Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 6_văn bản 2_đẽo cày giữa đường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_văn bản 2_đẽo cày giữa đường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

BÀI 6: TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ

VĂN BẢN 2: ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Đẽo cày giữa đường”?

A. Nguyễn Xuân Kính

B. Trần Đăng Khoa

C. Lev Nikolayevich Tolstoy

D. Không xác định

Câu 2: Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật của truyện ngụ ngôn?

A. Con người

B. Loài vật

C. Đồ vật

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Truyện nào dưới đây không phải truyện ngụ ngôn?

A. Ếch ngồi đáy giếng

B. Thánh Gióng

C. Đẽo cày giữa đường

D. Thỏ và rùa

Câu 4: Người thợ mộc đã xử lí những lời góp ý của mọi người như thế nào?

A. Tin tưởng nhưng không làm theo lời góp ý

B. Nửa tin tưởng, nửa ngờ vực về lời góp ý

C. Tin tưởng hoàn toàn và làm theo lời góp ý

D. Tin tưởng nhưng có ý kiến phản bác lại lời góp ý

Câu 5: Đâu không phải một trong những lời góp ý dành cho anh thợ mộc?

A. Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày.

B. Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày.

C. Anh mau đẽo to gấp đôi, gấp ba như thế này.

D. Anh nên mở thêm nhiều xưởng đẽo cày.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?

A. Anh ta đều làm theo một cách mù quáng mà không có chính kiến để cân nhắc, xem xét những góp ý ấy có đúng hay phù hợp với công việc của mình như thế nào.

B. Anh ta khước từ mọi góp ý, điều đó thể hiện sự bảo thủ, cứng đầu, không chịu động não tư duy nên thất bại.

C. Anh ta làm theo lần 1 nhưng những lẫn sau thấy không hợp lí nên anh thôi.

D. Anh xoay ra chửi rủa, đánh đập những người góp ý vì toàn đưa ra những lời lẽ liên thiên.

Câu 2: Đâu là cách hiểu đúng của câu “Vốn liếng đi đời nhà ma.”?

A. Vốn liếng đi vào nha ma.

B. Vốn liếng được đưa vào nhà ma.

C. Vốn liếng hết sạch, không còn gì.

D. Tiền vốn của anh đã bị con ma cướp mất.

Câu 3: Phần số 1 của văn bản có nội dung là gì?

A. Giới thiệu tư tưởng của truyện ngụ ngôn.

B. Giới thiệu lai lịch của anh thợ mộc.

C. Giới thiệu bối cảnh câu chuyện.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Phần số 2 của văn bản có nội dung là gì?

A. Cuộc điều tra về lai lịch anh thợ mộc của những người ghé thăm cửa hàng.

B. Lời góp ý của những người ghé thăm cửa hàng và hành động của anh thợ mộc.

C. Sự tàn bạo của những người ghé thăm cửa hàng

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Phần số 3 của văn bản có nội dung là gì?

A. Hậu quả mà anh thợ mộc phải gánh chịu

B. Cái kết đẹp cho những lỗ lực của anh thợ mộc

C. Giấc mơ trở thành hiện thực

D. Hậu quả mà những người góp ý phải gánh chịu.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Bối cảnh của truyện là gì?

A. Tại một miền quê, có một anh chàng do quá nghèo nên phải đi làm nghề đẽo cày giữa đường. Anh được nhiều người góp ý về việc phải đẽo như thế nào để bán được nhiều.

B. Kể về người thợ mộc dốc hết vốn ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Do của hàng anh ta ở ngay bên vệ đường nên có nhiều người thường ghé vào xem anh ta đẽo cày và góp ý.

C. Trong một không gian tĩnh lặng của buổi ban trưa, một người thợ mộc nghe theo ý kiến của mọi người và đẽo ra một đống cày.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma.”?

A. Do anh ta không có lập trường, suy nghĩ không chín chắn, không biết kết hợp giữa ý kiến góp ý của mọi người với suy nghĩ của chính mình để cân nhắc, lựa chọn nên phải chịu hậu quả như vậy.

B. Do anh ta không có lập trường, suy nghĩ không chín chắn, không biết kết hợp giữa ý kiến góp ý của con ma với suy nghĩ của chính mình để cân nhắc, lựa chọn nên bị con ma cướp trắng số tiền.

C. Vì anh ta không làm ra được những loại cày đẹp, mẫu mã chất lượng theo ý của người dân nên không bán được hàng.

D. Văn bản không đề cập đến.

Câu 3: Những bài học nào có thể rút ra từ câu chuyện này?

A. Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người phải biết giữ lập trường, quan điểm vững vàng, kiên định và bền chí để đạt được mục tiêu của mình.

B. Khi đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên dao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe một cách chọn lọc, có cân nhắc, suy nghĩ đúng đắn.

C. Nếu ta làm nghề đẽo cày hay buôn bán thì không nên nghe theo ý kiến của người khác.

D. Cả A và B.

Câu 4: Ý nghĩa chính của thành ngữ “đẽo cày giữa đường” là gì?

A. Hàm ý chế những kẻ không có lập trường, chính kiến của bản thân, luôn thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.

B. Nếu muốn đẽo cày ta phải ra giữ đường mới đẽo được.

C. Chỉ sự ngôn ngoan mưu mẹo, biết cách lừa trên dối dưới để đạt được mục đích một cách dễ dàng.

D. Tuỳ từng ngữ cảnh, có thể là A hoặc B hoặc C.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Đâu là một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện “Đẽo cày giữa đường”?

A. Có một bạn chỉ mới là học sinh giỏi trong lớp nhưng cứ nghĩ rằng mình là giỏi nhất cả khối nên chủ quan không tập trung vào việc học; đến cuối kỳ, kết quả lại thua xa các bạn cùng lớp.

B. Thấy nhiều em nhỏ rơi xuống ao và đuối nước, anh X thấy thế liền lao xuống cứu các em bất chấp thời tiết giá rét.

C. Có những kiểu người “ba phải”, nghe ai nói đúng hay sai gì cũng gật đầu mà không có chính kiến của bản thân nên bị người đời chê trách.

D. Tất cả các đáp án trên.

=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 1. Đẽo cày giữa đường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay