Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Lịch sử 12 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

PHẦN 1 (MỘT SỐ KHÁI NIỆM)

(30 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Toàn cầu hóa là gì?

  1. Là một thuật ngữ phản ánh quá trình gia tăng mạnh mẽ các liên kết, tác động và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, khu vực ở quy mô toàn cầu.
  2. Là một thuật ngữ phản ánh quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài, có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người.
  3. Là một thuật ngữ phản ánh quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng.
  4. Là một thuật ngữ phản ánh hiện tượng, quá trình quan trọng trong lịch sử thế giới đương đại, phản ánh sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người.

Câu 2: Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa chỉ điều gì?

  1. Phương thức hợp tác với các nước để tất cả quốc gia cùng hưởng lợi từ các nguồn lực và khả năng chung của mình.
  2. Tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận.
  3. Một loại khối thương mại bao gồm một thị trường chung với một liên minh hải quan.
  4. Quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia.

Câu 3: Toàn cầu hóa giúp mở rộng thêm:

  1. Thị trường mới.
  2. Các công ty xuyên quốc gia.
  3. Các tổ chức quốc tế giải quyết nạn buôn người và khủng bố.
  4. Các thành tựu khoa học – công nghệ mới.

Câu 4: Đâu là một trong các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực?

A. UNESCO.

B. UNDP.

C. APEC.

D. WFP.

Câu 5: Hệ quả của quá trình trao đổi, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng gia tăng trên cơ sở quá trình hội nhập quốc tế là gì?

  1. Tăng cường sự hiểu biết giữa các cộng đồng.
  2. Hình thành các xã hội đa văn hóa.
  3. Giảm xung đột, đối đầu.
  4. Làm giảm quá trình phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.

Câu 6: Sự phát triển của các vấn đề an ninh phi truyền thống dẫn đến điều gì?

  1. Thúc đẩy quá trình củng cố, hoàn thiện các thiết chế, hệ thống luật pháp quốc tế.
  2. Chiến tranh, khủng bố, tội phạm quốc tế, di cư bất hợp bùng nổ.
  3. Những thách thức an ninh, đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia.
  4. Suy giảm vai trò của các tổ chức quốc tế trong khu vực.

Câu 7: Toàn cầu hóa là xu thế:

A. Chủ quan.

B. Tất yếu.

C. Khách quan.

D. Hội nhập.

Câu 8: Tác động tích cực của toàn cầu hóa về kinh tế là gì?

  1. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế.
  2. Gia tăng quá trình phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giảm khả năng xảy ra xung đột, chiến tranh.
  3. Hình thành và phát triển các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực.
  4. Giải quyết hiệu quả các vấn đề toàn cầu: biến đổi khí hậu, nghèo đói, dịch bệnh.

Câu 9: Tác động tích cực của toàn cầu hóa về chính trị như thế nào?

  1. Gia tăng sự hợp tác, giảm xung đột, đối đầu.
  2. Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong giải quyết vấn đề phát triển chung.
  3. Tăng cường sự hiểu biết giữa các cộng đồng, các quốc gia.
  4. Thúc đẩy quá trình giao lưu, trao đổi, chia sẻ những giá trị xã hội.

Câu 10: Tác động tích cực của toàn cầu hóa về văn hóa – xã hội là gì?

  1. Bảo đảm thể chế quốc tế vững mạnh, có khả năng quản trị toàn cầu.
  2. Tạo dựng không gian hòa bình cho các quốc gia và khu vực trên thế giới.
  3. Gia tăng sự hợp tác, giảm xung đột, đối đầu.
  4. Đối phó hiệu quả với các vấn đề toàn cầu.

Câu 11: Tác động tích cực của toàn cầu hóa về khoa học – công nghệ là gì?

  1. Giúp xã hội ngày càng phát triển gần nhau hơn.
  2. Thúc đẩy quá trình giao lưu, trao đổi khoa học, công nghệ giữa các quốc gia.
  3. Tạo dựng không gian hòa bình cho các quốc gia khu vực và trên thế giới.
  4. Gia tăng sự hợp tác, giảm xung đột, đối đầu.

Câu 12: Toàn cầu hóa về kinh tế có tác động tiêu cực gì đối với thế giới?

  1. Gây khó khăn cho các nước vừa và nhỏ trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
  2. Xuất hiện nguy cơ đe dọa an ninh của các quốc gia.
  3. Thúc đẩy quá trình phân hóa giàu nghèo.
  4. Gia tăng bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội.

Câu 13: Toàn cầu hóa về chính trị có tác động tiêu cực gì đối với thế giới?

  1. Dẫn đến nguy cơ mất bản sắc văn hóa của các quốc gia, dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
  2. Xuất hiện ngày càng nhiều nguy cơ đe dọa an ninh của quốc gia.
  3. Các nước vừa và nhỏ không thể cạnh tranh với các nước lớn có nền kinh tế mạnh.
  4. Xuất hiện các thách thức từ an ninh phi truyền thống.

Câu 14: Toàn cầu hóa về văn hóa – xã hội có tác động tiêu cực gì đối với thế giới?

  1. Tác động tiêu cực đến giáo dục, y tế, du lịch,…
  2. Gia tăng xung đột, đối đầu.
  3. Gia tăng bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội.
  4. Gia tăng khả năng xung đột, chiến tranh.

 

2. THÔNG HIỂU (11 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa?

  1. Sự phát triển và tác động ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia, thể hiện qua hoạt động thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ.
  2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, dân tộc trong phát triển kinh tế.
  3. Sự phát triển của các vấn đề an ninh phi truyền thống dẫn đến những thách thức an ninh cho các quốc gia, dân tộc.
  4. Sự liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế hoạt động hợp tác quốc tế.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là một trong những tác động tích cực của toàn cầu hóa trên lĩnh vực kinh tế?

  1. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế.
  2. Tăng cường kết nối các trung tâm kinh tế thế giới.
  3. Tạo thêm cơ hội việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế.
  4. Thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa, trao đổi, chia sẻ những giá trị xã hội.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là một trong những tác động tích cực của toàn cầu hóa trên lĩnh vực chính trị?

  1. Thúc đẩy quá trình củng cố, hoàn thiện thiết chế, hệ thống luật pháp quốc tế.
  2. Đối phó hiệu quả với các vấn đề toàn cầu: chiến tranh, khủng bố, tội phạm,…
  3. Tăng cường sự hiểu biết giữa các cộng đồng, quốc gia.
  4. Giảm khả năng xảy ra xung đột, chiến tranh, tạo dựng không gian hòa bình.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là một trong những tác động tích cực của toàn cầu hóa trên lĩnh vực văn hóa – xã hội?

  1. Gia tăng quá trình phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.
  2. Thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa, trao đổi, chia sẻ những giá trị xã hội.
  3. Gia tăng sự hợp tác, giảm xung đột, đối đầu.
  4. Giúp xã hội ngày càng phát triển gần nhau.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là một trong những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa trên lĩnh vực kinh tế?

  1. Tạo nên sự lệ thuộc vào tài chính và công nghệ.
  2. Gây khó khăn cho các nước vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập quốc tế.
  3. Gia tăng quá trình cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia.
  4. Thúc đẩy quá trình phân hóa giàu nghèo, gia tăng bất bình đẳng xã hội.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là một trong những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa trên lĩnh vực chính trị?

  1. Quyền lực của các quốc gia bị suy giảm trong quan hệ quốc tế.
  2. Xuất hiện ngày càng nhiều nguy cơ đe dọa an ninh của các quốc gia.
  3. Nguy cơ mất bản sắc văn hóa của các quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế.
  4. Xuất hiện các thách thức từ an ninh phi truyền thống.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là một trong những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa trên lĩnh vực văn hóa – xã hội?

  1. Nguy cơ mất bản sắc văn hóa của các quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế.
  2. Tạo nguy cơ xung đột giữa các nền văn hóa.
  3. Thúc đẩy quá trình phân hóa giàu nghèo, gia tăng bất bình đẳng xã hội.
  4. Xuất hiện ngày càng nhiều nguy cơ đe dọa an ninh của các quốc gia.

Câu 8: Đoạn tư liệu dưới đây nói về nội dung gì?

“Khi tôi nói rằng thế giới đang được làm phẳng không có nghĩa là tất cả chúng ta đều bình đẳng. Mà tôi muốn nói rằng hơn bao giờ hết, có nhiều người hơn, có nhiều cách thức hơn, để tiếp cận với nền tảng thế giới phẳng, để liên kết, cạnh tranh phối hợp và đáng tiếc là cả hủy diệt nữa”.

(Tô-mát Phrít-man, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, 2006, trang 310)

  1. Các yếu tố hội tụ của thế giới phẳng như là một biểu hiện hai mặt của toàn cầu hóa.
  2. Toàn cầu hóa tạo nên sự liên kết, cạnh tranh và phối hợp.
  3. Sự phát triển và tác động ngày càng lớn của các hoạt động thương mại.
  4. Toàn cầu hóa mở rộng thị trường và tạo ra sự cạnh tranh phối hợp.

Câu 9: Đoạn tư liệu dưới đây nói về nội dung gì?

“Toàn cầu hóa tạo động lực chính cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở nhiều nước đang phát triển trong vài thập kỉ qua. Các quốc gia mở cửa thương mại và đầu tư nước ngoài thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, tỉ lệ nghèo đói thấp hơn, khả năng tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe tốt hơn”.

(Theo Ngân hàng Thế giới, Toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo đói, Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới, NXB Đại học Ô-xphớt, 2002, tr.18)

  1. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa về chính trị.
  2. Tác động tích cực của toàn cầu hóa về kinh tế.
  3. Tác động tích cực của toàn cầu hóa về văn hóa – xã hội.
  4. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa về kinh tế.

Câu 10: Đoạn tư liệu dưới đây nói về nội dung gì?

“Toàn cầu hóa mở ra những cơ hội hoàn toàn mới cho đối thoại và hợp tác giữa các nền văn hóa. Toàn cầu hóa cũng mở ra những sân chơi mới để con người và các quốc gia thể hiện văn hóa, sáng tạo văn hóa, trao đổi và đổi mới văn hóa, làm dấy lên những hi vọng to lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa”.

(UNESCO trong thế gới toàn cầu hóa,

Tài liệu phiên họp thứ 159 của UNESCO tại Pa-ri Pháp, 2000)

  1. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa về văn hóa – xã hội.
  2. Tác động tích cực của toàn cầu hóa về khoa học - công nghệ.
  3. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa về chính trị.
  4. Tác động tích cực của toàn cầu hóa về văn hóa – xã hội.

Câu 11: Đoạn tư liệu dưới đây nói về nội dung gì?

“Toàn cầu hóa đã làm giảm đi tình trạng cô lập mà các nước đang phát triển thường gặp và tạo ra cơ hội tiếp cận tri thức cho nhiều người ở những nước đang phát triển, điều vượt xa tầm với thậm chí những người giàu có nhất của bất kì quốc gia nào một thế kỉ trước đây”.

(Theo Giô-dép E.Stic-lít Toàn cầu hóa và những mặt trái, NXB Trẻ, 2008, tr.5)

  1. Tác động tích cực của toàn cầu hóa về kinh tế.
  2. Tác động tích cực của toàn cầu hóa về khoa học - công nghệ.
  3. Tác động tích cực của toàn cầu hóa về văn hóa – xã hội.
  4. Tác động tích cực của toàn cầu hóa về kĩ thuật.

 

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:

“Khoảng đầu thế kỉ XX, phở trở thành một món ăn phổ biến ở Việt Nam. Từ những thập kỉ cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, nhiều nhà hàng phở xuất hiện tại các thành phố lớn ở Mỹ, Pháp, Ô-xtray-li-a, Ca-na-đa, Liên bang Nga, Đức, Hàn Quốc,… Phở được coi là “đại sứ ẩm thực” của Việt Nam”.

Quá trình phổ biến món phở của Việt Nam ra thế giới là một trong những biểu hiện tiêu biểu của:

A. Ưu điểm của cơ chế thị trường.

B. Toàn cầu hóa.

C. Sự mở cửa nền kinh tế.

D. Hội nhập quốc tế.

Câu 2: Thuật ngữ toàn cầu hóa trở nên phổ biến từ:

  1. Cuối thập niên 80 của thế kỉ XX.
  2. Đầu thập niên 70 của thế kỉ XX.
  3. Cuối thập niên 60 của thế kỉ XX.
  4. Giữa thập niên 70 của thế kỉ XX.

Câu 3: Hiện nay, trên thế giới có bao nhiêu công ty xuyên quốc gia kiểm soát hơn 2/3 thương mại thế giới?

A. 450.

B. 600.

C. 500.

D. 550.

Câu 4: Hiện nay, trên thế giới có bao nhiêu công ty xuyên quốc gia chiếm khoảng 1/3 tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu?

A. 200.

B. 250.

C. 150.

D. 100.

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Sự kiện nào của lịch sử thế giới đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng chưa từng có?

  1. Sự xuất hiện của Con đường tơ lụa trên bộ giữa phương Đông và phương Tây.
  2. Các cuộc phát kiến địa lí của người châu Âu thế kỉ XV – XVI.
  3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba vào những năm 80 của thế kỉ XX.
  4. Sự kết nối của Con đường tơ lụa trên biển giữa phương Đông và phương Tây.

 

Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm lịch sử chuyên đề 12 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm lịch sử 12 chuyên đề chân trời sáng tạo trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập lịch sử 12 CTST

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay