Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 6: Ếch ngồi đáy giếng
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Ếch ngồi đáy giếng sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN. ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNGI. TÌM HIỂU CHUNG
- Đọc – kể tóm tắt
- Thể loại: truyện ngụ ngôn
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu … một lát coi cho biết?: Lời của con ếch kể về cuộc sống khi ở trong giếng.
+ Phần 2: Còn lại: Lời của rùa lớn biển đông nói về cuộc sống ở ngoài giếng.
- Tác giả
- Tên: Trang Tử
- Năm sinh – năm mất: khoảng năm 369 – 286 trước Công nguyên.
- Quê quán: Đất Mông (thuộc tỉnh Hà Nam), Trung Quốc
- Thể loại sáng tác: kinh thư, sử ký.
- Tác phẩm tiêu biểu Sử kí Tư Mã Thiên, Nam hoa kinh,…
- Tác phẩm
- Trích Thu Thủy (thiên thứ 17) của sách Trang Tử.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
- Lời của con ếch kể về cuộc sống khi ở trong giếng.
- Không gian: Trong một cái giếng sụp
- Người kể chuyện: Con ếch nhỏ
- Người nghe kể: Con rùa lớn biển đông.
- Ếch cảm thấy sung sướng vì:
+ Có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm của ếch, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân ếch tới mắt cá: Sung sướng vì có cuộc sống tự do tự tại
+ Những con lăng quăng, cua, nòng nọc không con nào sung sướng bằng ếch: Sung sướng vì thấy những con vật khác không bằng mình
+ Một mình ếch chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp: Sung sướng vì tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng.
+ Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết?: Sung sướng đến mức khoe khoang với rùa về “thế giới trong giếng” của mình.
=> Nhận xét:
- Ếch vui vẻ, kể về một cuộc sống tự do trong giếng.
- Ếch cảm thấy bản thân mình đang sống trong môi trường tuyệt vời nhất, không có môi trường nào có thể thỏa mãn nó hơn được.
- Ếch mời gọi con rùa vào xem giếng xem có đúng như những gì mình bảo không
- Lời của rùa lớn biển đông nói về cuộc sống ở ngoài giếng.
- Cuộc sống ở biển đông qua lời kể của con rùa:
+ Biển đông mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn đã thấm gì
Sử dụng những từ láy mênh mông, thăm thẳm để nói về sự rộng lớn, bao la của biển đông.
+ Thời vua Vũ: mười năm thì chín năm lụt, mực nước biển không lên
+ Thời vua Thanh: tám năm thì bảy năm hạn hán, bờ biển không lùi ra xa.
Lấy dẫn chứng của hai thời vua Vũ – Thanh để nói về sự cạn kiệt, tàn phá của biển đông.
+ Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi
+ Không vì mưa nhiều hay ít mà tăng giảm.
Lặp cấu trúc “Không vì” … “mà” để nói về cái vui lớn của biển đông.
=>Qua lời kể của rùa biển, có thể thấy biển đông khác xa so với những gì mà con ếch tưởng tượng.
- So sánh sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa
- Những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa; những ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai nhân vật
=>Môi trường sống của ếch và rùa quả thật quá khác nhau, thậm chí là đối lập nhau giữa một bên là biển đại dương mênh mông rộng lớn với một bên là đáy giếng chật hẹp nhỏ bé.
BẢNG PHẢN HỒI KẾT QUẢ THẢO LUẬN
| Ếch | Rùa |
Sự khác biệt giữa môi trường sống | - Sống trong một không gian hẹp (một cái giếng sụp). - Vận động trong không gian nhỏ hẹp (chỉ từ miệng giếng vào bên trong giếng). - Tiếp xúc với những con vật nhỏ bé (lăng quăng, cua, nòng nọc)
| - Sống ở một không gian rộng (biển) - Sống lâu (nên lớn đến nỗi không vào nổi trong giếng)
- Chứng kiến nhiều điều (rùa đã đi đây đi đó, chí ít là đã băng qua con đường từ biển tới nơi có cái giếng). |
Ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc | Chưa hề biết tới sự rộng lớn và bao điều mới lạ khác của thế giới bên ngoài . Vì vậy nên cảm thấy sung sướng với cái “thế giới” nhỏ bé mình đang sớm và thực sự choáng ngợp trước cái vĩ đại của biển. | Lùi lại (biểu thị việc không còn quan tâm đến thế giới nhỏ bé của ếch) và kể cho ếch biết về niềm sung sướng mà rùa được trải nghiệm (“cái vui lớn của biển đông”) |
- Biểu hiện của ếch khi được nghe kể về biển.
- Sơ đồ quá trình thay đổi của ếch:
Từ vui (tự hào về “thế giới” trong cái giếng của mình, tự hào về “địa vị” hơn những con vậ khác trong giếng, thỏa mãn với những điều mình có tới mức muốn giới thiệu, khoe khoang với rùa) đến khi nghe được những điều ếch chưa từng biết về biển do rùa kể.
- Khi nghe rùa kể về biển, con ếch:
+ Ngạc nhiên: Sự vĩ đại của biển nằm ngoài hiểu biết của ếch, khiến ếch hoàn toàn bất ngờ.
+ Thu mình lại: Niềm vui và niềm tự hào của ếch khi thay thế bởi cảm giác nhỏ bé trước sự vĩ đại của biển.
+ Hoảng hốt, bối rối: Cảm giác của ếch khi mất niềm tin (bối rối) vào những điều ếch đã tin và tự hào trước đây, choáng ngợp (hoảng hốt) trước những điều mới mẻ, lớn lao, vĩ đại hơn những điều ếch đã từng biết.
Những cử chỉ, hành động của ếch cho thấy ếch đã nhận ra rằng: rùa thật hiểu biết và có tầm nhìn xa, rùa nói cho nó biết về biển đông rộng lớn ngoài kia, trong khi nó thì sống trong môi trường chật hẹp, không hiểu biết nhiều bằng rùa.
III. TỔNG KẾT
- Nội dung – ý nghĩa
- Truyện kể về cuộc đối thoại giữa hai nhân vật ếch và rùa sống tại hai môi trường khác nhau.
- Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chủ ếch và lời khuyên của rùa biển, truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang.
- Truyện còn mang ý nghĩa khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan và kiêu ngạo.
- Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.
- Kết hợp từ láy và nhiều tính từ miêu tả hấp dẫn.
- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 2. Ếch ngồi đáy giếng