Tự luận Lịch sử 12 chân trời Bài 1: Liên hợp quốc

Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử 12 chân trời sáng tạo cho Bài 1: Liên hợp quốc. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Lịch sử 12. Tài liệu có file word tải về.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC

(18 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu bối cảnh thành lập Liên hợp quốc.

Trả lời:

- Trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có sự chuyển biến quan trọng, ưu thế trên chiến trường thuộc về phe Đồng minh chống phát xít. 

- Các nước trong phe Đồng minh nhận thấy vấn đề cấp bách là cần phải thiết lập một tổ chức quốc tế có vai trò thực sự trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu 2: Em hãy nêu quá trình thành lập Liên hợp quốc.

Trả lời:

Câu 3: Em hãy trình bày mục tiêu của Liên hợp quốc.

Trả lời:

Câu 4: Em hãy trình bày nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Trình bày vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội

Trả lời:

- Về quyền con người: Năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền, khẳng định những quyền cơ bản của con người. Văn kiện này làm cơ sở cho việc ra đời hơn 80 công ước và tuyên bố quốc tế về quyền con người, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị,... nhằm đảm bảo việc thực thi quyền con người, xây dựng một thế giới an toàn và công bằng hơn.

- Về văn hoá, xã hội:

+ Các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),... đã góp phần thắt chặt sự hợp tác về giáo dục, khoa học, văn hoá, xã hội giữa các quốc gia thành viên, đảm bảo quyền có việc làm, quyền được chăm sóc y tế,... của người dân.

+ Các quỹ, chương trình của Liên hợp quốc như Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP),... đã thúc đẩy giải quyết các vấn đề thách thức toàn cầu, chú trọng các vấn đề giáo dục, nhân đạo,...

Câu 2: Nêu vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.

Trả lời:

Câu 3: Hãy trình bày vai trò của Liên hợp quốc trong thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, cũng như trong việc nâng cao đời sống người dân.

Trả lời:

Câu 4: Hãy trình bày quá trình Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

Trả lời:

Câu 5: Tìm hiểu quyền phủ quyết (veto) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Hãy so sánh sự giống và khác nhau của Liên hợp quốc với Hội quốc liên.

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Ra đời gắn liền với cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX.

+ Được thiết lập nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Khác nhau:

Về cơ chế bỏ phiếu: Hội Quốc liên tiến hành theo cơ chế nếu tất cả các nước thành

viên đồng ý thì vấn đề đang được bỏ phiếu sẽ được thông qua, ngược lại, chỉ cần 1 nước không bỏ phiếu tán thành thì vấn đề đó sẽ không được thông qua => thực tế rất

khó thực hiện vì các nước có quyền biểu quyết không tán thành; còn Liên hợp quốc thực hiện theo cơ chế đa số phiếu. Quyền phủ quyết được gỡ bỏ hoàn toàn, ngoại trừ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực: Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Về quân đội: Hội quốc Liên không có quân đội riêng. Khi được huy động, các quốc gia thành viên phải đóng góp một số lượng quân số, trang thiết vị, vũ khí và lương thực cố định. Nếu một quốc gia từ chối giúp sức, Hội cũng không có biện pháp răn đe. Ngược lại, Liên hợp quốc ngày nay sở hữu lực lượng gìn giữ hòa bình, còn được biết đến với tên đội quân mũ nồi xanh hay Peacekeeping force. Lực lượng được đào tạo kỹ lưỡng, mang nhiệm vụ chính là đảm bảo tình trạng hòa bình theo công ước quốc tế tại các điểm nóng trên thế giới.

Về sự vươn rộng trong quan hệ quốc tế: Trong khi Hội quốc Liên chỉ chú trọng đến ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới, Liên hợp Quốc trong thời điểm hiện tại đã mở rộng tầm hoạt động đến các lĩnh vực.

Về bảo vệ lợi ích:Hội Quốc liên chỉ bảo vệ lợi ích của nước thắng trận còn Liên hợp quốc thì còn bảo vệ lợi ích của các dân tộc trên thế giới, tham gia giải quyết các tranh chấp, xung đột trong quan hệ quốc tế, hỗ trợ về văn hóa, giáo dục, y tế,…=> Liên hợp quốc là tổ chức mang tính toàn diện, toàn cầu, đại diện cho các dân tộc ở tất cả các châu lục.

=> Từ những điều phân tích ở trên, ta thấy:

- Tổ chức Liên hợp quốc là tổ chức mang tính toàn diện, toàn cầu, đại diện cho các dân tộc ở tất cả các châu lục. Đây là điểm khác so với Hội Quốc liên.

Câu 2: Theo em, guyên tắc nào đã được Việt Nam vận dụng vào việc giải quyết tranh chấp quốc tế? Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc đó vào việc giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông như thế nào?

Trả lời:

Câu 3: Có ý kiến cho rằng: Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Trả lời:

Câu 4: tìm hiểu về các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc hoạt động ở Việt Nam.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về những đóng góp, hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam trên lĩnh vực giáo dục.

Trả lời:

- Liên Hợp Quốc (LHQ) đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển lĩnh vực giáo dục. Một trong những tổ chức chủ chốt của LHQ tại Việt Nam là UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc), tập trung vào việc cải thiện chất lượng giáo dục và tiếp cận giáo dục cho mọi người. Thông qua các dự án và chương trình hợp tác, UNESCO đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng các chính sách giáo dục bền vững, như chương trình giáo dục toàn diện và giáo dục về quyền trẻ em.

- Ngoài ra, LHQ cũng hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng giáo viên và cải thiện cơ sở hạ tầng giáo dục, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa. Chương trình "Giáo dục cho mọi người" của LHQ đã giúp Việt Nam đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường tiếp cận giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.

- Đồng thời, LHQ còn hỗ trợ trong việc thúc đẩy giáo dục giới tính và bình đẳng giới trong trường học, nhằm giúp học sinh, đặc biệt là học sinh nữ, có cơ hội học tập bình đẳng. Các hoạt động này không chỉ cải thiện chất lượng giáo dục mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 1: Liên hợp quốc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay