Nội dung chính Địa lí 9 kết nối Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ sách Lịch sử và Địa lí 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức

BÀI 15: DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

– Duyên hải Nam Bộ giáp với Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và nước láng giềng Lào. Phía đông có vùng biển rộng lớn, với nhiều đảo và quần đảo. - Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng phía bắc với vùng phía nam, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Lào.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Thế mạnh

- Địa hình, khí hậu:

+ Phía tây địa hình chủ yếu là đồi núi với đất feralit thích hợp cho trồng rừng và phát triển kinh tế dưới tán rừng.

+ Phía đông là dải đồng bằng hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển, có nhiều cồn cát,... với đất phù sa và đất cát pha, thích hợp để trồng cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm.

– Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao, số giờ nắng nhiều đem đến tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo.

– Nguồn nước:

+ Có nhiều sông nhưng chủ yếu là sông ngắn và dốc. Sông có giá trị về thuỷ điện và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Hệ thống hồ chứa nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số mỏ nước khoáng như Thạch Bích (Quảng Ngãi), Vĩnh Hảo (Bình Thuận),... có thể phát triển du lịch.

– Sinh vật: Tài nguyên sinh vật phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế như cây dược liệu, gỗ,... là cơ sở để phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái,...

- Khoáng sản có cát thuỷ tinh, ti-tan (Bình Thuận), vàng (Quảng Nam), dầu mỏ và khí tự nhiên (thềm lục địa Bình Thuận),... là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.

– Biển, đảo: Vùng biển rộng, trong vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá với trữ lượng lớn; đường bờ biển dài, khúc khuỷu, có nhiều đảo, bán đảo, vũng vịnh kín, bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.

b) Hạn chế

- Địa hình chia cắt, gây trở ngại cho giao thông và khó khăn để phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.

– Thường xuyên chịu tác động của bão, hạn hán và sa mạc hoá, biến đổi khí hậu, gây thiệt hại tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.

3. Phân bố dân cư, dân tộc

- Mật độ dân số thấp hơn mức bình quân của cả nước (211 người/km).

– Phân bố dân cư có sự chênh lệch giữa khu vực phía tây và khu vực đồng bằng

ven biển. Tỉ lệ dân thành thị chiếm hơn 40%.

– Duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như Kinh, Chăm, Cơ-tu, Hrê, Cơ-ho,... Các dân tộc phân bố đan xen.

+ Người Kinh phân bố rộng khắp.

+ Các dân tộc khác chủ yếu ở vùng đồi núi phía tây.

+ Người Chăm sinh sống chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

4. Những chuyển biến trong phát triển và phân bố kinh tế

- Chuyển biến trong phát triển kinh tế: + GRDP ngày càng tăng.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

+ Các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ được chú trọng phát triển. – Chuyến biển trong phân bố kinh tế:

+ Khu vực đồng bằng ven biển đẩy mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển, công nghiệp, dịch vụ. Hình thành dải khu công nghiệp ven biển kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

+ Khu vực phía tây phát triển nông lâm kết hợp, du lịch sinh thái và thuỷ diện.

5. Một số ngành kinh tế thế mạnh

* Thủy sản

– Hiện trạng phát triển:

+ Sản lượng thuỷ sản đứng thứ hai cả nước sau Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh, chiếm 90% tổng sản lượng thuỷ sản. + Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, đầu tư tàu đánh bắt công suất lớn, trang thiết bị hiện đại.

+ Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được đẩy mạnh theo hướng áp dụng công nghệ cao, nuôi trồng bền vững.

– Phân bố: Bình Thuận, Bình Định, Quảng Ngãi và Khánh Hoà là những tỉnh có hoạt động khai thác thuỷ sản phát triển nhất. Khánh Hoà và Phú Yên là những tỉnh có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhất.

*Công nghiệp

– Hiện trạng phát triển:

+ Tổng sản phẩm của ngành công nghiệp tăng liên tục.

+ Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, nổi bật là ngành công nghiệp điện (thuỷ điện, nhiệt diện, diện gió, diện mặt trời); sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác,...

+ Các ngành công nghiệp đang tích cực áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. - Phân bố: hình thành các trung tâm công nghiệp ven biển: Đà Nẵng, Tam Kỳ, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

* Dịch vụ

– Sự phát triển:

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP

+ Cơ cấu ngành dịch vụ khá đa dạng. Giao thông vận tải và du lịch là ngành thế mạnh.

• Mạng lưới giao thông vận tải được đầu tư nâng cấp, có nhiều tuyến đường bộ huyết mạch; đường sắt Thống Nhất; cảng biển là thế mạnh nổi bật, với nhiều cảng quan trọng; có các cảng hàng không trong nước và quốc tế,... Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển tăng.

• Du lịch có nhiều thế mạnh để phát triển. Các loại hình du lịch đa dạng. Các sản phẩm du lịch có chất lượng ngày càng cao. Thu hút ngày càng nhiều du khách.

– Phân bố: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn là các trung tâm dịch vụ lớn nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

6. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

– Vùng gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

– Vùng có thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển: kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo,...

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng khá cao.

- Định hướng phát triển: tập trung vào khu vực ven biển Thừa thiên Huế – Đà Nẵng - Quảng Nam – Quảng Ngãi trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp khoa học công nghiệp chất lượng cao; tiếp tục hình thành, phát triển các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế,…

=> Giáo án Địa lí 9 kết nối bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay