Giáo án kì 2 Tin học 9 kết nối tri thức
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Tin học 9 kết nối tri thức. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 TIN HỌC 9 KẾT NỐI TRI THỨC
- Giáo án Tin học 9 Kết nối bài 11a: Sử dụng hàm SUMIIF
- Giáo án Tin học 9 Kết nối bài 12a: Sử dụng hàm IF
- Giáo án Tin học 9 Kết nối bài 13a: Hoàn thiện bảng tính quản lí tài chính gia đình
- Giáo án Tin học 9 Kết nối bài 9b: Các chức năng chính của phần mềm làm video
- Giáo án Tin học 9 Kết nối bài 10b: Chuẩn bị dữ liệu và dựng video
- Giáo án Tin học 9 Kết nối bài 11b: Thực hành dựng video theo kịch bản
- Giáo án Tin học 9 Kết nối bài 12b: Hoàn thành việc dựng video
- Giáo án Tin học 9 Kết nối bài 13b: Biên tập và xuất video
- Giáo án Tin học 9 Kết nối bài 14: Giải quyết vấn đề
- Giáo án Tin học 9 Kết nối bài 15: Bài toán tin học
- Giáo án Tin học 9 Kết nối bài 16: Thực hành Lập chương trình máy tính
- Giáo án Tin học 9 Kết nối bài 17: Tin học và thế giới nghề nghiệp
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12a: SỬ DỤNG HÀM IF
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Hàm điều kiện IF trong phần mềm bảng tính.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực riêng:
Sử dụng được điều kiện IF trong giải quyết bài toán thực tiễn về quản lí tài chính.
3. Phẩm chất
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SBT, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
Tệp dữ liệu TaiChinhGiaDinh.xlsx tạo ra ở bài 11a được lưu trữ trên máy tính của HS.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giới thiệu quy tắc quản lí tài chính 50-30-20, giúp kiểm soát chi tiêu của gia đình hiệu quả, từ đó dẫn đến yêu cầu cần xử lí dữ liệu thực tế để biết chi tiêu của gia đình như thế nào so với quy tắc.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời và hiểu được ý nghĩa của hàm IF.
c) Sản phẩm: Câu trả lời dựa trên trải nghiệm cá nhân của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
Trong những bài học trước, em đã sử dụng hàm đếm theo điều kiện COUNTIF và hàm tính tổng theo điều kiện SUMIF để tổng hợp số liệu chỉ tiêu. Dựa trên số liệu tổng hợp, để biết việc chi tiêu đã cân đối, hợp lí hay chưa, em có thể sử dụng một số quy tắc quản lí tài chính, ví dụ quy tắc 50-30-20.
Em hãy đưa ra nhận xét về tình hình chi tiêu so với quy tắc 50-30-20.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV mời đại diện 1 HS trình bày câu trả lời.
Gợi ý trả lời:
Dựa vào quy tắc 50-30-20 có thể linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài học ngày hôm nay sẽ hướng dẫn sẽ hướng dẫn các em sử dụng hàm điều kiện IF để quản lí việc chi tiêu dựa trên quy tắc tài chính, nhằm giúp việc chi tiêu được kiểm soát hiệu quả, Bài 12a: Sử dụng hàm IF.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hàm if
a. Mục tiêu: HS chủ động khám phá tìm hiểu cách tổ chức dữ liệu trên bảng tính để đưa ra nhận xét về tình hình chi tiêu theo quy tắc 50-30-20.
b. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ hoạt động nhóm, HS thảo luận thực hiện các nhiệm vụ đã được gia để hình thành kiến thức bài học.
c. Sản phẩm học tập: Đáp án cho các câu hỏi trong nhiệm vụ nhóm.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và nêu về hàm IF và hai dạng sử dụng hàm IF thông qua hai quy tắc nhận xét để biết tình trạng chi tiêu theo quy tắc 50-30-20, từ đó nêu công thức sử dụng hàm IF cho mỗi quy tắc nhận xét, - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi củng cố kiến thức:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung mục 1 SGK tr.48 - 49, thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm xung phong phát biểu trả lời các câu hỏi. - HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Hướng dẫn trl câu hỏi HĐ1 SGK t.48 1. Cột M lưu tổng tiến của mỗi mục chỉ A, B, C trong vùng dữ liệu H2:I10. Chúng ta sử dụng hàm SUMIF để tính toán dữ liệu. Ví dụ, công thức ở ô M3 là =SUMIF($I$2:$I$10,K3,$H$2:$H$10). Cột N lưu tỉ lệ phần trăm số tiến của mỗi mục chi (tại cột M) so với tổng số tiền đã chi (tại ô H11). Vì vậy công thức tại ô N3 là =M3/$H$11*100%. 2. Quy tắc đưa ra nhận xét tình trạng chi tiêu như minh hoạ ở cột O trong Hình 12a.3 SGK dựa trên quy tắc quản lí tài chính 50-30-20 là "Nếu tỉ lệ chỉ lớn hơn 50% thì nhận xét là “Nhiều hơn", còn không thì nhận xét là “Ít hơn". Hướng dẫn trl câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.49 - Công thức tại ô O4 để nhận xét về tình trạng của mục chi Mong muốn cá nhân là =IF(N4>80%, "Nhiều hơn", "Ít hơn") - Công thức tại ô O5 để nhận xét về tình trạng của mục chi Tiết kiệm là và 05 là: =IF(N5>80%, "Nhiều hơn", "Ít hơn"). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm. Hộp kiến thức:
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Hàm IF - Dựa trên quy tắc quản lí tài chính 50-30-20, em có thể đưa ra nhận xét về tình trạng chi tiêu của mỗi mục chi. - Để điền nhận xét như minh hoạ ở các ô từ O3 đến O5 trong Hình 12a.3, em sử dụng hàm điều kiện IF. Công thức chung của hàm IF là: =IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false]). Trong đó, ý nghĩa của các tham số như sau: • logical_test: điều kiện kiểm tra. • value_if_true: giá trị trả về nếu điều kiện là đúng. • value_if_false: giá trị trả về nếu điều kiện là sai. - Trên thực tế, nhận xét về tình trạng chi tiêu có thể cần chi tiết hơn. - Trong trường hợp tiêu chí kiểm tra cần thoả mãn nhiều mức hơn, em sử dụng các hàm IF lồng nhau. Ví dụ sử dụng hai hàm IF lồng nhau cho nhận xét trên như minh hoạ trong Hình 12a.4 là =IF(N3>80%, "Nhiều quá", IF(N3>50%, "Nhiều hơn", "Ít hơn")). |
Hoạt động 2: Thực hành: Sử dụng hàm IF
a. Mục tiêu: HS thực hành sử dụng IF trong giải thích bài toán thực tế về quản lí tài chính.
b. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ hoạt động nhóm, HS thảo luận thực hiện các nhiệm vụ đã được gia để hình thành kiến thức bài học.
c. Sản phẩm học tập: Bài thực hành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hành theo nhiệm vụ: Bổ sung cột mục chi cho bảng tổng hợp khoản chi như Hình 12a.2) và tạo bảng dữ liệu tổng hợp các mục chi (như Hình 12a.3). - GV thực hiện từng bước hướng dẫn các nhóm HS làm theo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 2 SGK tr.50, vận dụng kiến thức, kĩ năng để thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm; hướng dẫn, định hướng (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 2. Thực hành: sử dụng hàm IF a) Tạo bảng dữ liệu - Mở bảng tính TaiChinhGiaDinh.xlsx, nháy chuột chọn trang tính Chi tiêu. - Tại cột I, bổ sung tiêu đề cột Mục chi và nhập dữ liệu cho cột này. - Trong vùng dữ liệu K1:O5, tạo bảng dữ liệu tổng hợp mục chi. - Lưu bảng tính. b) Tính Tổng chi và Tỉ lệ của mỗi mục chi - Ta có tổng chi của mỗi mục chỉ ở cột M được lấy từ dữ liệu các khoản chỉ trong bảng ở Hình 12a.2, vì vậy cần sử dụng hàm SUMIF để tính tổng theo từng mục. - Tại ô M3, nhập công thức =SUMIF($I$2:$I$10,K3,$H$2:$H$10) để tổng hợp số tiền của mục Nhu cầu thiết yếu. - Sao chép công thức của ô M3 sang các ô M4 và M5 để tính tổng chi của các mục chi còn lại. - Tỉ lệ ở cột N là tổng chi của mỗi mục chi so với tổng tiền của tất cả các khoản (lưu tại ô H11). Vì vậy, em nhập công thức tại ô N3 là =M3/$H$11*100%. - Sao chép công thức của ô N3 sang các ô N4 và N5 để tính tỉ lệ của các mục chỉ còn lại. c) Điền nhận xét vào cột Trạng thái của từng mục chi - Tại ô O3, nhập công thức =IF(N3>50%, "Nhiều hơn", "Ít hơn") để điền nhận xét của mục Nhu cầu thiết yếu. - Tại ô O4, nhập công thức =IF(N4>30%, "Nhiều hơn","Ít hơn") để điền nhận xét của mục Mong muốn cá nhân. - Tại O5, nhập công thức =IF(N5>20%, "Nhiều hơn", "Ít hơn") để điền nhận xét của mục Tiết kiệm. - Lưu bảng tính. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13a: HOÀN THIỆN BẢNG TÍNH QUẢN LÍ TÀI CHÍNH GIA ĐÌNH
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Dữ liệu tham chiếu trong các trang tính khác.
Trực quan hoá dữ liệu bằng biểu đồ
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực riêng:
Tạo được trang tính tổng hợp thông tin thu, chi gia đình.
Hoàn thiện bảng tính quản lí tài chính gia đình.
3. Phẩm chất
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SBT, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
Tệp dữ liệu TaiChinhGiaDinh.xlsx tạo ra ở bài 12a được lưu trữ trên máy tính của HS.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Cung cấp yêu cầu cần giải quyết của bài toán tài chính gia đình cần cân đối thu, chi, giúp kiểm soát chi tiêu gia đình hiệu quả.
b) Nội dung: GV tổ chức thảo luận để HS hiểu ý nghĩa của việc cần tổng hợp, cân đối thu chi, từ đó hiểu ý nghĩa của bài học.
c) Sản phẩm: Câu trả lời dựa trên trải nghiệm cá nhân của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
Dự án sử dụng bảng tính điện tử quản lí tài chính gia đình đã hoàn thành các trang tỉnh Thu nhập và Chi tiêu. Theo em, để cân đối thu, chi, giúp kiểm soát chi tiêu gia đình hiệu quả, bảng tính cần bổ sung thông tin gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV mời đại diện 1 HS trình bày câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học mới: Chúng ta cần có trang tính tổng hợp thu chi và trực quan hoá dữ liệu thu, chi bằng biểu đồ để kiểm soát chi tiêu gia đình hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 13a: Hoàn thiện bảng tính quản lí tài chính gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trang tính tổng hợp dữ liệu tài chính gia đình
a. Mục tiêu: HS chủ động khám phá kiến thức để tìm hiểu cách tổ chức dữ liệu trên bảng tính trong đó, dữ liệu trên một trang tính (tổng hợp) được tham chiếu đến các trang tính khác.
b. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ hoạt động nhóm, HS thảo luận thực hiện các nhiệm vụ đã được gia để hình thành kiến thức bài học.
c. Sản phẩm học tập: Đáp án cho các câu hỏi trong nhiệm vụ nhóm.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và tìm hiểu cách tổ chức dữ liệu trên bảng tính, trong đó dữ liệu trên một trang tính (tổng hợp) được tham chiếu đến các trang tính khác. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi củng cố kiến thức:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung mục 1 SGK tr.52 - 53, thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm xung phong phát biểu trả lời các câu hỏi. - HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Hướng dẫn trl câu hỏi HĐ1 SGK t.53 1. Mối liên hệ về dữ liệu của trang tính Tổng hợp ở Hình 13a.3 với hai trang tính Thu nhập và Chi tiêu ở Hình 13a.1 và Hình 13a.2 trong SGK là: - Số tiền Thu nhập (ô B14) của trang tính Tổng hợp được lấy từ ô H7 của trang tính Thu nhập. - Số tiền Chỉ tiêu (ô B15) của trang tính Tổng hợp được lấy từ ô H11 của trang tính Chi tiêu. 2. Trong trang tính Tổng hợp: - Công thức để tính tổng thu nhập ở ô B14 là = "Thu nhập'! H7. – Công thức để tính tổng số tiền chi tiêu ở ô B15 là ='Chỉ tiêu! H11. Hướng dẫn trl câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.53 1. Hình 13a.4 là công thức lấy tổng tiền thu nhập từ trang tính Thu nhập đưa vào trang Tổng hợp. vào vị trí tương ứng của Hình 13a.4 là: 1. Tên trang tính, 2. Dấu chấm than và 3. Địa chỉ ô. 2. Trong một bảng tính có chứa nhiều trang tính, nếu công thức tham chiếu đến địa chỉ ô ở một trang tính khác, thì địa chỉ ô đó gồm ba thành phần lần lượt là 1. Tên trang tính, 2. Dấu chấm than và 3. Địa chỉ ô. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm. Hộp kiến thức:
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Trang tính tổng hợp dữ liệu tài chính gia đình - Từ hai nguồn dữ liệu trong hai trang tính Thu nhập và Chi tiêu, em có thể tổng hợp thông tin một cách trực quan để kịp thời điều chỉnh các khoản thu, chi. - Trong bảng tính quản lí tài chính gia đình, ở trang tính Tổng hợp, tống tiền thu nhập ở ô B14 chính là giá trị ở ô H7 trong trang tỉnh Thu nhập, tống tiền chi tiêu ở ô B15 chính là giá trị ở ở H11 trong trang tính Chỉ tiêu. - Trong trang tính Tổng hợp, Giá trị NET là số tiền chênh lệch giữa thu và chi. Giá trị NET nhỏ sẽ cho thấy gia đình đang chi tiêu nhiều, cần được báo động để tất cả các thành viên thực hiện tiết kiệm. |
Hoạt động 2: Thực hành: Hoàn thiện bảng tính quản lí tài chính gia đình
a. Mục tiêu: HS thực hành: Hoàn thiện bảng tính quản lí tài chính gia đình.
b. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ hoạt động nhóm, HS thảo luận thực hiện các nhiệm vụ đã được gia để hình thành kiến thức bài học.
c. Sản phẩm học tập: Bài thực hành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hành theo nhiệm vụ: Tính tổng thu thập và chi tiêu, bổ sung trang tính Tổng hợp để cân đối thu chi như Hình 13a.1, Hình 13a.2 và Hình 13a.3. - GV thực hiện từng bước hướng dẫn các nhóm HS làm theo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 2 SGK tr.53, vận dụng kiến thức, kĩ năng để thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm; hướng dẫn, định hướng (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 2. Thực hành: Hoàn thiện bảng tính quản lí tài chính gia đình a) Tính tổng số tiền trong trang tỉnh Thu nhập và Chi tiêu - Mở bảng tính TaiChinhGiaDinh.xlsx, chọn trang tính Thu nhập. Tại ô H7, nhập công thức =SUM(H2: H6) để tính tổng số tiền thu nhập. - Nháy chuột chọn trang tính Chỉ tiêu. - Tại ô H11, nhập công thức =SUM(H2:H10) để tính tổng số tiền đã chi tiêu. - Lưu tệp. b) Tạo trang tính Tổng hợp - Tạo thêm một trang tính mới, đặt tên trang tính là Tổng hợp. Tại ô A1, nhập tiêu đề bảng tính là Cân đối thu chi, - Tạo bảng dữ liệu trong vùng A13:B16, trong đó công thức tại ô B14 và B15. - Công thức tại ô B16 là =B14-B15. - Tạo biểu đồ cột hiển thị trực quan giá trị thu và chỉ: + Chọn vùng dữ liệu tạo biểu đồ là A13:B15. + Trong dải lệnh Insert, ở nhóm lệnh Charts, chọn dạng biểu đồ Clustered Column. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 TIN HỌC 9 KẾT NỐI TRI THỨC
- Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 kết nối Bài 10a: Sử dụng hàm COUNTIF
- Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 kết nối Bài 11a: Sử dụng hàm SUMIF
- Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 kết nối Bài 12a: Sử dụng hàm IF
- Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 kết nối Bài 13a: Hoàn thiện bảng tính quản lí tài chính gia đình
- Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 kết nối Bài 9b: Các chức năng chính của phần mềm làm video
- Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 kết nối Bài 10b: Chuẩn bị dữ liệu và dựng video
- Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 kết nối Bài 13b: Biên tập và xuất video
- Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 kết nối Bài 14: Giải quyết vấn đề
- Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 kết nối Bài 15: Bài toán tin học
- Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 kết nối Bài 17: Tin học và thế giới nghề nghiệp
CHỦ ĐỀ 5. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
BÀI 14: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
(12 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)
Câu 1: Quá trình giải quyết vấn đề thường được thực hiện qua mấy bước?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 2: Thế nào là Phân tích vấn đề?
A. Là xác định những yếu tố đã cho và kết quả cần đạt.
B. Là triển khai giải pháp đã chọn.
C. Là phân chia vấn đề thành những vấn đề nhỏ hơn.
D. Là lựa chọn cách giải quyết vấn đề và trình bày giải pháp đó một cách cụ thể, rõ ràng.
Câu 3: Thế nào là Thực hiện giải pháp?
A. Là xác định hiệu quả, phát hiện nhược điểm của giải pháp để cải tiến.
B. Là triển khai giải pháp đã chọn để đạt được mục tiêu đặt ra.
C. Là dựa trên nhận định ở bước phân tích vấn đề, tìm kiếm và lựa chọn cách giải quyết vấn đề.
D. Là xem xét từng khía cạnh của vấn đề, đưa ra nhận định để tìm cách giải quyết.
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Em hãy sắp xếp các bước giải quyết vấn đề sau theo đúng thứ tự.
1. Thực hiện giải pháp.
2. Tìm hiểu vấn đề.
3. Lựa chọn giải pháp.
4. Đánh giá kết quả.
5. Phân tích vấn đề.
A. 2 5 3 1 4.
B. 2 3 1 5 4.
C. 2 1 5 3 4.
D. 2 5 1 3 4.
Câu 2: Xem xét hiệu quả đạt được khi thực hiện giải pháp để cải tiến hoặc phát hiện những giải pháp mới là nội dung của bước nào trong quá trình giải quyết vấn đề?
A. Lựa chọn giải pháp.
B. Phân tích vấn đề.
C. Đánh giá kết quả.
D. Thực hiện giải pháp.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Robot là một thuật toán.
B. Thuật toán bám tường là một trong những giải pháp thoát khỏi mê cung.
C. Giải pháp thoát khỏi mê cung cần phải được mô tả một cách rõ ràng sao cho tại mỗi bước đi của nó, robot biết được phải đi theo hướng nào mà không bị nhầm lẫn.
D. Trong thuật toán bám tường (bên phải), robot sẽ ưu tiên đi con đường phía tay phải, nếu không có đường nó mới lần lượt chọn lối đi thằng hoặc dừng lại.
Câu 1: Phương án nào sau đây không phải là một lựa chọn của robot khi tìm đường thoát khỏi mê cung theo quy tắc ưu tiên từ phải sang trái?
A. Nếu cả phía phải và phía trước đều có tường thì quay sang trái để chọn lại hướng.
B. Nếu phía phải không có tường (nghĩa là có đường đi phía bên phải) thì rẽ phải.
C. Nếu phía phải có tường mà phía trước không có (đi thẳng được) thì rẽ trái.
D. Nếu phía phải có tường mà phía trước không có (đi thẳng được) thì đi thẳng.
Câu 2: Phương pháp giải quyết vấn đề có thể được mô tả dưới dạng thuật toán bằng những phương pháp nào?
A. Vẽ sơ đồ tư duy hoặc sơ đồ khối.
B. Liệt kê các bước hoặc tạo bảng tính.
C. Sử dụng ngôn ngữ lập trình hoặc vẽ sơ đồ tư duy.
D. Liệt kê các bước hoặc vẽ sơ đồ khối.
Câu 3: Những cấu trúc nào đã được sử dụng để mô tả thuật toán bám tường theo phương pháp liệt kê các bước?
A. Cấu trúc lặp với số lần biết trước và cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
B. Cấu trúc lặp có điều kiện và cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
C. Cấu trúc lặp có điều kiện và cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
D. Cấu trúc lặp liên tục và cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
Câu 4: Hình trong sơ đồ khối thể hiện điều gì?
A. Bắt đầu/Kết thúc chương trình.
B. Điều kiện rẽ nhánh.
C. Xử lý/Tính to
D. Trả về giá trị.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
CHỦ ĐỀ 5. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
BÀI 15: BÀI TOÁN TIN HỌC
(13 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Quy trình thanh toán tiền lương thường bao gồm mấy bước?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 2: Đầu ra của bài toán tính lương là gì?
A. Mức lương của nhân viên.
B. Tiền lương của nhân viên.
C. Số giờ làm việc trong tuần của nhân viên.
D. Số lượng nhân viên.
Câu 3: Quy trình giải một bài toán tin học bao gồm mấy bước?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 4: Bước Thực hiện giải pháp trong giải quyết vấn đề tương ứng với bước nào trong việc giải một bài toán tin học?
A. Cài đặt thuật toán.
B. Xây dựng thuật toán.
C. Gỡ lỗi và hiệu chỉnh chương trình.
D. Xác định bài toán.
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Trong quy trình thanh toán tiền lương, bước nào thường được giao cho máy tính thực hiện?
A. Lập phiếu chi lương.
B. Xây dựng công thức tính lương.
C. Chấm công.
D. Tính toán tiền lương.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quy trình giải quyết vấn đề có những bước có thể chuyển giao cho máy tính thực hiện.
B. Bài toán trong tin học là một nhiệm vụ có thể giao cho máy tính thực hiện.
C. Máy tính chỉ tính toán được với những giá trị số.
D. Bài toán tính lương còn được gọi là bài toán tin học.
Câu 3: Em hãy sắp xếp các bước giải quyết vấn đề sau theo đúng thứ tự.
1. Xây dựng thuật toán.
2. Gỡ lỗi và hiệu chỉnh chương trình.
3. Cài đặt thuật toán.
4. Xác định bài toán.
A. 4 1 2 3.
B. 4 1 3 2.
C. 1 3 4 2.
D. 3 4 1 2.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Đầu vào của bài toán giải phương trình là gì?
A. Thông báo “phương trình có vô số nghiệm”.
B. Nghiệm của phương trình (nếu có).
C. Các hệ số , , .
D. Thông báo “phương trình vô nghiệm”.
Câu 2: Đối với bài toán tìm và hiển thị giá trị lớn nhất của những số nguyên dương được nhập vào từ bàn phím, thao tác nhập giá trị của biến và xử lí giá trị đó được đặt trong một vòng lặp với điều kiện kết thúc là gì?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 3: Thuật toán tìm max mô tả bằng cách liệt kê các bước dưới đây sai ở những dòng nào?
1. | Bắt đầu |
2. | |
3. | Nhập |
4. | Lặp cho đến khi |
5. | Nếu thì |
6. |
|
7. | Nhập |
8. | Nếu thì |
9. | xuất “Không có dữ liệu” |
10. | ngược lại |
11. | xuất |
12. | Kết thúc |
A. 2, 4.
B. 5, 6.
C. 2, 5.
D. 4, 5.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: giáo án kì 2 Tin học 9 kết nối tri thức, bài giảng kì 2 môn Tin học 9 kết nối tri thức, tài liệu giảng dạy Tin học 9 kết nối tri thức