Nội dung chính hóa học 10 chân trời sáng tạo Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách hóa học 10 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 5. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. LỊCH SỬ PHÁT MINH ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN VÀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

- Trả lời câu 1 sgk trang 36:

Mendeleev đã sắp xếp các nguyên tố thành các cột theo khối lượng nguyên tử tăng dần được đặt sau nguyên tố. Những nguyên tố chưa biết được đánh dấu hỏi phí trước giá trị khối lượng nguyên tử.

- Trả lời câu 2 sgk trang 36:

Nguyên tử khối của iodine (I) là 127, của tellurium (Te) là 128 nhưng Te lại đứng trước I. Điều này trái với cách sắp xếp của Mendeleev.

- Trả lời câu 3 sgk trang 36:

Các dấu chấm hỏi là những dự đoán của Mendeleev đối với các nguyên tố chưa tìm ra hoặc dự đoán về nguyên tử khối của các nguyên tố.

- Trả lời câu 4 sgk trang 36:

Sc (? = 45), Ga (? =68), Ge (? =70).

- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng điện tích hạt nhân.

=> Kết luận: Năm 1896, nhà hóa học Mendeleev đã công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, trong đó các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. Bảng tuần hoàn hiện đại ngày nay được xây dựng trên cơ sở mối liên hệ giữa số hiệu nguyên tử và tính chất của nguyên tố, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân.

2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.

- Trả lời câu hỏi 5 sgk trang 15:

+ Số hiệu nguyên tử: 13

+ Kí hiệu hóa học: Al

+ Số oxi hóa: +3

+ Cấu hình electron: [Ne] 3s23p1.

+ Độ âm điện: 1,61

+ Nguyên tử khối trung bình: 26,98.

=> Kết luận: Mỗi ô nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, gọi là ô nguyên tố. Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học trong ô đó.

- Trả lời luyện tập sgk trang 38:

+ Số electron lớp ngoài cùng: 3

+  Số proton: 13

- Số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong từng chu kì bằng nhau.

=> Kết luận:

Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong cùng nguyên tử được xếp thành 1 hàng, gọi là chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì. Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì:

  • Các chu kì 1, 2 và 3 là các chu kì nhỏ.
  • Các chu kì 4, 5, 6 và 7 là các chu kì lớn.

- Trả lời câu luyện tập sgk trang 38:

Z= 20

Cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s2

Nguyên tử của nguyên tố có 4 lớp electron nên thuộc chu kì 4.

- Trả lời câu 7 sgk trang 38:

Các nguyên tố trong cùng một nhóm có cấu hình electron tương tự nhau.

- Trả lời câu 8 sgk trang 38:

Mỗi nhóm 1 cột, riêng nhóm VIIIB có 3 cột (cột 8, 9, 10).

- Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc phân lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa.

- Số electron hóa trị bằng số thứ tự nhóm A:

1 electron hóa trị - IA

2 electron hóa trị - IIA

=> Kết luận:

  • Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau do đó tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp theo cột.

Số thứ tự nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm.

- Trả lời câu 11 sgk trang 39:

Dựa vào cấu hình electron, ta có thể phân loại các nguyên tố như sau:

+ Khối nguyên tố s: Z=20 (kim loại)

+ Khối nguyên tố p: Z= 6 (phi kim), 8 ( phi kim), 18 (khí hiếm)

=> Kết luận:

  • Dựa vào cấu hình electron, người ta phân loại các nguyên tố thành nguyên tố s, nguyên tố p, nguyên tố d và nguyên tố f.
  • Dựa vào tính chất hóa học người ta phân loại các nguyên tố thành nguyên tố kim loại, nguyên tố phi kim và nguyên tố khí hiếm.

- Trả lời câu luyện tập sgk trang 40:

a, Z= 7, 1s22s22p3

b, Nguyên tố p

c, Phi kim.

- Trả lời câu 12 sgk trang 40:

Điện tích hạt nhân tăng từ trái sang phải trong một chu kì và tăng từ trên xuống dưới trong một nhóm.

=> Kết luận: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

  • Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
  • Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một chu kì.
  • Các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau được xếp cùng một nhóm.

- Trả lời câu vận dụng sgk trang 40:

Si nằm ở ô 14, chu kì 3 nhóm IVA.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm hóa học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay