Nội dung chính Địa lí 12 chân trời Bài 22: Thương mại và du lịch
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 22: Thương mại và du lịch sách Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 22. THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. THƯƠNG MẠI
1. Nội thương
* Sự phát triển
- Hoạt động nội thương ở nước ta ngày càng phát triển.
- Hàng hoá và dịch vụ lưu thông trên thị trường phong phú và đa dạng.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ngày càng tăng và có sự phân hoá theo vùng.
* Phân bố
- Mạng lưới nội thương phân bố rộng khắp cả nước với các loại hình đa dạng.
- Cùng với sự phát triển của thương mại truyền thống là sự phát triển thương mại điện tử.
- Một số siêu thị và trung tâm thương mại ở nước ta thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn trong nước và ngoài nước.
2. Ngoại thương
* Sự phát triển
- Hiện nay, hoạt động ngoại thương ở nước ta ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.
- Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007.
- Hiện nay, nước ta có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Trị giá xuất khẩu của nước ta liên tục tăng.
- Cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng xuất khẩu.
- Nhóm hàng xuất khẩu ở nước ta khá đa dạng.
- Nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là tư liệu sản xuất cùng một số nhóm hàng tiêu dùng khác.
* Phân bố
- Thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
- Thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản,...
II. DU LỊCH
1. Tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch
* Sự phát triển:
- Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, nhiều địa điểm có sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
- Ngành du lịch ở nước ta phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch không ngừng được hoàn thiện.
- Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch có xu hướng tăng.
- Hiện nay, du lịch được chú trọng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
- Các chính sách kích cầu du lịch được thực hiện thường xuyên.
- Ngành du lịch nước ta đang ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào quản lí và kinh doanh.
* Phân bố
- Thị trường khách du lịch quốc tế của nước ta đa dạng, dẫn đầu là số lượt khách du lịch đến từ châu Á, tiếp đến là châu Âu, châu Mỹ,...
2. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch
- Trung tâm du lịch
+ Trên phạm vi cả nước đã hình thành các trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm du lịch vùng, trung tâm du lịch địa phương.
+ Các trung tâm du lịch quốc gia là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí
- Vùng du lịch: Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, nước ta có 7 vùng du lịch với việc khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên thế mạnh của vùng.
3. Du lịch với sự phát triển bền vững
- Hoạt động du lịch ở nước ta còn một số hạn chế.
- Thực trạng này đang đặt ra yêu cầu phát triển du lịch nước ta theo hướng bền vững.
- Một số loại hình du lịch gắn với xu hướng phát triển bền vững là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng,... được phát triển ở nhiều điểm du lịch tại các địa phương trong cả nước.
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 22: Thương mại và du lịch