Nội dung chính hóa học 10 cánh diều Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học sách hóa học 10 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hóa học 10 cánh diều (bản word)
BÀI 15. Ý NGHĨA VÀ CÁCH TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I. Ý NGHĨA VỀ DẤU VÀ GIÁ TRỊ CỦA BIẾN THIÊN ENTHALPY PHẢN ỨNG
Phản ứng toả nhiệt | Phản ứng thu nhiệt |
Lượng nhiệt này gọi là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng, có giá trị âm rHo298 < 0 Giá trị càng âm, phản ứng toả ra càng nhiều nhiệt | Lượng nhiệt này gọi là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng, có giá trị dương rHo298 > 0 Giá trị càng dương, phản ứng thu vào càng nhiều nhiệt |
Xác định dấu của ∆rHo298 của phản ứng được thể hiện trong hai sơ đồ dưới đây.
rHo298 < 0 rHo298 > 0
So sánh hai loại phản ứng
| Phản ứng toả nhiệt | Phản ứng thu nhiệt |
Giai đoạn khơi mào | Có thể có, có thể không cần khơi mào tuỳ phản ứng cụ thể | Hầu hết các phản ứng cần thiết khơi mào (đun hoặc đốt nóng) |
Giai đoạn tiếp diễn | Hầu hết các phản ứng không cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóng | Hầu hết các phản ứng cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóng |
Câu 1: do lượng nhiệt sinh ra từ C2H2 nhiều gấp 1,5 làn lượng nhiệt sinh ra từ CH4
Câu 2:
(1)Phản ứng 1 diễn ra thuận lợi hơn phản ứng hai do phản ứng 1 là phản ứng toả nhiệt còn phản ứng 2 là phản ứng thu nhiệt
(2)- Phản ứng 1 không thuận lợi vì phản ứng đó là phản ứng thu nhiệt.
- Phản ứng 2 thuận lợi hơn phản ứng một do ∆rHo298 dương và nhỏ hơn.
Câu 3:
Nếu có nhiều CO thì Hb + CO HbCO xảy ra rất thuận lợi do ∆rHo298 càng âm và phản ứng HbCO + O2 HbO2 + CO càng khó xảy ra do ∆rHo298 dương
- Giải thích vì sao để giữ ấm cơ thể, người ta thường uống nước mắm cốt:
Khi uống nước mắm, thường là mắm cốt với độ đạm cao, đồng nghĩa với chứa rất nhiều acid amin. Các acid amin này sẽ đc hấp thu nhanh chóng vào cơ thể cung cấp năng lượng. Giúp cơ thể có nguyên liệu để tăng sinh nhiệt.
Cùng với đó, lượng muối trong nước mắm thường rất cao. Khi uống vào sẽ khiến huyết áp tăng lên. Tim làm việc nhiều hơn để bơm lượng máu lớn hơn đi khắp cơ thể. Nước là chất giữ nhiệt tốt nên việc máu tăng lưu lượng giúp nhanh chóng điều hòa nhiệt độ cả cơ thể, nhanh chóng vận chuyển năng lượng đến các mô. Từ đó giúp cho cơ thể không bị lạnh.
Câu 4:
(1) Đốt nóng để gây phản ứng cho một lượng nhỏ chất ban đầu sau đó phản ứng tỏa nhiệt có thể tự tiếp diễn.
(2) Vì phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt từ quá trình đốt cháy than nên nếu không xếp lẫn than thì phản ứng nung sẽ không tiếp diễn.
II. TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY PHẢN ỨNG THEO ENTHALPY TẠO THÀNH.
Giả sử có phản ứng tổng quát:
aA + bB → mM + nN
Biên thiên enthalpy chuẩn của phản ứng này tính được theo công thức
∆rHo298= m.∆fHo298(M) + n.∆fHo298(N)
– a.∆fHo298 (A) – b.∆fHo298(B)
Tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết
Giả sử có phản ứng tổng quát:
aA + bB → mM + nN
Biên thiên enthalpy chuẩn của phản ứng này tính được theo công thức
∆rHo298 = a.Eb(A) + b.Eb(B) – m.Eb(M) – n.Eb(N)
Trong đó Eb(A), Eb(B), Eb(M), Eb(N) lần lượt là tổng năng lượng liên kết của tất cả các liên kết trong phân tử A, B, M, N
Kết luận
Xác định biến thiên enthalpy để xác định được phản ứng hoá học đó xảy ra thuận lợi hay không thuận lợi, ứng dụng của phản ứng trong đời sống.
=> Giáo án hóa học 10 cánh diều bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hoá học