Trắc nghiệm khoa học 5 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Khoa học 5 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Khoa học 5 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm khoa học 5 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm khoa học 5 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm khoa học 5 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm khoa học 5 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm khoa học 5 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 1: THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Đất chứa có những thành phần nào?

  1. Chất khoáng, chất hữu cơ, không khí, nước,…
  2. Chất diệp lục, chất dinh dưỡng, khí hydro,…
  3. Động vật không xương sống, khoáng chất,…
  4. Đá, mùn, không khí, nước,…

Câu 2: Mùn được hình thành từ đâu?

  1. Xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất.
  2. Điều kiện hình thành đất.
  3. Do việc xới đất và vun đất.
  4. Quá trình bón phân và phân hủy xác động vật.

Câu 3: Ngoài ánh sáng mặt trời và không khí, cây còn cần gì để sống?

  1. Nước và chất dinh dưỡng trong đất.
  2. Nhiệt độ và khí carbon dioxide.
  3. Nước và đá.
  4. Chất dinh dưỡng và đá, sỏi.

Câu 4: Thành phần nào trong đất lấp đầy các khoảng trống trong đất và là thành phần quan trọng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển?

  1. Mùn.
  2. Không khí.
  3. Nước.
  4. Chất khoáng.

Câu 5: Đất mùn chứa

  1. chất khoáng và chất vô cơ.
  2. chất hữu cơ và chất dinh dưỡng.
  3. chất khoáng và chất hữu cơ.
  4. chất dinh dưỡng và chất vô cơ.

Câu 6: Đâu không phải thành phần chính có trong đất?

  1. Chất khoáng.
  2. Nước.
  3. Đá.
  4. Không khí.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là vai trò của đất đối với cây trồng?

  1. Giữ cho rễ cây bám chặt vào đất.
  2. Giúp cho cây đứng vững.
  3. Cung cấp các chất khoáng, mùn, không khí và nước.
  4. Hấp thụ ánh sáng mặt trời.

Câu 2: Để cây có giá đỡ, giúp cây thẳng đứng người ta thường làm gì?

  1. Cày, bừa đất.
  2. Vun đất vào gốc cây.
  3. Bón phân hữu cơ.
  4. Ủ rơm rạ dưới đất.

Câu 3: Hoạt động nào sau đây không làm tăng vai trò của đất đối với cây trồng?

  1. Xới đất, nuôi giun đất.
  2. Sử dụng các sinh vật có lợi để phân hủy chất hữu cơ tạo thành mùn.
  3. Vun đất vào gốc cây.
  4. Trồng cây theo phương pháp thủy canh.

Câu 4: Trong thí nghiệm cho đất vào cốc thủy tinh trong suốt đang chứa nước, dùng đũa khuấy đều và để lắng sau 15 phút, phần nhẹ nổi lên trong cốc là gì?

  1. Đất mùn.
  2. Đất sét.
  3. Chất hữu cơ.
  4. Đất cát.

Câu 5: Bộ phận nào của cây lấy chất dinh dưỡng, nước, không khí từ đất?

  1. Rễ cây.
  2. Lá cây.
  3. Thân cây.
  4. Quả.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây cần sử dụng giá đỡ để trồng cây?

  1. Trồng cây trong chậu đất.
  2. Trồng hoa trong vườn.
  3. Trồng cây trong bình nước.
  4. Trồng lúa dưới ruộng.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Vì sao động vật có thể sống được trong đất?

  1. Vì trong đất có không khí, nước và các chất dinh dưỡng.
  2. Vì trong đất có các tầng sỏi, đá.
  3. Vì động vật có thể tự sản sinh ra không khí và nước trong đất.
  4. Vì động vật có thể lấp đầy các khoảng trống trong đất.

Câu 2: Để cây đứng vững, trồng cây trong nước cần có điều kiện gì khác so với trồng cây trong đất?

  1. Trồng trong diện tích nhỏ.
  2. Phải có giá đỡ.
  3. Cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho nước.
  4. Giữ rễ cây đứng thẳng trong nước.

Câu 3: Hoạt động nào dưới đây giúp làm tăng độ màu mỡ cho đất?

  1. Vun đất vào gốc cây.
  2. Xây dựng hệ thống dẫn nước tưới cho cây.
  3. Bón phân hữu cơ.
  4. Cày, bừa đất.

Câu 4: Hoạt động diễn ra trong hình dưới đây làm thay đổi thành phần nào của đất?

 

  1. Mùn.
  2. Nước.
  3. Chất khoáng.
  4. Không khí.

Câu 5: Vì sao trong trồng trọt người ta cần cày, bừa?

  1. Để đất tơi xốp, có nhiều không khí giúp cây phát triển.
  2. Để cây có giá đỡ, giúp cây đứng thẳng.
  3. Để làm tăng chất khoáng và mùn cho đất.
  4. Để bổ sung nước cho đất.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Trong thí nghiệm thả đất vào cốc nước, ta quan sát thấy xuất hiện những bọt khí nổi lên. Thí nghiệm này chứng tỏ trong đất có thành phần nào?

  1. Không khí.
  2. Nước.
  3. Mùn.
  4. Khoáng chất.

Câu 2: Trong thí nghiệm để bình đất trực tiếp dưới ánh mặt trời, ta quan sát thấy có những giọt nước đọng phía trên bình. Thí nghiệm này chứng tỏ trong đất có thành phần nào?

  1. Khoáng chất.
  2. Mùn.
  3. Không khí.
  4. Nước.

Câu 3. Thí nghiệm sau cho biết trong đất có thành phần nào?

 

  1. Không khí.
  2. Chất hữu cơ.
  3. Nước.
  4. Khoáng chất.

 

Trắc nghiệm khoa học 5 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm khoa học 5 chân trời sáng tạo

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm khoa học 5 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm khoa học 5 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm khoa học 5 chân trời sáng tạo trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập khoa học 5 CTST

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay