Giáo án tin học 9 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Tin học 9 VNEN theo mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Bộ giáo án kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô có đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo. GA tin hoc 8 vnen cv 5512

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án tin học 9 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)
Giáo án tin học 9 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)
Giáo án tin học 9 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)
Giáo án tin học 9 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)
Giáo án tin học 9 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)
Giáo án tin học 9 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)
Giáo án tin học 9 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)
Giáo án tin học 9 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)
Giáo án tin học 9 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 4: NGÔN NGỮ QUY TẮC GIAO TIẾP

VÀ VĂN HÓA ỨNG SỬ TRÊN MẠNG

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Hiểu được một bức thư điện tử phải có cấu trúc ra sao, việc giao tiếp qua email nên quy theo những quy tắc nào

- Hiểu được nên sử dụng ngôn ngữ trong sáng và có văn hóa khi giao tiếp qua mạng, nhận biết được tác hai của những ngôn từ lệch lạc thiếu văn hóa xuất hiện ở đôi chỗ trên mạng

- Biết giao tiếp, ứng xử trên mạng một cách hợp pháp, với ngôn ngữ trong sáng và có văn hóa, nêu và tiếp thu ý kiến một cách lịch sự, tôn trọng quyền riêng tư và nhân cách của người khác.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực tin học:Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất:

+ Chăm chỉ: cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập

+ Trách nhiệm: Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính, máy chiếu..

2 - HS :  Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe

c) Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Hãy xem xét tình huống sau: Bạn Nam kiểm tra hộp thư thì thấy email từ địa chỉ nguoibantot2004@xxx với nội dung: Chiều nay 13h đến nhé, nhớ mang mấy thứ đã nói".

Nam không rõ địa chỉ email này là của ai và sự việc đề cập trong đó là gì. Hôm sau bạn An, người đã gửi email, trách Nam không tới dự cuộc hợp tuần trước. Nam thanh minh rằng:

- Nội dung email không rõ ràng

- Địa chỉ email lạ, chưa từng nhận trước đây, địa chỉ nguoibantot2004 không hiện danh tính người gửi, cuối email lại không kí tên nên Nam không biết ai gửi.

An vẫn cho rằng lỗi của Nam là không email hỏi lại khi có thắc mắc.

Em đồng ý với bạn Nam hay An? qua tình huống này, theo em, một bức thư điện tử cần được viết ra sao để người nhận thư hiểu chính xác ý của người gửi?

- HS vận dụng kiến thức, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài học: Ngôn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử trên mạng

B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Cách đặt địa chỉ email

a) Mục tiêu: Hiểu cách đặt địa chỉ email một cách hợp lý

b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiếp thu, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu  học sinh đọc và nghiên cứu mục 1 và trả lời câu hỏi: Khi tạo tài khoản thư điện tử, địa chỉ email nên đặt như thế nào để hợp lý?

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Tìm hiểu SGK trả lời

Sau đó làm bài tập số 1

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Học sinh trả lời câu hỏi sau đó lấy thêm một vài ví dụ về địa chỉ email hợp lý.

Bước 4: Kết luận, nhận định

-  GV nhận xét câu trả lời và chốt lại kiến thức

1. Cách đặt địa chỉ email

Khi tạo tài khoản thư điện tử, địa chỉ email nên được đặt sao cho:

- Ngắn gọn nhưng thể hiện rõ ràng họ tên của chủ tài khoản

- Nghiêm túc, không đùa cợt

 Hoạt động 2: Cấu trúc của email và cách giao tiếp qua email

a) Mục tiêu: Hiểu được cấu trúc của email là như thế nào

b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiếp thu, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu  học sinh đọc và nghiên cứu mục 2 và trả lời câu hỏi: Email có cấu trúc như thế nào?

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Tìm hiểu SGK trả lời

Sau đó làm bài tập số 2

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Học sinh trả lời câu hỏi, đưa ra kết quả bài tập 2 các bạn khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

-  GV nhận xét câu trả lời và chốt lại kiến thức

2. Cấu trúc của email và cách giao tiếp qua email

Email thường có cấu trúc như sau:

1.Địa chỉ người nhận (Cc, Bcc nếu có nhiều người nhận)

2.Tiêu đề (Subject): Để giúp người nhận thư hiểu được mục đích của email, qua đó có thể biết được tầm quan trọng của email. Nên viết tiêu đề:

- Ngắn và súc tích, không vươt quá một dòng

Hoạt động 3: Nội dung email

a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung của email bao gồm những gì

b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiếp thu, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu  học sinh đọc và nghiên cứu mục 3 và trả lời câu hỏi: Email có cấu trúc như thế nào?

Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số quy tắc khi giao tiếp qua email bằng cách làm bài tập số 3 trang 30.SGK

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Tìm hiểu mục 3 SGK trang 29 và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Học sinh trả lời câu hỏi, các học sinh khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

-  GV nhận xét câu trả lời và chốt lại kiến thức

3. Nội dung email

Nội dung của email bao gồm:

- Lời chào mở đầu: Ví dụ: Kính gửi, thân gửi.....

- Nội dung:

- Lời chào cuối : Ví dụ: Chào bạn, thân mến, trân trọng...

- Chữ kí: nên chứa các thông tin các nhân để người nhận thư tiện liên lạc như địa chỉ nhà riêng hoặc lớp học (với học sinh), địa chỉ công tác, số điện thoại... Chữ kí thường được tạo để tự động điền vào cuối thư.

- File đính kèm (nếu cần thiết). Việc quên đính kèm file chứng tỏ sự thiếu cẩn thận của người gửi và làm phiền người nhận khiến họ phải hỏi lại.

Hoạt động 4: Ngôn ngữ giao tiếp trên mạng

a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng ngôn ngữ trên mạng sao cho phù hợp

b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiếp thu, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu  học sinh đọc và nghiên cứu mục 3 và làm bài tập số 4 trang 31 SGK.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Tìm hiểu mục 3 SGK trang 31 và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Học sinh trả lời câu hỏi, các học sinh khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

-  GV nhận xét câu trả lời và chốt lại kiến thức

Ngôn ngữ giao tiếp trên mạng

Dùng ngôn ngữ @ một cách tràn lan, thường xuyên, sẽ làm mai một khả năng viết tiếng việt một cách lành mạnh và trong sáng.

Hoạt động 5: Văn hóa ứng xử trên mạng

a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng ngôn ngữ trên mạng sao cho phù hợp

b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiếp thu, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu  học sinh đọc và nghiên cứu mục 4 và làm bài tập số 5,6 trang 32, 33 SGK.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Tìm hiểu mục 4 SGK trang 32 và làm bài tập 5 và 6

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Học sinh trả lời câu hỏi, các học sinh khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

-  GV nhận xét câu trả lời và chốt lại kiến thức

- Việc sỉ nhục, bôi bọ người khác trên mạng, đưa tin bài sai sự thật, công bố ảnh hoặc thông tin cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ đều là  những hành vi phạm pháp.

- Thực hiện những hành vi nông nổi chỉ để thu hút nhiều lượt người xem trên mạng có thể đem lại cho bản thân những hậu quả nghiêm trọng.

 

Hoạt động 6: Quyền giữ bí mật đời tư

a) Mục tiêu: Hiểu về quyền riêng tư, quyền bí mật đời tư

b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiếp thu, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu  học sinh đọc và nghiên cứu mục 5 và làm bài tập số 7 trang 33 SGK.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Tìm hiểu mục 5 SGK trang 37 và làm bài tập 5 và 6

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Học sinh trả lời câu hỏi, các học sinh khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

-  GV nhận xét câu trả lời và chốt lại kiến thức

- Việc sỉ nhục, bôi bọ người khác trên mạng, đưa tin bài sai sự thật, công bố ảnh hoặc thông tin cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ đều là  những hành vi phạm pháp.

- Thực hiện những hành vi nông nổi chỉ để thu hút nhiều lượt người xem trên mạng có thể đem lại cho bản thân những hậu quả nghiêm trọng.

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống

b) Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS thực hiện trên lớp

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Sắp đến sinh nhật của Nam. Nam muốn gửi email mời một số bạn đến chung vui cùng mình, nhưng để gây bất ngờ cho mỗi người bạn, Nam không muốn các bạn biết danh sách khách mời của Nam. Em hãy mách cho Nam chọn cách nào để gửi email có nội dung mời dự sinh nhật trong các cách sau đây:

A. Gửi email cho từng bạn trong danh sách, mỗi bạn gửi một email riêng.

B. Gửi email cho một bạn và địa chỉ các bạn khác dựa vào danh sách địa chỉ ở phần Cc của email này

C. Gửi email cho một bạn và địa chỉ các bạn khác đưa vào danh sách địa chỉ ở phần Bcc của email này.

D. Gửi email phần địa chỉ người nhận sau To để trống, tất cả địa chỉ của các bạn đưa vào danh sách địa chỉ ở phần Bcc của email.

Theo em, nếu trong mục To hoặc Cc của email trên có địa chỉ của bạn A (tức là email gửi cho A theo kiểu To hoặc Cc) thì A có biết danh sách những địa chỉ Bcc hay không? Hãy tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng nhận định của mình.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Nam nên chọn cách: C. Gửi email cho một bạn và địa chỉ các bạn khác đưa vào danh sách địa chỉ ở phần Bcc của email này

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

a) Mục tiêu: Mở rộng kiến thức, giúp HS hiểu sâu rộng hơn về kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b) Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề:

  • Em hãy tìm hiểu cách tạo chữ kí của Gmail để tạo cho mình một đoạn chữ kí đó sẽ được tự động chèn vào các email của em
  • Em hãy tìm hiểu và thử nghiệm chế độ trả lời email tự động khi đi vắng (Vacation Responder) của Gmail.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả, GV nhận xét, đánh giá.

Giáo án tin học 9 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)
Giáo án tin học 9 VNEN soạn theo công văn 5512 (cả năm)

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Tin học 9 VNEN được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình tin học 9. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: tin học 9 vnen cv 5512, GA tin 9 vnen, Giao an 5512 tin học 9 vnen, trọn bộ giao an vnen tin 9

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay