Nội dung chính hóa học 10 chân trời sáng tạo Bài 2: Thành phần của nguyên tử

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Thành phần của nguyên tử sách hóa học 10 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 2. THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ

1. THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

+ Democritus là người đầu tiên tìm ra nguyên tử vào khoảng 400 năm TCN. Ông chỉ đưa ra quan điểm và khái niệm về nguyên tử, không chứng minh một cách khoa học được nguyên tử là có thật.

+ “Atomos” nghĩa là không thể phá hủy, không thể chia nhỏ hơn được nữa. => Nguyên tử vô cùng nhỏ bé

+ Đến cuối thế kỉ XIX, các nhà khoa học chứng minh được sự tồn tại của nguyên tử bằng thực nghiệm.

- Trả lời câu 1 sgk trang 13:

Nguyên tử gồm có proton, neutron và electron.

=> Kết luận: Nguyên tử gồm hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.

2. SỰ TÌM RA ELECTRON

- Trả lời câu 2 sgk trang 14: Màn huỳnh quang (màn phosphorus) sẽ phát sáng, cho phép xác định vị trí của chùm tia khi nó chạm vào phần cuối của ống âm cực.

- Trả lời câu 3 sgk trang 14: Tia âm cực bản chất là các hạt manh điện tích âm (được phát ra từ cực âm của ống tia âm cực). Do đó, nó bị hút về cực dương của trường điện.

- Trả lời câu 4 sgk trang 14: Chong chóng quay, chứng tỏ tia âm cực là chùm hạt vật chất có khối lượng và chuyển động với vận tốc rất lớn.

=> Chùm hạt đó chính là hạt electron

=> Kết luận:

  • Trong nguyên tử tồn tại một loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm, được gọi là electron (kí hiệu là e).
  • Hạt electron có:

- Điện tích qe= -1,602.10-19C (coulomb)

- Khối lượng: me = 9,11.10-28 g.

  • Người ta chưa phát hiện được điện tích nào nhỏ hơn 1,602.10-19C nên nó được dùng làm điện tích đơn vị, điện tích của electron là -1.

+ Tia X đánh bật electron ra khỏi miếng kim loại và bám vào giọt dầu, lúc này giọt dầu sẽ được tích điện âm. Tấm kim loại mang điện tích dương sẽ hút giọt dầu điện theo lực hút tĩnh điện. Thay đổi cường độ điện trường sẽ làm lực hút này lớn hơn. => có thể kiểm soát tốc độ rơi bằng cách thay đổi cường độ điện trường.

+ Sau khi làm thí nghiệm, nhà vật lý đã nghiên cứu ra chính xác điện tích và khối lượng của electron.

 

3. SỰ KHÁM PHÁ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

- Trả lời câu 5 sgk trang 16: Kết quả thí nghiệm cho thấy, ban đầu khi rời khỏi nguồn radium, chùm hạt đi theo đường thẳng. Lúc chạm tới lá vàng, phần lớn các hạt alpha đều xuyên thẳng qua, một phần đi lệch hướng ban đầu, có một số ít hạt bật lại phía sau khi chạm lá vàng.

Giải thích: Do nguyên tử có cấu tạo rỗng nên hầu hết các hạt alpha đều có thể đi xuyên qua lá vàng. Một nguyên tử bao gồm phần lớn là không gian trống mà các hạt electron chuyển động trong đó, quanh một phân tử mang điện tích dương gọi là hạt nhân nguyên tử.

=> Kết luận:

  • Nguyên tử có cấu tạo, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
  • Nguyên tử trung hòa về điện: Số đơn vị điện tích dương của các hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.

- Trả lời bài luyện tập sgk trang 16:

+ Điện tích e: -8

+ Điện tích hạt nhân: +8

4. CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

- Năm 1919, khi bắn phá hạt nhân nguyên tủ nitrogen bằng các hạt alpha, Rutherford đã nhận thấy sự xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxygen và một loại hạt mang một đơn vị điện tích dương (e0 hay +1), đó là proton

- Năm 1932, khi dùng các hạt alpha để bắn phá hạt nhân nguyên tử beryllium, Chadwick đã nhận thấy có sự xuất hiện của một loại hạt có khối lượng xấp xỉ hạt proton nhưng lại không mang điện. Ông gọi chúng là neutron (kí hiệu là n)

=> Kết luận: Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là protron và neutron. Proton mang điện tích dương (+1) và neutron không mang điện. Proton và neutron có khối lượng gần bằng nhau.

- Trả lời bài luyện tập sgk trang 17:

+ Số proton: 11.

+ Số electron: 11.

5. KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ

- Trả lời câu 7 sgk trang 17:

Đường kính của nguyên tử gấp 10 000 lần đường kính hạt nhân. Do đó, lích thước của nguyên tử lớn hơn rất nhiều lần kích thước của hạt nhân.

=> Kết luận: Nếu em nguyên tử như một quả cầu, trong đó các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân thì nguyên tử thì nguyên tử đó có đường kính khoảng 10-10 m và đường kính của hạt nhân khoảng 10-14 m. Như vậy, đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10 000 lần.

- Đáp án phiếu học tập

Câu 1: Nếu hạt nhân có đường kính là 10cm thì đường kính nguyên tử có độ dài 10.10000= 1.000.000 cm tương đương với 1km.

Câu 2: Sử dụng đơn vị nanometer (nm) hay angstrom (Å) thường được dùng để biểu thị kích thước nguyên tử.

1mn=10-9m; 1Å = 10-10 m ; 1nm= 10Å

Câu 3: Sơ đồ cấu tạo hạt nhân

- Dự đoán: hạt quark vẫn chưa phải là loại hạt nhỏ bé nhất, chúng vẫn được cấu tạo bởi các loại hạt nhỏ hơn nữa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm hóa học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay