đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không được dao động. - Phải lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, suy nghĩ đúng đắn. * Nghệ thuật - Ngôn ngữ giản dị, gần gũi - Lời kể chuyện hấp dẫn - Giọng điệu mỉa mai, châm chọc |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
- Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK
PHÍ GIÁO ÁN:
- 300k/học kì - 350k/cả năm
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)