Giáo án và PPT đồng bộ Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo
Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 2. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
(Tiết 1: Hát – Bài hát Niềm vui gia đình)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi, trong sáng của bài Vui đến trường.
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
+ Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài háy, nhạc cụ,… hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Hoàn thành được các yêu cầu cần đạt trong chủ đề ; sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, động tác vận động theo bài hát, nghe nhạc,… trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã có.
- Năng lực riêng:
+ Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi, trong sáng, dịu dàng của bài Niềm vui gia đình.
+ Biết sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho bài Niềm vui gia đình.
- Phẩm chất:
+ Biết yêu thương, quan tâm và trân trọng gia đình
+ Luôn cố gắng vượt lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Dùng lời, hướng dẫn thực hành luyện tập, làm mẫu, trò chơi, vận động theo nhịp điệu, giải quyết vấn đề, hợp tác,…
- Thiết bị dạy học
- Đối với GV:
+ SGK, SGV, Giáo án.
+ Các file âm thanh của bài hát Niềm vui gia đình, đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có)
- Đối với HS: SGK, nhạc cụ tiết tấu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Giới thiệu, tìm hiểu chủ đề, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen nội dung học.
- Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe và trả lời.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu một số bức tranh, yêu cầu HS tìm ra chủ đề của những bức tranh ấy:
- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời: Chủ đề “GIA ĐÌNH”
- GV tổ chức chơi trò chơi, trình bày luật chơi: GV chia lớp thành 2 (hoặc 3) nhóm tương ứng với các dãy bàn. Khi GV nêu câu hỏi. GV lần lượt gọi các nhóm trả lời. Nhóm nào không trả lời được thì nhóm đó sẽ thua cuộc, trò chơi được diễn ra cho đến khi còn duy nhất một đội cuối cùng.
- GV đặt câu hỏi: Các em hãy kể tên các bài hát nói về chủ đề gia đình (tình cảm cha con, mẹ con, anh chị em, ông bà,…)?
- HS các nhóm lần lượt trả lời:
+ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to
+ Ba ngọn nến lung linh
+ Bố là tất cả
+ Bàn tay mẹ
+ Tổ ấm gia đình
+ Ba kể con nghe….
- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, đánh giá, công bố đội chiến thắng, dẫn dắt HS vào tiết học hát: Bài hát niềm vui gia đình.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu bài hát
- Mục tiêu: HS tìm hiểu và làm quen với giai điệu, nội dung, các đoạn…của bài hát Niềm vui gia đình.
- Nội dung: GV cho HS nghe nhạc, cùng HS tìm hiểu bài hát, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận động cơ thể (vỗ tay, giậm chân, búng tay… ) theo nhạc bài Niềm vui gia đình của nhạc sĩ Hoàng Vân. - GV đặt câu hỏi: + Bài hát Niềm vui gia đình gồm có mấy đoạn? Đó là những đoạn nào? + Bài hát nói về nội dung gì? Giai điệu của bài hát như thế nào? - GV giới thiệu cho HS biết đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Vân: Hoàng Vân sinh 24 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội. Ông là một nhạc sĩ hàng đầu của nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, ông có một sự nghiệp sáng tác phong phú với thành công trên rất nhiều thể loại. Và bài hát Niềm vui gia đình là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. - GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc, chỉ rõ các đoạn, các cao độ, trường độ đã học, các kí hiệu đặc biệt (dấu nối, dấu nhắc lại) cho HS nắm rõ. - GV cùng HS thảo luận chia câu hát - GV chỉ các đoạn lấy hơi, các chỗ khó hát… cho HS nghe lại 1 lần nữa bài hát Niềm vui gia đình. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chăm chú lắng nghe, cảm nhận âm điệu bài hát, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trả lời câu hỏi, chia sẻ cảm nhận ban đầu về bài hát. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung luyện tập. | 1. Tìm hiểu bài hát - Bài hát chia thành 2 đoạn: + Đoạn 1: Tổ ấm gia đình... cho con vào đời. + Đoạn 2: Bên nhau vui ca hát ... trong nụ cười. - Giai điệu bài hát: Trong sáng, vui tươi, dịu dàng. - Nội dung bài hát: Nói lên niềm hạnh phúc của cuộc sống, nhắn nhủ mọi người biết yêu thương trân trọng gia đình của mình. 2. Tìm hiểu đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Vân - Hoàng Vân sinh 24 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội. - Là nhạc sĩ hầng đầu của nền âm nhạc Việt Nam. - Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca xây dựng, hò kéo pháo, Quảng Bình quê ta ơi, Tôi là người thợ lò… + Bài hát Niềm vui gia đình là một trong những tác phẩm tiêu biểu về nhạc thiếu nhi. - Hình ảnh nhạc sĩ Hoàng Vân
|
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ÂM NHẠC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
CHỦ ĐỀ 6: GIAI ĐIỆU VÙNG CAO
Tiết 1. Hát “Vùng cao quê em”
- Bài hát Vùng cao quê em được viết theo điệu hát nào?
- Bài hát Vùng cao quê em do ai đặt tên và viết lời?
- Điệu hát Lượn nàng ới là dân ca dân tộc nào?
- Bài hát Vùng cao quê em được viết theo nhịp nào?
- Bài hát Vùng cao quê em có cấu trúc mấy đoạn?
- Tính chất âm nhạc của ca khúc Vùng cao quê em là gì?
- Bài hát Vùng cao quê em có nhịp độ là gì?
Tiết 2. Nhạc cụ
- Em hãy nêu cách bấm nốt Pha thăng?
- Em hãy đọc tên nốt nhạc bài thực hành số 4?
- Bài hát Vùng cao quê em được viết theo điệu hát nào, của dân tộc nào?
Tiết 3. Thường thức âm nhạc
- Sáo Mông là loại sáo như thế nào?
- Âm thanh của sáo Mông có gì đặc biệt?
- Sáo Mông có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của người Mông và trong nền văn hóa âm nhạc dân tộc?
- Tính tẩu là loại nhạc cụ gì?
- Cấu tạo của tính tẩu như thế nào?
- Cách sử dụng tính tẩu là gì?
- Âm thanh của tính tẩu có gì đặc biệt?
- Tính tẩu thường được dùng để làm gì?
- Xuân về trên bản Mèo là tác phẩm như thế nào?
- Nêu cảm nhận của em về tác phẩm Xuân về trên bản Mèo?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ÂM NHẠC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: VUI MÙA KHAI TRƯỜNG
TIẾT 1. HÁT
Bài hát: Vui đến trường
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Chủ đề “Vui mùa khai trường” nói về điều gì?
A. Học sinh.
B. Môi trường.
C. Trái Đất.
D. Thiên nhiên.
Câu 2: Đâu không phải là bài hát phù hợp với chủ đề “Vui mùa khai trường”?
A. Bụi phấn.
B. Mái trường mến yêu.
C. Trái Đất này là của chúng mình.
D. Nhớ ơn thầy cô.
Câu 3: Các bài hát nói về chủ đề “Vui mùa khai trường” là?
A. Kỉ niệm mái trường.
B. Khi tóc thầy bạc trắng.
C. Con đường đến trường.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Ai là tác giả của bài hát “Vui đến trường”?
A. Văn Cao.
B. Lê Quốc Thắng.
C. Phan Việt Phương.
D. Phạm Tuyên.
Câu 5: Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng sinh năm bao nhiêu?
A. Năm 1960.
B. Năm 1961.
C. Năm 1962.
D. Năm 1963.
Câu 6: Đâu không phải là bài hát của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng?
A. Mùa khai trường
B. Vui đến trường.
C. Mái trường mến yêu.
D. Tháng năm êm đềm.
Câu 7: Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng sinh ra ở đâu?
A. Hà nội.
B. Sài Gòn.
C. Bắc Ninh.
D. Thanh Hóa.
Câu 8: Bài hát “Vui đến trường” được viết ở nhịp
A. Nhịp 2/4.
B. Nhịp 2/3.
C. Nhịp 4/4.
D. Nhịp 6/8.
Câu 9: Bài hát “Vui đến trường” có tiết tấu như thế nào?
A. Sâu lắng.
B. Trầm buồn.
C. Da diết.
D. Rộn ràng.
Câu 10: Bài hát “Vui đến trường” có giai điệu như thế nào?
A. Vui tươi, hồn nhiên.
B. Suy tư, sâu lắng.
C. Nhẹ nhàng, da diết.
D. Hoài niệm, trầm buồn.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Bài hát “Vui đến trường” gồm có mấy phần?
A. 1 phần.
B. 2 phần.
C. 3 phần.
D. 4 phần.
Câu 2: Bài hát “Vui đến trường” truyền tải nội dung gì đến người nghe nhạc?
A. Niềm hân hoan của các em học sinh khi tới trường.
B. Niềm vui khi được bố mẹ may quần áo mới để tới trường.
C. Niềm tự hào khi được cô giáo khen thưởng trước lớp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3 Đâu là hình ảnh so sánh trong bài hát “Vui đến trường”?
A. Hương thơm ngọt ngào từng góc phố thân quen.
B. Cây xanh xanh trong nắng ấm ban mai.
C. Vui đến trường lòng rộn ràng như hoa nở.
D. Chim reo vang bao khúc hát líu lo.
Câu 4: Bài hát “Vui đến trường” thuộc chủ đề nào?
A. Vui mùa khai trường.
B. Vui bước đến trường.
C. Nhớ ơn thầy cô.
D. Bài ca yêu thương.
Câu 5: Bài hát “Vui đến trường” viết về đề tài?
A. Quê hương.
B.Vui chơi.
C. Gia đình.
D. Trường học.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Bài hát “Vui đến trường” có thể trình bày theo hình thức nào?
A. Đơn ca.
B. Song ca.
C. Tốp ca.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Trong lúc tập hát, chúng ta cần chú ý điều gì?
A. Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
B. Thể hiện biểu cảm khi hát.
C. Hát kết hợp với vận động.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Câu hát “Dưới mái trường là khoảng trời thân thương” nằm trong bài hát nào?
A. Mái trường mến yêu.
B. Vui đến trường.
C. Mùa khai trường.
D. Búp bê bằng bông.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu hát “Chim reo vang bao khúc hát líu lo”?
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa.
D. Điệp ngữ.
Câu 2: Qua bài hát “Vui đến trường”, em học được điều gì?
A. Có ý thức giữ gìn tài sản.
B. Đoàn kết, chan hòa với bạn bè.
C. Tích cực, tự giác trong học tập.
D. Tất cả các đáp án trên.
B. ĐÁP ÁN
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
1. A | 2. C | 3. D | 4. B | 5. C | 6. A | 7. B | 8. C | 9. D | 10. A |
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
1. C | 2. A | 3. C | 4. A | 5. D |
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
1. D | 2. D | 3. B |
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
1. C | 2. D |
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án âm nhạc 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo, soạn Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Âm nhạc THCS