Giáo án và PPT đồng bộ Khoa học 5 chân trời sáng tạo
Khoa học 5 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Khoa học 5 chân trời
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG
BÀI 6: NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS trình bày được:
Một số nguồn năng lượng thông dụng.
Vai trò của năng lượng trong đời sống.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
Trình bày được một số nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người, động vật, thực vật,...
Vận dụng các kiến thức đã học để xử lí được một số tình huống về năng lượng.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án.
Máy tính, máy chiếu.
Các hình ảnh, video liên quan đến bài học.
Các thẻ đáp án (A, B, C, D).
2. Đối với học sinh:
SHS, vở ghi.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về năng lượng đã học ở môn Khoa học lớp 4 và trong cuộc sống. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận về những thức ăn giàu năng lượng đã học ở môn Khoa học lớp 4. - GV đặt câu hỏi: Em hãy kể về những thức ăn giàu năng lượng mà em đã học ở môn Khoa học lớp 4 và một số nguồn năng lượng khác có ở xung quanh em. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học: Bài 6. Năng lượng và vai trò của năng lượng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Một số nguồn năng lượng. a. Mục tiêu: HS trình bày được một số nguồn năng lượng thông dụng. b. Cách tiến hành: - GV chiếu các hình từ 1 – 5 SGK trang 26, mời 1 HS đọc thông tin trong các hình trước lớp:
- GV mời 1 – 2 HS: Kể tên một số nguồn năng lượng. Các HS còn lại chú ý lắng nghe và bổ sung.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng. - GV cho HS quan sát hình ảnh một số nguồn năng lượng thông dụng được sử dụng trong cuộc sống:
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Một số nguồn năng lượng thông dụng được sử dụng trong cuộc sống như thức ăn, củi, than, dầu mỏ, mặt trời, gió, nước chảy, điện,… Hoạt động 2: Vai trò của năng lượng trong đời sống. a. Mục tiêu: HS trình bày được vai trò của năng lượng trong đời sống. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 6 SGK trang 27 và thực hiện nhiệm vụ 1: Nói tên nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của người, động vật, thực vật, máy móc,… - GV mời 1 – 2 HS trả lời nhiệm vụ 1; các HS khác chú ý lắng nghe để nhận xét.
- GV chốt lại đáp án nhiệm vụ 1. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ 2: Con người đã sử dụng năng lượng vào những việc gì trong cuộc sống hằng ngày? - GV mời đại diện 1 – 2 cặp HS trả lời câu hỏi của nhiệm vụ 2. Các cặp còn lại chú ý lắng nghe để bổ sung.
- GV nhận chung, chốt lại đáp án đúng nhiệm vụ 2. - GV cho HS xem thêm video quy trình làm muối từ nước biển (0.35s – 1.50s). GV đặt câu hỏi: Nắng càng to thì muối kết tinh nhiều hay ít? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của con người, sinh vật và các thiết bị, phương tiện, máy móc,… Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu: HS trình bày được một số nguồn năng lượng ở xung quanh. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Vẽ, viết về một số nguồn năng lượng có ở xung quanh em theo gợi ý: + Tên nguồn năng lượng. + Vai trò của những nguồn năng lượng đó trong đời sống. + Điều gì sẽ xảy ra nếu không có các nguồn năng lượng. - GV cho HS chia sẻ sản phẩm của mình với bạn bên cạnh. GV chọn một bài tốt nhất để cả lớp cùng xem.
- GV nhận xét chung, tuyên dương các HS làm tốt. - GV cho HS đọc thêm mục Em tìm hiểu thêm SGK trang 28 về phân loại năng lượng theo tiêu chí khác nhau. - GV cung cấp thêm kiến thức: + Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng được tạo ra từ các nguồn hình thành liên tục và gần như là vô hạn như ánh sáng mặt trời, mưa, gió, thủy triều,…
+ Năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng có nguồn gốc từ các tài nguyên hữu hạn, không thể tái tạo lại trong thời gian ngắn đối với quy mô sử dụng của con người như dầu mỏ, than và khí tự nhiên.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học về năng lượng và vai trò của năng lượng. b. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ các đáp án (A, B, C, D). GV tổ chức cho HS chơi trò trắc nghiệm. - GV nêu luật chơi: + GV chiếu câu hỏi, sau khi GV đọc xong câu hỏi, GV chiếu các đáp án. + Theo hiệu lệnh của GV, đại diện các nhóm lần lượt giơ thẻ đáp án của nhóm mình. + Nhóm nào trả lời được nhiều đáp án đúng nhất sẽ chiến thắng. - GV mời cả cả lớp cùng tham gia trò chơi: |
- HS thảo luận theo cặp, nhớ lại những thức ăn giàu năng lượng đã học ở môn Khoa học lớp 4. - HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: + Những thức ăn giàu năng lượng: Lạc chiên muối, thịt bò hấp, cơm tẻ, trứng gà luộc,… + Một số nguồn năng lượng khác có xung quanh em: Năng lượng mặt trời, năng lượng điện,… - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS quan sát hình, đọc thông tin: + Hình 1: o Năng lượng từ Mặt Trời sưởi ấm cho sinh vật, giúp sinh vật sống và phát triển. o Năng lượng mặt trời còn được sử dụng để tạo ra năng lượng điện, phục vụ đời sống con người. + Hình 2: Thức ăn cung cấp năng lượng cho con người hoạt động. + Hình 3: Khi đốt củi, than, năng lượng từ lửa làm chín thức ăn, đun sôi nước uống,… + Hình 4: Xăng, dầu được sản xuất từ dầu mỏ và sử dụng làm nhiên liệu, cung cấp năng lượng cho xe, máy móc, hoạt động,…. + Hình 4: Năng lượng gió và nước chảy được sử dụng để sản xuất điện, chạy thuyền buồm,… phục vụ đời sống của con người. - HS trả lời: Một số nguồn năng lượng: Năng lượng mặt trời; năng lượng từ thức ăn, từ lửa, dầu mỏ; năng lượng gió và nước chảy. - HS chữa bài. - HS quan sát các hình ảnh.
- HS ghi kết luận vào vở. - HS quan sát hình, suy nghĩ cách thực hiện nhiệm vụ 1.
- HS trả lời: Các nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người, động vật, thực vật, máy móc,… trong hình: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng điện, năng lượng từ dầu mỏ. - HS chữa bài. - HS thảo luận, suy nghĩ trả lời nhiệm vụ 2.
- HS trả lời: Con người đã sử dụng năng lượng vào những việc hằng ngày cuộc sống: + Năng lượng điện: Dùng cho các đồ dùng điện để nấu ăn, giặt quần áo, học tập, giải trí,… + Năng lượng mặt trời: Chiếu sáng, làm muối, cung cấp sự sống, sưởi ấm, làm khô quần áo, tạo điện qua tấm pin mặt trời,… + Năng lượng gió: Sản xuất điện, di chuyển buồm, thả diều,… + … - HS chữa bài.
- HS xem thêm video và trả lời câu hỏi: Nắng càng to thì muối kết tinh càng nhiều. - HS ghi kết luận vào vở.
- HS vẽ hoặc viết về một số nguồn năng lượng có ở xung quanh.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT KHOA HỌC 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 8: VẬT DẪN ĐIỆN VÀ VẬT CÁCH ĐIỆN
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Em thấy dây dẫn điện thường được làm bằng những vật liệu gì?
- Bên ngoài dây cắm điện của các vật dụng trong gia đình em được bbocj bằng vật liệu gì?
1. VẬT DẪN ĐIỆN VÀ VẬT CÁCH ĐIỆN
- Vật dẫn điện là gì?
- Vật cách điện là gì?
- Vật dẫn điện thường được làm từ vật nào?
- Vật cách điện thường được làm từ vật nào?
- Trong một đoạn dây dẫn, phần nào của dây là chất dẫn điện?
- Trong các thiết bị trong gia đình, chất cách điện được sử dụng nhiều nhất là loại vật liệu nào?
- Bộ phận cách điện của máy sấy tóc sau được làm từ vật liệu gì?
2. ỨNG DỤNG VẬT DẪN ĐIỆN VÀ VẬT CÁCH ĐIỆN
- Quan sát các đồ vật trong nhà sau đó em hãy chỉ ra trong đó bộ phận nào được làm bằng vật liệu cách điện, bộ phận nào được làm bằng vật liệu dẫn điện.
- Khi sửa điện cần chú ý chuẩn bị những gì?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Khoa học 5 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 1: THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Đất chứa có những thành phần nào?
A. Chất khoáng, chất hữu cơ, không khí, nước,…
B. Chất diệp lục, chất dinh dưỡng, khí hydro,…
C. Động vật không xương sống, khoáng chất,…
D. Đá, mùn, không khí, nước,…
Câu 2: Mùn được hình thành từ đâu?
A. Xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất.
B. Điều kiện hình thành đất.
C. Do việc xới đất và vun đất.
D. Quá trình bón phân và phân hủy xác động vật.
Câu 3: Ngoài ánh sáng mặt trời và không khí, cây còn cần gì để sống?
A. Nước và chất dinh dưỡng trong đất.
B. Nhiệt độ và khí carbon dioxide.
C. Nước và đá.
D. Chất dinh dưỡng và đá, sỏi.
Câu 4: Thành phần nào trong đất lấp đầy các khoảng trống trong đất và là thành phần quan trọng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển?
A. Mùn.
B. Không khí.
C. Nước.
D. Chất khoáng.
Câu 5: Đất mùn chứa
A. chất khoáng và chất vô cơ.
B. chất hữu cơ và chất dinh dưỡng.
C. chất khoáng và chất hữu cơ.
D. chất dinh dưỡng và chất vô cơ.
Câu 6: Đâu không phải thành phần chính có trong đất?
A. Chất khoáng.
B. Nước.
C. Đá.
D. Không khí.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là vai trò của đất đối với cây trồng?
A. Giữ cho rễ cây bám chặt vào đất.
B. Giúp cho cây đứng vững.
C. Cung cấp các chất khoáng, mùn, không khí và nước.
D. Hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Câu 2: Để cây có giá đỡ, giúp cây thẳng đứng người ta thường làm gì?
A. Cày, bừa đất.
B. Vun đất vào gốc cây.
C. Bón phân hữu cơ.
D. Ủ rơm rạ dưới đất.
Câu 3: Hoạt động nào sau đây không làm tăng vai trò của đất đối với cây trồng?
A. Xới đất, nuôi giun đất.
B. Sử dụng các sinh vật có lợi để phân hủy chất hữu cơ tạo thành mùn.
C. Vun đất vào gốc cây.
D. Trồng cây theo phương pháp thủy canh.
Câu 4: Trong thí nghiệm cho đất vào cốc thủy tinh trong suốt đang chứa nước, dùng đũa khuấy đều và để lắng sau 15 phút, phần nhẹ nổi lên trong cốc là gì?
A. Đất mùn.
B. Đất sét.
C. Chất hữu cơ.
D. Đất cát.
Câu 5: Bộ phận nào của cây lấy chất dinh dưỡng, nước, không khí từ đất?
A. Rễ cây.
B. Lá cây.
C. Thân cây.
D. Quả.
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI KHOA HỌC 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Khoa học 5 chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Chọn đáp án đúng về các thành phần của đất.
A. Chất khoáng, nước, không khí, mùn.
B. Nước, gió, phân bón, mùn.
C. Mùn, chất khoáng, nước, phân bón.
D. Nước, phân bón, không khí, mùn.
Câu 2 (0,5 điểm). Thành phần nào của đất được hình thành chủ yếu do xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất?
A. Không khí.
B. Chất khoáng.
C. Nước.
D. Mùn.
Câu 3 (0,5 điểm). Hình nào dưới đây thể hiện nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên?
A. B.
C. D.
Câu 4 (0,5 điểm). Dung dịch được tạo thành như thế nào?
A. Dung dịch được tạo thành khi hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
B. Dung dịch được tạo thành khi có hai chất lỏng hoặc chất lỏng và rắn hòa tan hoàn toàn vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất.
C. Dung dịch được tạo thành khi có hai chất rắn trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
D. Dung dịch được tạo thành khi hai hay nhiều chất rắn trộn vào nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Câu 5 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái khí?
A. Nước uống.
B. Sắt.
C. Giấm.
D. Ni-tơ.
Câu 6 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái rắn?
A. Nước.
B. Ô-xi.
C. Đá cuội.
D. Giấm ăn.
Câu 7 (0,5 điểm). Chất ở trạng thái nào có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy không gian của vật chứa?
A. Chất khí.
B. Chất lỏng.
C. Chất rắn.
D. Chất lỏng – khí.
Câu 8 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về vai trò của đất đối với cây trồng?
A. Cung cấp không khí và nước cho cây.
B. Cung cấp dinh dưỡng (khoáng và mùn) cho cây.
C. Cung cấp nước và phân bón cho cây.
D. Giữ cho cây đứng vững nhờ rễ cây bám chặt vào đất.
Câu 9 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về biện pháp bảo vệ môi trường đất?
A. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
B. Tăng cường sử dụng phân bón hóa cơ.
C. Trồng rừng và khai thác rừng hợp lí.
D. Xử lí rác thải theo quy định.
Câu 10 (0,5 điểm). Sử dụng nguồn nước, thực phẩm được nuôi trồng ở vùng đất bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể gây ra tác hại gì đến sức khỏe con người?
A. Chậm lớn hoặc bị chết.
B. Làm mất chất dinh dưỡng.
C. Phải di chuyển đến khu vực khác để sinh sống.
D. Có thể dẫn đến nhiễm độc gan, ung thư.
--------------- Còn tiếp ---------------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ khoa học 5 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Khoa học 5 chân trời sáng tạo, soạn khoa học 5 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội tiểu học