Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn Lịch sử lớp 12 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 16: DẤU ẤN HỒ CHÍ MINH TRONG LÒNG NHÂN DÂN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

(1 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Nêu được nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi đối với dân tộc Việt Nam.
  • Có ý thức trân trọng những cống hiến và giá trị tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử:Khai thác và sử dụng Hình 16.1 – 16.8, mục Em có biết, mục Lắng nghe lịch sử và thông tin trong bài học để tìm hiểu về nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi đối với dân tộc Việt Nam.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nêu được nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi đối với dân tộc Việt Nam.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Vận dụng kiến thức lịch sử đã học và sưu tầm thông tin qua internet để tìm hiểu về những hình thức tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các địa phương Việt Nam hiện nay; lập được kế hoạch học tập một việc làm, đức tính tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về dâu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam để mở rộng, nâng cao nhận thức.
  • Yêu nước:có ý thức trân trọng những cống hiến và giá trị tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Trách nhiệm: tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.
  • Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc.
  4. Sản phẩm:Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến thức đã học ở lớp dưới về chủ đề Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc.

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

 

Mảnh ghép số 1: Một trong các hoạt động khơi dậy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, vạch trần bản chất và tội ác của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, tập hợp lực lượng và tuyên truyền con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1921 – 1925 là:

  1. Tập hợp các bài giảng tại các lớp đào tạo cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và in thành tác phẩm Đường Kách mệnh.
  2. Viết Bản án chế độ thực dân Pháp, ra báo tiếng Pháp Người cùng khổ.
  3. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Namđến Hội nghị Véc-xai.
  4. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địacủa Lê-nin.

Mảnh ghép số 2: Nội dung nào không phải là mục đích Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp các bài giảng tại các lớp đào tạo cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và in thành tác phẩm Đường Kách mệnh?

  1. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ.
  2. Đem lịch sử cách mệnh cách nước làm gương cho chúng ta soi.
  3. Vì sao chúng ta muốn có kinh tế phát triển, xã hội ổn định thì phải cách mệnh.
  4. Vì sao cách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không phải việc một hai người.

Mảnh ghép số 3: Trong bối cảnh đất nước bị chia cắt thành hai miền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

  1. Thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân ta. Đại đoàn kết là một lực lượng tất thắng.
  2. Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
  3. Hễ có một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
  4. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Song, nhân dân Việt Nam quyết không sợ.

Mảnh ghép số 4: Hình ảnh dưới đây nhắc đến sự kiện nào?

 

  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các nhân sĩ Mĩ phản đối chiến tranh xâm lược của Mĩ  ở Việt Nam (ngày 17/1/1967).
  2. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị bàn bạc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
  3. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (ngày 19/12/1946).
  4. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ III (ngày 5/9/1960).

Mảnh ghép số 5: Bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (nhạc sĩ Phạm Tuyên) nhắc tới sự kiện lịch sử nào?

A. Giải phóng miền Nam.

B. Cách mạng tháng Tám.

C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: B

Mảnh ghép số 2: C

Mảnh ghép số 3: A

Mảnh ghép số 4: D

Mảnh ghép số 5: A

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử:

 

Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đọc Điếu văn

 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam

 trong Lê truy điệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9/9/1969 (tại Hà Nội)

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta” (trích trong “Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng” đọc tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9/9/1969). Vậy tại sao nhân dân thé giới và nhân dân Việt Nam đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng người dân Việt Nam? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, khai thác Hình 16.2 - 16.5, Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.108, 109 và trả lời câu hỏi: Vì sao thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.108 và trả lời câu hỏi: Vì sao thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về vấn đề Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc mục Em có biết SGK tr.108 để tìm hiểu về sự nghiệp văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 16.2, hình ảnh do GV cung cấp, Tư liệu SGK tr.108 và dẫn dắt: Năm 1987, tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”.

 

Phái đoàn Việt Nam tại phiên họp Đại hội đồng UNESCO Thế giới khóa 24 ở Paris năm 1987. Hàng trước từ trái sang: Thứ trưởng, Đại sứ Hà Văn Lâu; Thứ trưởng, đại diện UNESCO Việt Nam Nguyễn Di Niên.

 

- GV tiếp tục trình chiếu Hình 16.3 – 16.5, tư liệu do GV cung cấp (đính kèm phía dưới Hoạt động 1), mục Em có biết SGK tr.109 và giới thiệu: Nhiều nơi trên thế giới xây dựng nhà lưu niệm, khu tưởng niệm Hồ Chí Minh; tượng đài kỉ niệm, bia tưởng niệm Hồ Chí Minh; đặt tên các đại lộ, con đường, trường học, công viên,…

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:

+ Cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung các dân tộc trên thế giới.

+ Đóng góp về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống,…

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới

- Tìm ra con đường giải phóng dân tộc, lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành độc lập.

- Góp phần vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tự do, tiến bộ xã hội trên thế giới.

- Là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

- Hội tụ tinh hoa, giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây.

- Phát triển quyền con người thành quyền dân tộc; tư tưởng mang tầm vóc vĩ nhân của thời đại nhưng giản dị, gần gũi với mọi người.

TƯ LIỆU 1: Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với các nhà báo quốc tế

 

Nhân dân Thủ đô Vác-xa-va nhiệt liệt chào đón Hồ Chủ tịch sang thăm nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi

Liên Xô, bên bờ Biển Đen,

trên bán đảo Crimea

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Phan Kế Toại - Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận hoa chào mừng của thiếu nhi Miến Điện

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh hòa nhịp với thanh niên Ka-dắc-xtan trong vũ điệu dân tộc

 

Cố Tổng thống Indonesia Soekarno che ô cho Hồ Chủ tịch tại Bandung

https://www.youtube.com/watch?v=EOiO3m1_emc

https://www.youtube.com/watch?v=CZLEJJPA4oc

https://www.youtube.com/watch?v=EoNmDC4WzhA

TƯ LIỆU 2: Một số khu lưu niệm, khu tưởng niệm; tượng đài kỉ niệm, bia tưởng niệm; đặt các đại lộ, con đường, trường học, công viên,…mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thế giới.

 

Người dân Ấn Độ bên bức tượng đồng

 Hồ Chí Minh tại quảng trường ICT,

thành phố Côn-ca-ta (Ấn Độ)

 

Tượng đài Hồ Chí Minh cạnh đại lộ

Hồ Chí Minh tại thành phố U-li-a-nốp-xcơ (Liên Bang Nga)

 

Phòng trưng bày tư liệu về Nguyễn Ái Quốc tại ngôi nhà số 248, 250, đường Văn Minh (thành phố Quảng Châu,

Quảng Đông, Trung Quốc)

 

Phù điêu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường mang tên Người tại Thủ đô

Mát-xcơ-va (Cộng hòa Liên bang Nga)

https://www.youtube.com/watch?v=p4Jlebj3nvk

(Từ 9p58 đến hết. Tùy tình hình thực tế giảng dạy, GV cân đối thời gian cho HS xem video).

 

Hoạt động 2. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi đối với dân tộc Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Hình 16.6 – 16.8, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.110 – 111 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

- Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam?

- Nêu những cách thức mà nhân dân Việt Nam lưu giữ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Nhân dân Việt Nam gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bác Hồ - Người đã hiến trọn đời mình cho dân tộc. Người “chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do.

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 16.6 – 16.8, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.110 – 111 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HỒ CHÍ MINH TRONG LÒNG

NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam?

…………………………………

2. Nêu những cách thức mà nhân dân Việt Nam lưu giữ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc.

………………………………………

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về vấn đề Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày các nội dung thảo luận theo Phiếu học tập số 1. 

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Tháng 11/2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 06/CT/TW, phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động đã lan tỏa, mang lại hiệu quả tích cực trên nhiều lĩnh vực đời sống chính trị - xã hội.

+ Năm 2016, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định gắn với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- GV kết luận: Sinh ra và hoạt động trong thế kỉ XX, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, được tôn thờ trong đạo lí, tín ngưỡng của dân tộc.

2. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoat động 2. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU 3: Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam.

 

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên Bảo tàng Chủ tịch

Hồ Chí Minh (Phan Thiết, Bình Thuận)

 

Bức tượng Hồ Chí Minh được các chiến sĩ bí mật mang ra nhà tù Côn Đảo

 

Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội)

 

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở  HDND - UBND TP. Chí Minh

https://www.youtube.com/watch?v=-234M2tlpKQ

https://www.youtube.com/watch?v=cvSbrSt-Jbk

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HỒ CHÍ MINH TRONG LÒNG

NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam?

- Đặt ra cơ sở đảm bảo, chỉ dẫn, soi đường cho quá trình toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

- Để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân “muôn vàn tình yêu thương”, Di chúc, tư tưởng, tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh.

2. Nêu những cách thức mà nhân dân Việt Nam lưu giữ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc.

- Học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách, tư tưởng Hồ Chí Minh

- Xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh; hệ thống bảo tàng, khu di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nhiều địa phương.

- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa VI) đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh (năm 1976).

- Cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng sáng tác âm nhạc, thơ ca, kịch, điện ảnh,…

- Nhiều giải thưởng, huy hiệu mang tên Hồ Chí Minh đã và đang được tổ chức.

 

Hoạt động 3. Lắng nghe lịch sử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lắng nghe bài hát “Bài ca Hồ Chí Minh”(sáng tác Ma-câu) và nêu được cảm nhận về bài hát.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, lắng nghe bài hát “Bài ca Hồ Chí Minh”(sáng tác Ma-câu) và nêu được cảm nhận về bài hát.
  3. Sản phẩm: HS cảm nhận về bài hát“Bài ca Hồ Chí Minh”(sáng tác Ma-câu) và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt và giới thiệu cho HS về tác giả - nhạc sĩ người Anh Iu-ân Ma-câu (1915 – 1989) và bài hát “Bài ca Hồ Chí Minh”.

- GV cho HS cả lớp lắng nghe bài hát “Bài ca Hồ Chí Minh”.

https://www.youtube.com/watch?v=CtJ6-QOVWZU

Bài ca Hồ Chí Minh

Nhạc và lời: lu-ân Ma-câu

Lời Việt phỏng dịch: Phú Ân

Miền Biển Đông xa tắp nơi chân trời

Người dân ở đó lầm than đói nghèo.

Từ đau thương Người đi khắp năm châu,

Lòng tin Mặt trời chân lí sáng soi rọi chiếu tới dân mình,

Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh! Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!

 

Vượt trùng sóng Người đi khắp phương trời,

Luyện tôi ý chí lòng nuôi căm thù.

Hồ Chí Minh ngày đêm xót thương dân tộc nô lệ,

Vì đế quốc dã man giày xéo đất nước mình,

Giày xéo Đông Dương này, tàn sát bao con người.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát Bài ca Hồ Chí Minh?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe thông tin về tác giả, bài hát Bài ca Hồ Chí Minh và nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát Bài ca Hồ Chí Minh. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

- “Bài ca Hồ Chí Minh” mang đến sự tự hào, lòng kính trọng đối với một con người đã dành cả cuộc đời để chiến đấu cho độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc.

- Bài hát không chỉ được coi là một biểu tượng của người dân Việt Nam, mà còn là một khoảnh khắc để tưởng nhớ và lan tỏa tinh thần cách mạng cho các thế hệ tương lai.

3. Lắng nghe lịch sử

- Tác giả:

+ Ma-câu (1915 – 1989) là nhạc sĩ người Anh, thành viên sáng lập và ca sĩ chính của ban nhạc rock Echo & the Bunnymen.

+ Nhạc sĩ đã phát hành nhiều album solo trong sự nghiệp với sự pha trộn giữa âm nhạc post-punk, indie rock và alternative rock.

- Bài hát “Bài ca Hồ Chí Minh”:

+ Hoàn cảnh sáng tác: chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 làm chấn động thế giới. Câu lạc bộ Lao động ở Luân Đôn (Anh), đại biểu Phong trào đòi tự do cho các thuộc địa tổ chức mít tinh chào mừng thắng lợi. Ma-câu sáng tác ca khu để bày tỏ sự ngưỡng mộ với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Giai điệu: mang đậm chất tình ca và những giai điệu trầm lắng.

+ Nội dung: sự trân trọng và lòng biết ơn với công lao vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Lời ca chúc tụng về sự chỉn chu và tận tâm của Người đến từ mọi lớp người trong xã hội, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

+ Trình diễn:

Bài hát được biểu diễn tại Đại hội liên hoan quốc tế ca hát phản chiến tổ chức tại La Ha-ba-na (Cu-ba).

+ Nhạc sĩ Phú Ân đặt lời tiếng Việt .

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam.
  3. Nội dung:

- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam.

- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.111.

  1. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam.

- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:

 

Trường THPT:………………………………………….

Lớp:……………………………………………………..

Họ và tên:……………………………………………….

 

PHIẾU BÀI TẬP LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 16: DẤU ẤN HỒ CHÍ MINH TRONG LÒNG

NHÂN DÂN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

 

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Năm 1987, tổ chức UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh là:

A. Hện thân của lòng yêu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

B. Tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử.

C. Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam.

D. Nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng về nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc, lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành độc lập.

B. Quyết định sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tự do, tiến bộ xã hội của nhân dân các nước châu Phi.

C. Là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

D. Hội tụ tinh hoa, giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây.

Câu 3: “Hồ Chí Minh đã cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa”. Đây là câu nói của ai?

A. Võ Nguyễn Giáp.

B. Phạm Văn Đồng.

C. Trần Phú.

D. Hoàng Văn Thụ.

Câu 4: Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, công trình nào đã được xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân cả nước?

A. Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (thành phố Cà Mau).

B. Khu di tích Phủ Chủ tịch (Hà Nội).

C. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội).

D. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên Bảo tàng Chủ tịch  Hồ Chí Minh (Phan Thiết, Bình Thuận).

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng về nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam?

A. Để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về kinh tế, xã hội.

B. Đặt ra cơ sở đảm bảo, chỉ dẫn, soi đường cho quá trình toàn Đảng, toàn dân ta.

C. Để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tư tưởng, tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh.

D. Cống hiến, hi sinh cả đời cho dân tộc Việt Nam.

Câu 6: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa VI) đã quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh vào:

A. Năm 1970.

B. Năm 1972.

C. Năm 1974.

D. Năm 1976.

Câu 7: Hiện nay, trên cả nước có bao nhiêu di tích, nhà lưu niệm ghi dấu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Hơn 800.

B. 465.

C. Gần 500.

D. Gần 700.

Câu 8: Bài ca Hồ Chí Minh do nhạc sĩ Ma-câu sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm chấn động thế giới.

B. Đại thắng mùa xuân làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ.

C. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Câu 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh hội tụ tinh hoa, giá trị của:

A. Văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

B. Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.

C. Văn hóa Phương Đông và văn hóa Việt Nam.

D. Văn hóa Việt Nam và văn hóa châu Á.

Câu 10: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:

……………………., nơi gìn giữ thi hài lãnh tụ Hồ Chí Minh (khởi công ngày 2/9/1973, khánh thành ngày 29/8/1975) tại trung tâm Quảng trường Ba Đình lịch sử ở Thủ đô Hà Nội, nơi ngày 2/9/1945, Người đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.  

A. Bảo tàng Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh).

B. Khu di tích Phủ Chủ tịch (Hà Nội).

C. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

C

A

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

D

D

A

B

C

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2. Trả lời câu hỏi bài tập 1  - phần Luyện tập SGK tr.111

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Nêu hình thức nhân dân thế giới thể hiện sự tôn vinh đối với những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thự hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hình thức nhân dân thế giới thể hiện sự tôn vinh đối với những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Một số hình thức nhân dân thế giới thể hiện sự tôn vinh đối với những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

+ Xây dựng nhà lưu niệm, khu tưởng niệm Hồ Chí Minh.

+ Dựng tượng đài kỉ niệm, bia tưởng niệm Hồ Chí Minh.

+ Đặt tên cho các đại lộ, con đường, trường học, công viên,…theo tên Hồ Chí Minh.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố kiến thức đã học về Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam.

- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.111.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời bài tập phần Vận dụng.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Lập kế hoạch học tập một việc làm, đức tính tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trình bày cho thầy, cô cùng các bạn trong lớp được biết.

- GV ví dụ cho HS một đức tính tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Về cách ứng xử:

+ Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp. Trong các cuộc tiếp xúc, Người thường khiêm tốn, không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại, luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người chung quanh.

+ Chân tình, nồng hậu, tự nhiên. Khi gặp gỡ mọi người, với những cử chỉ thân mật, lời hỏi thăm chân tình, hay một câu nói đùa, Người đã tạo ra một bầu không khí thân mật, thoải mái, thân thiết như trong một gia đình. Sự ân cần, nồng hậu, xóa bỏ mọi nghi thức, đi thẳng đến trái tim con người bằng tình cảm chân thực, tự nhiên, đó là nét nổi bật trong phong cách ứng xử của những nhà văn hóa lớn của mọi thời đại.

+ Linh hoạt, chủ động, biến hóa. Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh đạt tới sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm nồng hậu với lý trí sáng suốt, linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà châm chước cái nhỏ.

+ Vui vẻ, hòa nhã, xóa nhòa mọi khoảng cách. Trong văn hóa giao tiếp, ứng xử với mọi người, Hồ Chí Minh, luôn xuất hiện với thái độ vui vẻ cùng với sự hóm hỉnh, năng khiếu hài hước, đã xóa đi mọi khoảng cách, những nghi thức trịnh trọng không cần thiết, tạo không khí chan hòa, gần gũi giữa lãnh tụ với quần chúng, giữa những người bạn... Điều đó lý giải vì sao, mỗi khi Bác Hồ xuất hiện ở đâu là ở đó rộn lên niềm vui và tiếng cười hồ hởi không dứt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

...

Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • 30/08 bàn giao 1/2 học kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 750k - Đặt bây giờ: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 800k

=> Đặt bây giờ, chỉ cần gửi 50% phí. Đến lúc nhận kì I, gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước
Từ khóa: Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word lịch sử 12 sách chân trời sáng tạo, tải giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo, GA lịch sử 12 CTST 2024

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay