Nội dung chính Địa lí 9 kết nối Bài 7: Công nghiệp

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Công nghiệp sách Lịch sử và Địa lí 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức

BÀI 7: CÔNG NGHIỆP

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp

Nhân tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Vị trí địa lí

Nước ta nằm ở khu vực phát triển năng động trên thế giới.

Thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp.

Khoáng sản

- Khoáng sản đa dạng, trong đó một số loại có trữ lượng lớn.

- Phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có quy mô nhỏ, phân bố không tập trung, nhiều loại có nguy cơ cạn kiệt. 

– Là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, sản loại,...

xuất kim

– Chi phí khai thác cao.

Nguồn nước

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm dồi dào. 

- Sông chảy qua địa hình dốc nên có trữ năng thuỷ diện lớn.

- Nhiều mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn.

- Cung cấp nước cho các ngành công nghiệp.

- Phát triển thuỷ điện.

- Phát triển ngành công nghiệp sản xuất đồ uống.

Sinh vật

Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế và giá trị dược liệu cao; nguồn

hải sản dồi dào.

Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm.

Khí hậu

– Khí hậu nhiệt đới ẩm.

– Số giờ nắng cao, lượng bức xạ lớn, gió quanh năm.

- Phát triển nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; phát triển điện gió, điện mặt trời. 

– Chi phí làm mát, bảo quản máy móc,...

Dân cư và lao động

– Dân số đông.

– Lực lượng lao động dồi dào, trình độ người lao động ngày càng được nâng lên.

- Tạo thị trường tiêu thụ lớn. – Tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Chính sách

Nhà nước ban hành nhiều các chính sách công nghiệp.

Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp.

Thị trường

Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng.

- Góp phần mở rộng, nâng cao sản lượng các ngành công nhiệp.

- Thị trường ngày càng cạnh tranh.

Khoa học công nghệ, vốn và cơ sở vật chất kĩ thuật

Nước ta tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, áp dụng nhiều công nghệ tiên

tiến vào sản xuất.

– Cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư phát triển hiện đại. Tuy nhiên, ở một số ngành đã lạc hậu,...

– Vốn đầu tư cho công nghiệp ngày càng tăng.

Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của các sản phẩm công nghiệp.

2. Các ngành công nghiệp chủ yếu

Ngành

Vai trò

Hiện trạng

Phân bố

Công nghiệp khai khoáng

Đóng góp vào giá trị sản xuất ngành xông nghiệp. 

- Sản lượng khai thác biến động.  

– Đang áp dụng nhiều công nghệ mới trong sản xuất.

Than: Quảng Ninh, dầu thô và khí tự nhiên: thềm lục địa phía Nam, ti-tan: Duyên hải Nam Trung Bộ,...

Công nghiệp sản xuất điện

- Phát triển kinh tế đất nước. 

- Nâng cao đời sống nhân dân.

– Sản lượng điện tăng.

- Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn điện, vận hành và quản lí hệ thống lưới điện thông minh. 

- Cơ cấu sản lượng điện đa dạng, tăng tỉ trọng điện gió, điện mặt trời và các loại điện tái tạo khác.

– Thuỷ điện tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi. 

- Nhiệt điện phân bố khắp cả nước.

- Điện gió và điện mặt trời tập trung chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm

Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất xông nghiệp.

- Sản lượng các sản phẩm ngày càng tăng. 

- Áp dụng công nghệ mới: đông khô, sấy khô, sấy lạnh, công nghệ sinh học.

Phân bố rộng khắp cả nước, phát triển mạnh ở các đô thị như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,…

Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính

- Vai trò ngày càng quan trọng.

- Tỉ trọng trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng.

- Sản lượng các sản phẩm tăng nhanh, cơ cấu ngành da dạng. 

- Ngành có hàm lượng công nghệ cao, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hoá.

Tập trung ở những nơi có nguồn lao động trẻ, có trình độ như vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép

Là ngành sản xuất tiêu dùng quan trọng của đất nước.

- Sản lượng sản phẩm của ngành tăng nhanh.

– Sản phẩm của ngành là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

– Đang áp dụng công nghệ hiện đại: tự động hoá, in 3D, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất.

Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…

3. Vấn đề phát triển công nghiệp xanh

– Khái niệm: Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn.

Ý nghĩa:

+ Giảm thiểu chất thải công nghiệp.

+ Tạo ra sản phẩm công nghiệp chất lượng cao.

+ Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu, nguyên liệu và năng lượng.

– Ví dụ: diện mặt trời, công nghiệp xử lí nước thải,...

=> Giáo án Địa lí 9 kết nối bài 7: Công nghiệp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay