Nội dung chính Địa lí 12 chân trời Bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ sách Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

BÀI 27. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN Ở BẮC TRUNG BỘ

I. KHÁI QUÁT

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Diện tích: khoảng 51,2 nghìn km²

- Gồm 6 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trong đó, Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 

- Bắc Trung Bộ có vùng biển rộng lớn thuộc Biển Đông, có hệ thống đầm, phá cùng nhiều đảo, quần đảo.

- Bắc Trung Bộ giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và nước láng giềng Lào. 

- Vị trí địa lí Bắc Trung Bộ thuận lợi cho việc kết nối giữa các tỉnh phía bắc với các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây của tiểu vùng sông Mê Công, là cửa ngõ ra biển của các nước láng giềng

2. Dân số

- Năm 2021, Bắc Trung Bộ có số dân khoảng 11,2 triệu người, mật độ dân số là 218 người/km². 

- Dân cư phân bố tập trung ở khu vực đồng bằng ven biển, thưa thớt ở khu vực núi phía tây. 

- Bắc Trung Bộ có nhiều thành phần dân tộc.

- Tỉ lệ dân thành thị chiếm khoảng 25,5% số dân của Bắc Trung Bộ. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 48,9%.

II. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

1. Thế mạnh, hạn chế đối với hình thành và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

* Thế mạnh 

- Bắc Trung Bộ có lãnh thổ kéo dài từ bắc xuống nam, hẹp từ đông sang tây với 3 dải địa hình phổ biến là núi và đồi phía tây; đồng bằng ven biển; vùng biển và thềm lục địa phía đông. 

- Địa hình và đất: dải đồng bằng ven biển có đất phù sa, đất cát phù hợp trồng cây công nghiệp hàng năm và cây lương thực. Khu vực gò đồi có diện tích tương đối rộng, thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn; một số nơi có đất badan khá màu mỡ

- Khí hậu: Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, một số nơi khí hậu phân hoá theo độ cao địa hình

- Nguồn nước: Bắc Trung Bộ có một số hệ thống sông lớn cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, còn có nguồn nước ngầm góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Rừng: 

+ Khu vực đồi núi phía tây ở Bắc Trung Bộ có diện tích rừng tự nhiên lớn, ven biển có rừng phòng hộ chắn cát. 

+ Rừng có nhiều loài gỗ quý và các lâm sản khác.

+ Bắc Trung Bộ có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới.

+ Tài nguyên rừng có giá trị trong khai thác gỗ, lâm sản, phát triển du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tác động của thiên tai,..

- Biển, đảo: 

+ Vùng biển Bắc Trung Bộ có tiềm năng hải sản lớn, đường bờ biển dài, vùng biển rộng, giàu thành phần loài.

+ Địa hình bờ biển thuận lợi để xây dựng các cảng cá. 

+ Bắc Trung Bộ có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên cát, đầm, phá, mặt biển và ven các đảo.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Bắc Trung Bộ có số dân đông, lực lượng lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và ứng phó với thiên tai. 

+ Khoa học - công nghệ trong sản xuất và chế biến được ứng dụng ngày càng rộng rãi, phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp

* Hạn chế

- Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các thiên tai.

- Năng suất lao động chưa cao; cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật còn hạn chế, đặc biệt ở khu vực phía tây gây khó khăn cho hoạt động sản xuất.

2. Đặc điểm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

* Trồng trọt

- Cây công nghiệp: 

+ Phát triển một số cây công nghiệp lâu năm.

+  Các cây công nghiệp hàng năm được trồng nhiều ở các đồng bằng.

- Cây ăn quả: 

+ Phát triển nhanh ở nhiều địa phương.

+ Việc ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn, hướng tới xuất khẩu trong trồng cây ăn quả được đẩy mạnh. 

+ Các tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn là Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Cây lương thực: 

+ Chủ yếu là lúa, ngô. Bắc Trung Bộ đã hình thành những vùng sản xuất lúa giống, lúa gạo thương phẩm, áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh lúa để tăng năng suất. 

+ Bắc Trung Bộ đẩy mạnh trồng các giống ngô mới cho hiệu quả kinh tế cao. Cây lương thực được trồng nhiều ở đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

* Chăn nuôi

- Chăn nuôi gia súc lớn phát triển ở các khu vực đồi trước núi.

- Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung ở những địa bàn trồng cây lương thực.

=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay