Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 6: Văn bản. Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Văn bản. Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

VĂN BẢN.       ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG,

                                                        ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG,

     CON MỐI VÀ CON KIẾN

(23 câu)

1.    NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Ngụ ngôn là gì?

Trả lời:

Là truyện kể có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân xử thế, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người. Có một số truyện ngụ ngôn gây cười nhưng cũng ngụ ý bóng gió, kín đáo khuyên nhủ, răn dạy con người.

Câu 2: Em hãy tìm hiểu nguồn gốc của truyện ngụ ngôn.

Trả lời:

Một bộ phận truyện ngụ ngôn có nguồn gốc từ truyện kể loài vật. Đến khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.

Câu  3: Sau khi đọc ba văn bản, em thấy ngụ ngôn có những đặc trưng như thế nào?

Trả lời:

Truyện ngụ ngôn thường có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích):

Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện

Nghĩa bóng: là ý sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống.

Câu 4: Nội dung chính của truyện ngụ ngôn là gì?

Trả lời:

- Đả kích giai cấp thống trị: Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...

- Phê phán thói hư tật xấu của con người: Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo…

- Những bài học, kinh nghiệm rút ra từ thực tế cuộc sống: Thầy bói xem voi, Đẽo cày giữa đường, Mèo lại hoàn mèo…

Câu 5:  Em hãy liệt kê một vài truyện ngụ ngôn em biết và đọc qua.

Trả  lời:

- Con quạ thông minh

- Lừa và ngựa

- Lừa và hổ

2.    THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Em hãy giới thiệu về tác giả Trang Tử của “Ếch ngồi đáy giếng”

Trả lời:

- Trang Tử (khoảng năm 369 - 286 trước Công nguyên) là một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc. 

- Ông cũng là một nhà văn tài hoa xuất chúng. Sách của Người viết ra, chẳng cần triều đình, đế vương giới thiệu như các văn sĩ khác, cũng được tuyệt đại đa số trí thức ưa chuộng.

- Cuốn sách Trang Tử (tên gọi khác: Nam Hoa kinh) của ông vừa chứa đựng những tư tưởng triết học uyên bác, và đậm chất văn chương với nhiều mẩu chuyện sinh động, mang tính ngụ ngôn sâu sắc. 

Câu 2: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Nam Hương của “Con mối và con kiến”

Trả lời:

- Nam Hương( 1899-1960)

- Quê quán: Hà Nội

- Phong cách sáng tác: ông sáng tác nhiều tác phẩm thuộc thơ ngụ ngôn

- Tác phẩm chính: Giương thế sự(1920), Ngụ ngôn mới (1935), Tập thơ Bài hát trẻ con (1936)

 

Câu 3: Thể loại chung của ba tác phẩm là gì?

Trả lời:

Thể loại: ngụ ngôn

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của ba tác phẩm là gì?

Trả lời:

PTBD: tự sự, biểu cảm.

Câu 5: Em hãy tìm hiểu về xuất xứ của ba tác phẩm trên.

Trả lời:

- Đẽo cày giữa đường: Tác phẩm Đẽo cày giữa đường được trích trong Truyện cổ nước Nam, tập I, Thăng Long, 1958 trang 101-102.

- Ếch ngồi đáy giếng: Truyện Ếch ngồi đáy giếng được trích trong thiên Thu thuỷ (thiên thứ 17) của sách Trang Tử.

- Con mối và con kiến: Tác phẩm trích Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III

 

Câu 6: Tóm tắt ba tác phẩm bằng một vài câu văn ngắn.

Trả lời:

- Đẽo cày giữa đường:

     Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường kể về một người thợ mộc đẽo cày bên đường, luôn nghe theo lời người qua đường mà đẽo cày theo ý người khác, mỗi người một ý nên anh ta vừa không bán được cày, vừa hỏng gỗ, mất cả cơ nghiệp.

- Ếch ngồi đáy giếng:

     Một con ếch cảm thấy cuộc sống của mình bên trong cái giếng nhỏ là sung sướng, tự do nhất đời, mời con rùa biển đông vào giếng chơi cho biết. Con rùa không thể chui vừa cái giếng nhỏ, bèn nói cho ếch nghe về sự rộng lớn của biển đông. Con ếch nghe về biển bèn mới thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

- Con mối và con kiến:

 Tác phẩm kể về cuộc đối thoại giữa kiến và mối. Mối lười biếng nhưng có  thói huênh  hoang kêu ngạo ta đây, chê cười kiến đang miệt mài làm việc

Câu 7: Em hãy chia bố cục mỗi tác phẩm và nêu nội dung chính mỗi đoạn.

Trả lời:

- Đẽo cày giữa đường có bố cục gồm 2 phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “bày ra bán”: Người thợ mộc cùng những lời khuyên của người qua đường.

+ Phần 2: Còn lại: Hậu quả của việc “đẽo cày giữa đường” của anh thợ mộc

-  Ếch ngồi đáy giếng có bố cục gồm 2 phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “coi cho biết” : Cuộc sống của con ếch bên trong giếng sụp.

+ Phần 2: Còn lại: Con rùa cho ếch biết về cuộc sống của mình ngoài biển đông.

- Bố cục tác phẩm Con kiến và mối

+ Phần 1: Từ đầu…béo trục béo tròn: lời chế giễu của mối đối với kiến

+ Phần 2: Còn lại: lời đối đáp của kiến

3.    VẬN DỤNG  CAO (7 câu)

Câu 1: Em hãy nêu nguyên nhân mà anh thợ mộc không bán được cày trong tác phẩm “đẽo cày giữa đường”

Trả lời:

Nguyên nhân trực tiếp: 

+ Do không có người mua.

+ Không có ai nói voi đi cày ruộng.

Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do bản tính anh nông dân hiền lành, dễ tin người, thiếu hiểu biết, không có chính kiến của riêng mình.

Câu 2: Bài học được rút ra thông qua câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” là gì?

Trả lời:

+ Phải luôn tin tưởng vào bản thân, học cách chủ động và có chính kiến của mình trong bất cứ công việc nào.

+ Cần tránh việc để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc của mình.

Câu 3: Em hãy nêu hoàn cảnh của ếch khi ngồi trong giếng trong tác phẩm “Ếch ngồi đáy giếng”

Trả lời:

Hoàn cảnh:

+ Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ.

+ Hàng ngày, Ếch cất tiếng kêu “ồm ộp” khiến các con vật kia rất sợ.

→ Không gian chật hẹp. Cuộc sống đơn giản, trì trệ.

→ Ếch tự thấy mình oai như một vị chúa tể; bầu trời chỉ bằng cái vung. Ếch hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo.

→ Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.\

Câu 4: Khi ra khỏi giếng, ếch như thế nào?

Trả lời:

Không gian mở rộng

+ Ếch có thể “đi lại khắp nơi”.

+ Nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý đến xung quanh.

→ Ếch bị một con trâu giẫm bẹp.

→ Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại.

Câu 5: Bài học và ý nghĩa rút ra từ câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” là gì?

Trả lời:

Bài học rút ra:

+ Dù hoàn cảnh môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.

Ý nghĩa:

+ Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹn mà lại huênh hoang.

Câu 6: Em hãy tìm hiểu về tình huống truyện trong “Con mối và con kiến”

Trả lời:

- Lời đối đáp giữa kiến và mối

+ Kiến đang mải mê làm việc

Mối ngồi trong nhà trông ra

- Thái độ của mối ra vẻ ta đây,  chế giễu khi kiến làm việc

+ Tội tình gì lao khổ lắm thay

- Chê kiến kiếm ăn suốt ngày nhưng ốm yếu, tự hào mình ngồi không béo tốt

- Ra vẻ ta đây

Ở ăn ghế chéo bàn tròn

+Nhà cao cửa rộng, tù hòm thiếu đâu

- Sự đối đáp khá tài tình của kiến trước sự chế giễu của mối

+ Hễ có làm thì mới có ăn

- Kiến lên án, vạch tội lối sống của loài mối

+ Các anh chẳng vun thu xứ sở

+ Cứ đục vào xứ sở mà xơi

- Kiến đã đưa ra hậu quả của việc mà mối làm

+ Nhà kia đổ xuống đi đời các anh

Câu 7: Bài học rút ra từ “Con mối và con kiến” là gì?

Trả lời:

- Ở đời có làm mới có ăn, đừng biến mình thành kẻ lười biếng đi cười nhạo người khác

- Mọi việc trong cuộc sống đều có luật nhân quả, nó sẽ không trừ một ai

4.    VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Em hãy nêu giá trị nội dung của ba tác phẩm.

Trả lời:

- Đẽo cày giữa đường:

Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kỹ nhưng yêu cần cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười

- Ếch ngồi đáy giếng:

Câu chuyện thông qua hiểu biết hạn hẹp của con ếch, chỉ sống trong giếng sụp, môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết, dễ trở nên nông cạn, chủ quan. Biển đông đại diện cho kho tàng tri thức, những bí ẩn của không gian rộng lớn không dễ chinh phục nó, không dễ vì thời gian, hoàn cảnh mà bị thay đổi.

- Con mối và con kiến:

 Phê phán tính lười biếng nhưng còn tự cao của mối.

Câu 2: Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường

Trả lời:

Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” nhằm phê phán những người không có chính kiến, dễ bị tác động và thay đổi theo quan điểm của người khác. Không chỉ vậy, thành ngữ còn muốn khuyên con người ta cần phải biết phân tích và đánh giá một vấn đề, có chính kiến của bản thân. Không chỉ đúng đắn trong quá khứ, mà đến ngày nay thành ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị. Liên hệ với đối tượng học sinh, chúng ta cần có quan điểm riêng, tránh “gió chiều nào theo chiều ấy”. Mỗi người nếu không muốn “đẽo cày giữa đường”, cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng cho những suy nghĩ, quyết định của mình, từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác. Như vậy, câu thành ngữ trên tuy ngắn gọn nhưng thật giàu ý nghĩa.

Câu 3: Đoạn văn cảm nhận truyện Ếch ngồi đáy giếng

Trả lời:

Khi đọc truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, tôi đã rút ra nhiều bài học quý giá. Truyện kể về con ếch sống lâu năm trong một cái giếng sâu. Xung quanh, những con vật nhỏ bé luôn sợ hãi mỗi khi ếch cất tiếng kêu. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại và cất tiếng kêu. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, không để ý xung quanh nên bị một con trâu giẫm bẹp. Câu chuyện về con ếch nhằm phê phán những người có hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, kiêu ngạo. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ rằng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta luôn cần có cái nhìn toàn diện, đa chiều. Truyện ngắn gọn, nhưng lại chứa đựng bài học sâu sắc. Tôi cảm thấy rất yêu thích truyện ngụ ngôn này.

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về văn bản Con mối và con kiến

Trả lời:

Bài thơ ngụ ngôn mượn câu chuyện của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối sống của nhiều người trong xã hội. Con mối với lối sống chỉ muốn đục rỗng tủ hòm, ngồi yên một chỗ đại diện cho những người không muốn lao động, sợ vất vả, chỉ muốn hưởng thụ trước mắt. Những chú kiến sẵn sàng làm việc, dù vất vả nhưng luôn chủ động lo xa, vì đàn tổ đại diện cho những người không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người. Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay