Nội dung chính địa lí 11 cánh diều Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế sách  địa lí 11 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

 

BÀI 2: TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ

I. TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

  1. Biểu hiện

- Các hợp tác song phương và đa phương đã trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết,....

- Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động

- Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh, việc di chuyển các luồng vốn quốc tế, tự do tham gia dịch vụ tài chính trên toàn thế giới thuận lợi hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

- Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành, ngày càng mở rộng, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia và thế giới.

- Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

  1. Hệ quả

- Toàn cầu hoá thúc đẩy chuyên môn hoá, hợp tác hoá, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

- Toàn cầu hoá làm gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội để giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại.

- Toàn cầu hoá làm xuất hiện và nhân rộng các mạng lưới liên kết.

- Toàn cầu hoá cũng làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

  1. Ảnh hưởng của toàn cầu hoá

- Tích cực:

+ Toàn cầu hoá mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường quốc tế... góp phần cải thiện mức sống cho người dân và giải quyết việc làm cho người lao động.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách để tiếp cận thị trường, cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp.

- Tiêu cực: làm gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

II. KHU VỰC HÓA KINH TẾ

Biểu hiện

Hệ quả

Ý nghĩa

- Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn như: (NAFTA), (EU), (ASEAN), (APEC), (MERCOSUR),....

- Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và liên kết trong khối có nhiều hình thức khác nhau.

- Khu vực hoá tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một mối trường phát triển ổn định và hợp tác. 

- Khu vực hoá tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, xã hội. 

- Khu vực hoá góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

- Khu vực hoá làm xuất hiện các vấn đề cần quan tâm đối với mỗi quốc gia.

- Tích cực: 

+ Việc tham gia các tổ chức khu vực làm cho mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá. 

+ Thông qua các tổ chức khu vực, mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế, xây dựng một khu vực phát triển hài hoà, ổn định bền vững, giải quyết các vấn đề chung của khu vực

=> Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 2: Toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm địa lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay