Giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời bài 1: Liên hợp quốc
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 1: Liên hợp quốc. Thuộc chương trình Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời sáng tạo
BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
Em hãy nêu quá trình hình thành Liên hợp quốc.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Em hãy nêu một số sự kiện chính trong quá trình hình thành tổ chức Liên hợp quốc?
Sản phẩm dự kiến:
1.Lịch sử hình thành
1/1/1942: Đại diện 26 nước Đồng minh họp tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), kí Tuyên bố Liên hợp quốc, cam kết thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hoà bình thế giới sau chiến tranh.
28/11-1/12/1943: Tại Hội nghị Tê-hê-ran, Liên Xô, Mỹ, Anh thỏa thuận thiết lập một tổ chức quốc tế mới nhằm thay thế cho Hội Quốc liên.
2/1945: Tại Hội nghị I-an-ta, Liên Xô, Mỹ, Anh đã ra quyết định thành lập Liên hợp quốc và đồng ý triệu tập hội nghị để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.
25/4-26/6/1945: Tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô (Mỹ), đại biểu 50 nước tham dự (sau có thêm Ba Lan, nâng tổng số thành 51 nước) đã thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.
24/10/1945: Hiến chương Liên hợp quốc được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, Liên hợp quốc chính thức được thành lập.
2. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động
2.1. Mục tiêu
- Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hoà bình thế giới.
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người.
- Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được những mục tiêu nói trên.
2.2. Nguyên tắc
- Bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên.
-Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia.
- Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước.
- Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
3. Vai trò của Liên hợp quốc
3.1. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
- Với vai trò là tổ chức quốc tế lớn nhất, Liên hợp quốc đã góp phần giải quyết xung đột và tranh chấp ở nhiều khu vực, khôi phục hoà bình và hỗ trợ tái thiết ở nhiều quốc gia.
- Từ sau năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc góp phần thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá, xoá bỏ chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn cầu, thủ tiêu các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.
- Liên hợp quốc xây dựng được một hệ thống các công ước, hiệp ước quốc tế về giải trừ quân bị cũng như ngăn chặn phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tiêu biểu có Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968); Công ước cấm sử dụng, phát triển và tàng trữ vũ khí hoá học và về việc phá huỷ các loại vũ khí này (1993); Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (1996); Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (2017);...
3.2. Phát triển
- Liên hợp quốc ưu tiên việc tạo môi trường kinh tế quốc tế bình đẳng, hỗ trợ các nền kinh tế kém phát triển thông qua các chương trình, quỹ, các cơ quan chuyên môn, ...
- Từ năm 1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đề ra các chiến lược phát triển cho từng thập kỉ nhằm huy động sự hợp tác quốc tế cho các mục tiêu phát triển chung. Các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đã có sự hỗ trợ trực tiếp về vốn, tri thức, ... nhằm thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân.
- Tháng 9 - 2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Niu Oóc, Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu, lấy phát triển bền vững là định hướng xuyên suốt của ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.
3.3. Quyền con người, văn hóa, xã hội
- Về quyền con người: Năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, khẳng định những quyền cơ bản của con người. Văn kiện này làm cơ sở cho việc ra đời hơn 80 công ước và tuyên bố quốc tế về quyền con người, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, ... nhằm đảm bảo việc thực thi quyền con người, xây dựng một thế giới an toàn và công bằng hơn.
- Về văn hoá, xã hội
+ Các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ... đã góp phần thắt chặt sự hợp tác về giáo dục, khoa học, văn hoá, xã hội giữa các quốc gia thành viên, đảm bảo quyền có việc làm, quyền được chăm sóc y tế, ... của người dân.
- Các quỹ, chương trình của Liên hợp quốc như Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chuơng trình Moi trưong Lien hợp quốc (UNEP), ... đã thúc đẩy giải quyết các vấn đề thách thức toàn cầu, chú trọng các vấn đề giáo dục, nhân đạo, ...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Em hãy nêu vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế
Câu 2: Em hãy trình bày vai trò của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển
Câu 3: Hãy trình bày vai trò của Liên hợp quốc trong thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, cũng như trong việc nâng cao đời sống người dân.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Câu 2: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet và chia sẻ với bạn về những đóng góp, hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam.
Câu 3: Trình bày nguyên tắc hoạt động và 5 từ khóa để thể hiện vai trò của Liên hợp quốc.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời sáng tạo