Giáo án kì 2 Sinh học 12 chân trời sáng tạo
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 13: Di truyền quần thể
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 14: Di truyền học người
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài Ôn tập Chương 3
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 15: Các bằng chứng tiến hoá
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 16: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài Ôn tập Chương 4
- ………………….
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 24: Thực hành Tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 25: Hệ sinh thái
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 26: Thực hành Thiết kế hệ sinh thái
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài Ôn tập Chương 7
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 27: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 28: Phát triển bền vững
- Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài Ôn tập Chương 8
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 14: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm và vai trò của di truyền học người, di truyền y học.
- Nêu được một số phương pháp nghiên cứu di truyền người. Xây dựng được phả hệ để xác định được sự di truyền tính trạng trong gia đình.
- Nêu được khái niệm y học tư vấn. Trình bày được cơ sở của y học tư vấn.
- Giải thích được vì sao cần đến cơ sở tư vấn hôn nhân gia đình trước khi kết hôn và sàng lọc trước sinh.
- Nêu được khái niệm liệu pháp gene. Vận dụng hiểu biết về liệu pháp gene để giải thích việc chữa trị các bệnh di truyền.
- Trình bày được một số thành tựu và ứng dụng của liệu pháp gene.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu tìm hiểu về các bệnh di truyền ở người.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức đã học vào kiểm soát các bệnh di truyền.
Năng lực sinh học:
- Năng lực nhận thức sinh học:
- Nêu được khái niệm và vai trò của di truyền học người, di truyền y học.
- Nêu được một số phương pháp nghiên cứu di truyền người. Xây dựng được phả hệ để xác định được sự di truyền tính trạng trong gia đình.
- Nêu được khái niệm và vai trò di truyền y học, y học tư vấn. Trình bày được cơ sở của y học tư vấn.
- Nêu được khái niệm liệu pháp gene. Vận dụng hiểu biết về liệu pháp gene để giải thích việc chữa trị các bệnh di truyền.
- Trình bày được một số thành tựu và ứng dụng của liệu pháp gene.
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: hiểu được các bệnh di truyền ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình, an sinh xã hội nên cần tư vấn hôn nhân gia đình trước sinh và sàng lọc trước sinh.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng hiểu biết về bệnh tật di truyền để giải thích cho những người xung quanh không may mắn mắc các bệnh di truyền.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị nội dung bài mới.
- Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.
- Video về kĩ thuật chọc ối: https://youtu.be/4rqcsucDac8.
- Sơ đồ các Hình 14.1 - 14.3 và các hình ảnh liên quan đến di truyền học người và di truyền y học, một số thành tựu và ứng dụng của liệu pháp gene.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.
- Sưu tầm tài liệu, hình ảnh, video,... về di truyền học người và di truyền y học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Xác định được các vấn đề cần giải quyết và nhu cầu muốn tìm hiểu về di truyền học người và di truyền y học.
b. Nội dung: GV dẫn dắt, đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Chị X muốn kết hôn với anh A, tuy nhiên em gái anh A lại mắc bệnh hồng cầu hình liềm. Theo chị được biết đây là bệnh di truyền, do đó chị X đang rất lo lắng những đứa con sau này của mình sinh ra có mắc bệnh này hay không.
- GV mời một số HS lên đóng vai để diễn tả lại tình huống này.
- GV yêu cầu các HS khác quan sát tình huống và trả lời câu hỏi: Hãy đề xuất biện pháp giúp chị X giải quyết vấn đề này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề do GV đặt ra.
- GV quan sát, định hướng HS đến vấn đề tư vấn hôn nhân gia đình trước khi kết hôn và sàng lọc trước sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đóng kịch, thảo luận diễn tả tình huống.
- HS xung phong trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Để biết được một bệnh có di truyền cho thế hệ sau của mình hay không, hoặc bệnh di truyền đó là do gene trội hay lặn quy định, gene quy định bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này - Bài 14. Di truyền học người.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, vai trò của di truyền học người và di truyền y học
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm và vai trò của di truyền học người, di truyền y học.
b. Nội dung: GV dẫn dắt, giao nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I SGK trang 86 và tìm hiểu về Khái niệm, vai trò của di truyền học người và di truyền y học.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm, vai trò của di truyền học người và di truyền y học.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I SGK tr.91 và phân biệt khái niệm di truyền học người, di truyền y học. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi thảo luận SGK tr.91: Tại sao cần phải nghiên cứu di truyền học người? - Dựa trên câu trả lời của HS, GV yêu cầu rút ra kết luận về khái niệm và vai trò của di truyền học người và di truyền y học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu nội dung SGK và trả lời câu hỏi. - GV quan sát; gợi ý, định hướng HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác lắng nghe, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI VÀ DI TRUYỀN Y HỌC - Di truyền học người là ngành khoa học nghiên cứu về sự di truyền và biểu hiện của các tính trạng ở người. - Di truyền y học là một lĩnh vực ứng dụng của di truyền học người trong nghiên cứu y học. → Vai trò quan trọng trong việc điều trị, phòng ngừa các bệnh, tật di truyền và bảo vệ vốn gene ở người.
|
Thông tin bổ sung Những khó khăn và thuận lợi trong nghiên cứu di truyền học người Nghiên cứu di truyền học người có một số khó khăn như: số lượng nhiễm sắc thể lớn và khó phân biệt giữa các nhiễm sắc thể với nhau; có thời gian thế hệ dài (khoảng 20 năm), quá trình chín sinh dục muộn, sinh sản ít; không thể áp dụng phương pháp phân tích di truyền như các loài sinh vật khác (lai hữu tính, gây đột biến,...); không thể tiến hành các thí nghiệm trên cơ thể người; điều kiện sống không giống nhau ở các cá thể. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu di truyền người cũng có một số thuận lợi nhất định: nhiều bệnh, tật di truyền ở người hiện nay đã được mô tả về hiện tượng và cơ chế; có thể khai thác được nhiều thông tin từ quần thể người để phục vụ cho việc nghiên cứu, theo dõi các bệnh, tật di truyền; các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại như liệu pháp gene, tin sinh học,... được ưu tiên áp dụng để chữa trị và hạn chế các bệnh, tật di truyền ở người; dựa trên kết quả nghiên cứu di truyền từ một số loài sinh vật khác để nghiên cứu sự di truyền các tính trạng ở người. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16: QUAN NIỆM CỦA DARWIN VỀ CHỌN LỌC TỰ NHIÊN VÀ HÌNH THÀNH LOÀI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được phương pháp mà Darwin đã sử dụng để xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài (quan sát, hình thành giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết).
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn như: vấn đề kháng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh, vẫn để kháng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, vẫn dễ chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng,....
Năng lực sinh học:
- Năng lực nhận thức sinh học: Nêu được phương pháp mà Darwin đã sử dụng để xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài (quan sát, hình thành giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết).
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hình thành được phương pháp quan sát thế giới sống để có thể hình thành các giả thuyết về nguồn gốc và sự tiến hoá của thế giới sinh vật.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS vận dụng học thuyết về chọn lọc tự nhiên để giải thích và giải quyết các vấn đề thực tiễn như: hiện tượng kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn, kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng, giải thích tính đa dạng của các giống vật nuôi, cây trồng; tính đa dạng và thống nhất của thế giới sinh vật hiện nay....
3. Phẩm chất
- Nhân ái: Thông qua việc tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu của Darwin, về học thuyết chọn lọc tự nhiên, HS nhận thấy được nguồn gốc chung của thế giới sinh vật, từ đó bồi dưỡng tình yêu đối với thiên nhiên, cây cỏ, động vật xung quanh, vì chúng cũng có chung tổ tiên với con người; bồi dưỡng tình yêu thương giữa con người với con người....
- Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học cũng như tham gia các hoạt động học tập, HS học hỏi và tự rèn luyện đức tính cần cù, kiên trì, tỉ mẩn của một nhà khoa học.
- Trách nhiệm: Thông qua việc tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu tiến hoá của Darwin, HS nhận thấy được mối quan hệ thống nhất giữa các loài sinh vật trong tự nhiên, từ đó hình thành và củng cố tinh thần trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ thế giới tự nhiên, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Hình ảnh minh họa sơ đồ 16.1 - 16.4, hình ảnh chọn lọc nhân tạo ở một số vật nuôi và cây trồng.
- Video: Thuyết tiến hóa của Darwin ra đời như thế nào?
Nguồn: https://youtu.be/TBbiYUBmz8Q.
- Video: Charles Darwin - nhà nghiên cứu thuyết tiến hóa của nhân loại.
Nguồn: https://youtu.be/dQ7aniwMxDQ
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.
- Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp; tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, hình ảnh, video,... về Charles Darwin và quy trình nghiên cứu của ông.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS quan sát video và trả lời câu hỏi về sự ra đời thuyết tiến hóa của Darwin.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video: “Thuyết tiến hóa của Darwin ra đời như thế nào?”, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
- Đoạn video nói về hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà khoa học nào?
- Những sản phẩm nghiên cứu nào của nhà khoa học đó được nói đến trong đoạn video trên?
- Các sản phẩm khoa học đó có ý nghĩa như thế nào đối với nghiên cứu tiến hoá?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời:
- Đoạn video nói về hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà khoa học Charles Darwin.
- Sản phẩm được nói đến trong đoạn video: những quan điểm về tiến hóa của Darwin trong tác phẩm Nguồn gốc của loài (The origin of species).
- Học thuyết tiến hóa của Darwin cho đến nay vẫn là nền tảng quan trọng cho các quan điểm tiến hóa hiện đại.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Charles Darwin là nhà khoa học nổi tiếng thế giới, đã đưa ra được hệ thống quan điểm tiến hóa đầy đủ và khoa học, giải thích tương đối trọn vẹn các vấn đề về tiến hóa, được nhiều người thừa nhận. Học thuyết tiến hóa của Darwin cho đến nay vẫn là nền tảng quan trọng cho các quan điểm tiến hóa hiện đại. Vậy học thuyết có tính cách mạng của Darwin được hình thành như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng vào - Bài 16. Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu về Charles Robert Darwin và phương pháp nghiên cứu khoa học để hình thành học thuyết tiến hóa
a. Mục tiêu: Nêu được phương pháp mà Darwin đã sử dụng để xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài (quan sát, hình thành giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết).
b. Nội dung: GV dẫn dắt, giao nhiệm vụ; HS nghiên cứu thông tin SGK tr.104 - 105 và tìm hiểu về Darwin và phương pháp nghiên cứu khoa học để hình thành học thuyết tiến hóa.
c. Sản phẩm học tập: Charles Robert Darwin và phương pháp nghiên cứu khoa học để hình thành học thuyết tiến hóa.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề về những quan điểm tiến hóa trước Darwin, yêu cầu HS tự tìm hiểu SGK và trình bày nội dung những quan điểm đó theo cách hiểu của mình. - GV yêu cầu HS trình bày ví dụ minh họa học thuyết tiến hóa của Lamarck (có thể trình bày bằng lời hoặc hình vẽ,...). - GV sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share kết hợp hỏi đáp nêu vấn đề, yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi để tìm hiểu về nhà tự nhiên học Darwin và nêu ra phương pháp nghiên cứu khoa học để hình thành học thuyết tiến hóa của Darwin. - GV chuẩn bị một số hình ảnh, video để giới thiệu về Darwin nhằm tạo hứng thú cho HS. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo cặp đôi, đại diện HS trình bày được ba bước nghiên cứu khoa học của Darwin. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV sử dụng https://vongquaymayman.co/ mời đại diện HS xung phong trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | - Cho đến thế kỉ XVII, người ta vẫn còn quan niệm rằng: Tất cả các loài sinh vật đã được Thượng đế sáng tạo cùng một lần, mang những đặc điểm thích nghi hợp lí ngay từ đầu và không hề biến đổi theo thời gian. - Thế kỉ XVII và XVIII, nhiều vấn đề được sáng tỏ → cơ sở hình thành quan niệm về sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh. - Theo Lamarck (1774 - 1892): Tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng đơn giản đến phức tạp. Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ, đưa đến sự hình thành loài mới. + Ví dụ minh họa: Sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài hươu cao cổ ngắn:
(Môi trường sống thay đổi → thay đổi tập quán hoạt động của cổ).
- Charles Robert Darwin (1809 - 1882): đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hóa với công trình nổi tiếng “Nguồn gốc các loài” → giải thích sự hình thành loài từ một tổ tiên chung bằng cơ chế chọn lọc tự nhiên. - Phương pháp nghiên cứu của Darwin: (1) Quan sát, thu thập dữ liệu. (2) Hình thành giả thuyết khoa học để giải thích dữ liệu quan sát được. (3) Kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm hoặc các bằng chứng cụ thể trong tự nhiên và đời sống. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 13: Di truyền quần thể
Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 14: Di truyền học người
Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 15: Các bằng chứng tiến hoá
Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 18: Sự phát sinh sự sống
Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 19: Sự phát triển sự sống
Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 20: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 21: Quần thể sinh vật
Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 23: Quần xã sinh vật
Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 25: Hệ sinh thái
Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 27: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn
Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 28: Phát triển bền vững
BÀI 13: DI TRUYỀN QUẦN THỂ
(17 câu)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Vốn gene của quần thể là tập hợp tất cả các
A. kiểu gene trong quần thể.
B. gene trong một cá thể.
C. allele có trong quần thể.
D. allele của một gene trong quần thể.
Câu 2: Đặc trưng di truyền của quần thể thể hiện ở
A. tần số allele và thành phần kiểu gene.
B. tỉ lệ giới tính của quần thể.
C. mật độ cá thể của quần thể.
D. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.
Câu 3: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. số lượng cá thể và mật độ quần thể.
B. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.
C. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
D. tần số allele và tần số kiểu gene.
Câu 4: Định luật Hardy - Weinberg phản ánh
A. trạng thái động của quần thể.
B. sự mất ổn định của tần số allele trong quần thể.
C. sự ổn định của tần số allele trong quần thể.
D. trạng thái cân bằng của quần thể.
Câu 5: Điều luật cấm kết hôn gần dựa trên cơ sở di truyền nào?
A. Ngăn cản tổ hợp allele trội làm thoái hóa giống.
B. Hạn chế dị tật do allele lặn gây ra.
C. Đảm bảo luân thường đạo lí làm người.
D. Thực hiện thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Câu 6: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. Giảm dần kiểu gene đồng hợp tử trội, tăng gần kiểu gene đồng hợp tử lặn.
B. Giảm dần kiểu gene đồng hợp tử lặn, tăng dần kiểu gene đồng hợp tử trội.
C. Giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử, tăng dần tỉ lệ dị hợp tử.
D. Tăng dần kiểu gene đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ dị hợp tử.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Ở một quần thể đậu Hà Lan, xét một gene có hai allele (A và a), tần số allele A là 0,9. Theo lí thuyết, tần số allele a của quần thể này là
A. 0,81.
B. 0,01.
C. 0,1.
D. 0,9.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
BÀI 14: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
(14 câu)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)
Câu 1: Di truyền học người là
A. ngành khoa học nghiên cứu về sự di truyền và tiến hóa ở người.
B. ngành khoa học nghiên cứu về sự biến dị và tiến hóa ở người.
C. ngành khoa học nghiên cứu về sự di truyền và biến dị ở người.
D. ngành khoa học nghiên cứu về sự di truyền và ứng dụng ở người.
Câu 2: Phương pháp nào chữa bệnh di truyền bằng cách thay thế gene gây bệnh trong cơ thể người bệnh bằng gene bình thường, sau đó nuôi cấy tế bào đã được thay thế gene rồi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân?
A. Liệu pháp gene.
B. Đột biến gene.
C. Đột biến nhiễm sắc thể.
D. Nuôi cấy tế bào.
Câu 3: Phương pháp nào sau đây nghiên cứu các đặc điểm về số lượng, hình dạng, kích thước NST của bộ NST bình thường cũng như bộ NST bất thường ở người?
A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
B. Phương pháp nghiên cứu nhiễm sắc thể người.
C. Phương pháp nghiên cứu tế bào.
D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng về bộ NST đồ (karyotype) trong hình dưới đây?
A. Bộ NST đồ (karyotype) của người nam giới bình thường.
B. Bộ NST đồ (karyotype) của người nữ giới bình thường.
C. Bộ NST đồ (karyotype) của người nam giới mắc hội chứng Down.
D. Bộ NST đồ (karyotype) của người nữ giới mắc hội chứng Down.
Câu 2: Ở người, tính trạng tóc xoăn là trội hoàn toàn so với tính trạng tóc thẳng. Một gia đình có bố, mẹ tóc xoăn đã sinh ra hai người con, trong đó có một người con gái tóc thẳng. Phả hệ nào sau đây phản ánh đúng sự di truyền tính trạng dạng tóc ở gia đình này?
Ghi chú:
: Nam, nữ tóc xoăn
: Nam, nữ tóc thẳng
A.
B.
C.
D.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Sinh học 12 chân trời sáng tạo, bài giảng kì 2 môn Sinh học 12 chân trời sáng tạo, tài liệu giảng dạy Sinh học 12 chân trời sáng tạo