Giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Thuộc chương trình Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời sáng tạo

BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi sau:

Em hãy giải thích âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” ?

1. Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Hoạt động 1.

     GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:  

-Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)?

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra vào thời điểm nào và mang lại kết quả như thế nào?

Sản phẩm dự kiến:

 

1.1. Trên thế giới

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh tác động mạnh đến tình hình Việt Nam.

1.2. Tại Việt Nam

- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời thực sự đã trở thành nước tự do và độc lập; toàn thể dân tộc Việt Nam “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy".

- Tuy nhiên, cách mạng Việt Nam đứng trước những thử thách to lớn: quân đội các nước Đồng minh dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật đã lần lượt kéo vào Việt Nam; các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng.

- Chính quyền cách mạng non trẻ vừa ra đời bị các thế lực thực dân, đế quốc câu kết với nhau ra sức chống phá, trong đó, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược hòng lập lại chế độ thuộc địa.

2. Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 

 Hoạt động 2.

GV đưa ra câu hỏi:

-Trình bày khái quát diễn biến của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ (1945 - 1946).

Pháp mở cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ vào khoảng thời gian nào?

Sản phẩm dự kiến:

 

2.1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ (1945-1946)

- Ngày 02 - 9 - 1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tham gia mít tinh chào mừng ngày Độc lập, quân Pháp bất ngờ xả súng vào dân chúng. Đêm 22, rạng ngày 23 - 9 - 1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

- Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược bằng nhiều hình thức như: đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến cảng Sài Gòn, đánh phá kho tàng, dựng chướng ngại vật và chiến luỹ trên đường phố. 

- Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tán thành, kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ. Hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội, sung vào các đoàn quân "Nam tiến" cùng với nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiến đấu.

2.2 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

- Sau khi thực dân Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc ký Hiệp ước Hoa - Pháp (28 - 02 - 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (06 - 3 - 1946). Mặc dù Chính phủ Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí hoà bình, nhưng thực dân Pháp luôn tìm cách phá hoại những điều đã ký kết:

+ Pháp mở cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ (sau ngày 06 - 3 - 1946).

+ Ở Bắc Bộ, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn (tháng 11 - 1946).

+ Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi, đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh, ...

- Ngày 18 - 12 - 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Trước tình hình đó, ngày 19 - 12 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, quân dân Việt Nam đã từng bước giành được những thắng lợi tiêu biểu.

2.3. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

- Tháng 02 - 1951, tại chiến khu Việt Bắc, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp và quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi". Sau đó, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt (3 - 1951) nhằm củng co sức mạnh đoàn kết thống nhất toàn dân tộc; đồng thời, Lien minh nhân dân Viet - Miên - Lào được thành lập (11 - 3- 1951) nhằm tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung.

-Nền kinh tế kháng chiến được xây dựng, đáp ứng cơ bản nhu cầu đời sống của nhân dân.

-Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế được chú trọng phát triển; các phong trào thi đua yêu nước được phát động. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (1952) được tổ chức tại chiến khu Việt Bắc, ...

-Trên mặt trận quân sự, quân đội Việt Nam chủ động mở nhiều chiến dịch trên chiến trường chính Bắc Bộ như: các chiến dịch ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (1950 - 1951), chiến dịch Hoà Bình (đông - xuân 1951 - 1952), chiến dịch Tây Bắc (thu - đông năm 1952), chiến dịch Thượng Lào (xuân - hè năm 1953).

2.4. Đại hội đại biểu lần thứ II của ĐCS Đông Dương

- Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam nhằm phát huy khối đoàn kết dân tộc.

- Đại hội đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vạch ra đường lối phát triển của cuộc kháng chiến.

2.5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi

* Kế hoạch Nava

- Tháng 7 - 1953, được sự viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Na-va với hy vọng trong 18 tháng sẽ dành một thắng lợi quân sự quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự".

- Trong kế hoạch Na-va, Pháp dự tính tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ, đánh trận quyết định buộc Việt Nam đàm phán theo điều kiện có lợi cho Pháp.

Kế hoạch Na-va được chia thành hai bước:

- Bước thứ nhất, trong thu - đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương; xoá bỏ vùng tự do

Liên khu V, đồng thời ra sức xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.

- Bước thứ hai, từ thu - đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố gắng giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng.

* Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Pháp

- Tháng 9 - 1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp đề ra phương hướng chiến lược cho Đông - Xuân 1953 - 1954 là "tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai; đồng thời, buộc Pháp phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà Pháp không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của Pháp".

- Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, quân đội Việt Nam mở cuộc tiến công quân Pháp ở Lai Châu (ngày 10 - 12 - 1953), buộc thực dân Pháp phải tập trung quân xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Đồng thời, liên quân Lào - Việt tiến công quân Pháp ở Trung Lào (đầu tháng 12 - 1953), Thượng Lào (cuối tháng 01 - 1954). Đến tháng 02 - 1954, quân đội Việt Nam tiến công quân Pháp ở Bắc Tây Nguyên; đẩy mạnh chiến tranh du kích sau lưng địch, làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va.

Đầu tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trải qua 3 đợt tiến công (từ ngày 13 - 3 đến ngày 07 - 5 - 1954), chiều 07 - 5 - 1954, lá cờ Quyết chiến quyết thắng đã phất cao trên nóc hầm của tướng Đờ Ca-xtơ-ri, đánh dấu thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

2.6. Ý nghĩa của thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở cho việc đàm phán và kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương (ngày 21 - 7 - 1954). Thất bại của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ cũng đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

2.7. Lý do  Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến lược

Đầu tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vì đây là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng có điểm yếu là dễ bị cô lập, mọi việc tiếp tế đều phải dựa vào đường hàng không. Với những kinh nghiệm sẵn có và sự tiến bộ về trang bị kĩ thuật, Việt Nam có thể khắc phục khó khăn, bao vây, chia cắt và tiêu diệt tập đoàn cứ điểm. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch. Quyết định chọn cứ điểm mạnh nhất của địch - Điện Biên Phủ để đánh trận quyết chiến chiến lược là một chủ trương kiên quyết, táo bạo, kịp thời, sáng tạo và đầy quyết tâm của lãnh đạo kháng chiến. Lúc đầu, Bộ Tư lệnh chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh". Nhưng sau khi trực tiếp quan sát cách thức bố phòng tập đoàn cứ điểm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển sang "đánh chắc, tiến chắc", bố trí lại pháo binh, tổ chức phương thức chiến đấu phù hợp với trình độ tác chiến của bộ đội Việt Nam nhằm giảm thiểu thương vong. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ơ Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam ở Giơ-ne-vơ.

3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp

 Hoạt động 3.

GV đưa ra câu hỏi:

  • Nêu nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là gì?

  • Nêu ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

Sản phẩm dự kiến:

 

3.1. Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1951 là Đảng Lao động Việt Nam), đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo.

- Truyền thống yêu nước của nhân dân ta; toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.

- Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, hậu phương rong lớn, vững chắc về mọi mặt.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội

chủ nghĩa.

+ Sự đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.

+Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và các lực lượng dân tộc dân chủ trên thế giới.

3.2. Ý nghĩa lịch sử

- Việt Nam

+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam, bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở hậu phương vững chắc cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

- Thế giới

+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.

+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài

Câu 1: Em hãy trình bày nguyên nhân sụp đổ Trật tự thế giới hai cực l-an-ta

Câu 2: Tại sao chạy đua vũ trang là một trong những nguyên nhân quan trọng làm sụp đổ Trật tự thế giới hai cực lan-ta?

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).

Câu 2: Thắng lợi của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã giáng đòn nặng nề như thế nào vào chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Lịch sử 12 chân trời sáng tạo

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay