Nội dung chính địa lí 11 cánh diều Bài 7: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Mỹ La - Tinh

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Mỹ La - Tinh sách  địa lí 11 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

 

PHẦN 2: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

BÀI 7: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ KHU VỰC MỸ LATINH.

 

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

  1. Vị trí địa lí

- Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2.

- Lãnh thổ khu vực bao gồm: Mê-hi-cô và eo đất Trung Mỹ; các đảo, quần đảo trong biển Ca-ri-bê; toàn bộ Nam Mỹ và một số đảo, quần đảo ngoài khơi

- Phần đất liền của Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến khoảng vĩ độ 54°N;

- Tiếp giáp: giáp với Hoa Kỳ, với vịnh Mê-hi-cô, biển Ca-ri-bê và các đại dương lớn.

- Khu vực này nằm trên tuyến đường biển quan trọng từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương qua kênh đào Pa-na-ma. Vùng ven biển phía tây của khu vực năm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương

- Ảnh hưởng:

+ Vị trí này đã tạo cho khu vực Mỹ La-tinh có thiên nhiên đa dạng, phân hoá rõ rệt thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển, đa dạng các hoạt động sản xuất, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và tiếp thu các nền văn hoá từ bên ngoài.

+ Mỹ La-tinh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tại như: núi lửa, động đất, sóng thần.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Yếu tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Địa hình và đất đai

Địa hình và đất của khu vực Mỹ La-tinh tương đối đa dạng

+ Các đồng bằng và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích khu vực

+ Các đảo lớn trong biển Ca-ri-bê

+ Các dãy núi trẻ cao, đồ sộ tập trung chủ yếu ở phía tây; chạy dọc từ Mê-hi-cô, Trung Mỹ và ven Thái Bình Dương

- Các đồng bằng có đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây thực phẩm và chăn nuôi

- Các sơn nguyên có diện tích đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. 

- Các đảo lớn trong biển Ca-ri-bê có đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Do địa hình có sự phân hoá từ đông sang tây nên việc xây dựng các tuyến giao thông kết nối với khu vực đồng bằng gặp nhiều khó khăn. Ở vùng núi có tiềm năng lớn về khoáng sản, thuỷ điện và phát triển du lịch

Khí hậu

Do lãnh thổ rộng lớn và trải dài trên nhiều vĩ độ nên Mỹ La-tinh có nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.

+ Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo ở quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng La-nốt và phần lớn đồng bằng A-ma-dôn;

+ Đới khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn eo đất Trung Mỹ và khu vực chí tuyến Nam ở lục địa Nam Mỹ 

+ Đới khí hậu cận nhiệt chiếm diện tích nhỏ ở phía nam lục địa Nam Mỹ

+ Một số nơi như hoang mạc A-la-ca-ma có khí hậu khô hạn

+ thuận lợi cho trồng trọt và rừng phát triển.

+ tạo điều kiện để chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và rừng.

+ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới

+ các vùng núi cao có khí hậu khắc nghiệt, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân; vùng biển gặp một số thiên tai như: bão nhiệt đới, lũ lụt,... đã gây ra nhiều thiệt hại cho các quốc gia trong khu vực

Sông, hồ

- Khu vực Mỹ La-tinh có nhiều hệ thống sông lớn. 

- Các sông lớn trong khu vực là: A-ma-dôn, Pa-ra-na, Ô-ri-nô-cô, Pa-ra-goay.... 

- Mỹ La-tinh có một số hồ như: Ni-ca-ra-gua, Ma Chi-qui-ta, Ti-ti-ca-ca. 

- Sông có giá trị về thuỷ điện, giao thông, thuỷ sản và du lịch. 

- Tuy nhiên, hằng năm trên các hệ thống sông ở khu vực Mỹ La-tinh thường xảy ra lũ lụt nên đã gây khó khăn đến đời sống và sản xuất của người dân.

- Các hồ có giá trị lớn về mặt giao thông, điều tiết nước và phát triển du lịch.

Sinh vật

- Mỹ La-tinh có diện tích rừng lớn trên thế giới (khoảng 9,3 triệu km2, chiếm 23,5 % diện tích rừng trên thế giới năm 2020) và có nhiều kiểu rừng khác nhau

- Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới ẩm nguyên sinh lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn có xa-van ở phía tây của Mê-hi-cô và eo đất Trung Mỹ, thảo nguyên ở đồng bằng Pam-pa

- Tài nguyên rừng có tiềm năng rất lớn về kinh tế (cung cấp lâm sản, khai thác du lịch,...) và có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

- Do khai thác gỗ, lấy đất làm nông nghiệp, khai thác khoáng sản, cháy rừng,... nên diện tích và độ che phủ rừng ở khu vực Mỹ La-tinh đang bị suy giảm nghiêm trọng

Khoáng sản

Mỹ La-tinh có tài nguyên khoáng sản đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn. 

- Khoáng sản là cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu. 

- Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản quá mức ở nhiều quốc gia đã làm cho nguồn tài nguyên này đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.

Biển

Mỹ La-tinh có vùng biển rộng lớn, bao gồm các biển thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, vịnh Mê-hi-cô và biển Ca-ri-bê

- Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển

- Các ngư trường lớn tạo thuận lợi để phát triển nghề cá

- Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh nước sâu, tạo điều kiện xây dựng và phát triển cảng biển, có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch

- Dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia. 

- Tuy nhiên, vùng biển Mỹ La-tinh hiện nay đang gặp phải một số vấn đề cần giải quyết như: khai thác thuỷ sản quá mức, ô nhiễm môi trường.

III. ĐÔ THỊ HÓA VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN CƯ, XÃ HỘI

  1. Đô thị hoá

- Mỹ La-tinh là khu vực có mức độ đô thị hoá cao trên thế giới. Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng.

=> Đô thị hoá đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, tiêu thụ khối lượng hàng hoá lớn, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị, tạo sức hút đầu tư mạnh.

- Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá đã làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, nghèo đổi, suy thoái môi trường ở các thành phố.

  1. Dân cư

- Mỹ La-tinh là khu vực đông dân (năm 2020 là 652,3 triệu người) và có dân số tăng nhanh.

- Quy mô dân số giữa các quốc gia có sự chênh lệch lớn.

- Khu vực Mỹ La-tinh có cơ cấu dân số trẻ.

=> Đây là nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời cũng gây áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.

- Mật độ dân số trung bình của Mỹ La-tinh năm 2020 khoảng 33 người/km2, nhưng phân bố không đều.

+ Dân cư tập trung đông đúc ở eo đất Trung Mỹ và các đảo trong vịnh Mê-hi-cô, vùng duyên hải ven Đại Tây Dương, một số sơn nguyên có mật độ dân cư khá cao.

+ Dân cư thưa thớt ở các vùng núi cao, vùng đầm lầy và vùng khô hạn phía tây....

=> Việc phân bố dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến sử dụng lao động, khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế của khu vực.

- Khu vực Mỹ La-tính có thành phần dân cư đa dạng như người bản địa (người Anh điêng), người có nguồn gốc châu  u, người da đen gốc Phi, người gốc Á và người lai.

=> tạo cho Mỹ La-tỉnh có một nền văn hoá độc đáo, giàu bản sắc, là thế mạnh trong việc thu hút khách du lịch, tuy nhiên cũng gây ra những khó khăn nhất định như: sự bất đồng về ngôn ngữ, nguy cơ xung đột sắc tộc

  1. Xã hội

- Mỹ La-tinh có nền văn hoá độc đáo, được hình thành từ sự hoà quyện của các nền văn hoá bản địa và di cư.

=> Các nền văn hoá phát triển đã để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn về nhân văn và giá trị du lịch.

- Chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ La-tinh được tăng lên nhờ kinh tế ngày càng phát triển.

IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Chỉ tiêu

Đặc điểm

Quy mô GDP

- GDP khu vực Mỹ La tinh chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (năm 2020), có sự chênh lệch rất lớn giữa các quốc gia. 

- Nền kinh tế khu vực còn phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài, một số quốc gia trong khu vực có tỉ lệ nợ nước ngoài cao so với GDP.

- Nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại cao nhất thế giới.  

Tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh còn chậm và không đều do hầu hết các nước Mỹ La-tinh trước đây đều là những nước nông nghiệp lạc hậu; đường lối phát triển kinh tế chưa hợp lí, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài. Các công ty lớn hầu hết do người nước ngoài nắm giữ

- Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế, đầu tư phát triển công nghệ, tập trung củng cố bộ máy nhà nước, mở rộng liên kết... góp phần thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia và khu vực.

Cơ cấu kinh tế

- Có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. 

- Một số quốc gia trong khu vực có cơ cấu kinh tế tương đương các nước phát triển 

Các ngành kinh tế

Ngành

Các ngành nổi bật

Các sản phẩm nổi bật

Công nghiệp

Khai khoáng (dầu khí, bạc, đồng, than đá,...), điện tử -  tin học, luyện kim,... 

Dầu khí, vàng, oto, máy bay,…

Nông nghiệp

- Một số mặt hàng xuất khẩu chính là: cà phê, ca cao, chuối, đậu tương, thịt bò,... 

- Ngoài ra, khai thác thuỷ sản cũng được phát triển ở nhiều nước

Cà phê, đậu tương, chuối, mía, bò sữa, bò thịt,…

Dịch vụ

- Tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, chiếm khoảng 60 % GDP năm 2020. 

- Ngành du lịch có đóng góp ngày càng quan trọng cho sự phát triển kinh tế của một số quốc gia 

- Thương mại giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực. 

Những mặt hàng nông sản và sản phẩm công nghiệp như: cà phê, đậu tương, đường, quặng sắt, dầu mỏ,...

=> Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 7: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Mỹ La-tinh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm địa lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay