Nội dung chính hóa học 10 chân trời sáng tạo Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm sách hóa học 10 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 6. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ, THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ VÀ NHÓM

1. BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ

- Trả lời câu 1 sgk trang 43:

Bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi chu kì từ trái qua phải nhìn chung giảm, tromg một nhom A từ trên xuống dưới nhìn chung tăng.

- Trả lời câu 2 sgk trang 43:

+ Yếu tố gây ra: điện tích hạt nhân và số lớp electron.

+ Giải thích: Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron. Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên electron lớp ngoài cùng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn, vì vậy bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần. Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.

=> Kết luận:

Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

  • Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron. Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên electron lớp ngài cùng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn, vì vậy bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
  • Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần.

- Trả lời câu luyện tập sgk trang 43:

Chiều tăng dần bán kính nguyên tử: O, N, Li, Na, K.

2. ĐỘ ÂM ĐIỆN

- Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.

- Trả lời câu 3 sgk trang 44:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng. Do đó, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường tăng dẫn.

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó, độ âm điện của các nguyên tố thường giảm dần.

- Trả lời câu 4 sgk trang 44:

+ Các khí hiếm tạo thành rất ít các hợp chất nên chúng không có giá trị độ âm điện

=> Kết luận:

Độ âm điện nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

  • Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng. Do đó độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần.
  • Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần.

- Trả lời câu luyện tập sgk trang 45:

Chiều tăng dần độ âm điện:

K < Na < Mg < Al

3. TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM

- Trả lời câu 5 sgk trang 45:

+ Nguyên tử trung hòa về điện. Nguyên tử nhường bớt electron sẽ tạo hành phần tử có số đơn vị điện tích dương lớn hơn số điện tích âm nên phân tử này tích điện dương:

Na nhường 1 electron sẽ tạo thành Na+ tích 1 điện tích dương

+ Nguyên tử nhận thêm một electron sẽ tạo thành phần tử có số đơn vị điện tích âm lớn hơn số đơn vị điện tích dương nên phần tử này mang điện tích âm:

F nhận 1 electron tạo thành F- tích 1 điện tích âm

+ Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron để trở thành ion dương (cation)

+ Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron để trở thành ion âm (anion)

- Trả lời câu 6 sgk trang 45:

a, Đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì, độ âm điện tăng dần nên khả năng nhận electron của nguyên tử các nguyên tố tăng theo, khả năng nhường electron giảm dần.

b, Đi từ đầu nhóm đến cuối nhóm, độ âm điện giảm dần nên khả năng nhận electron của nguyên tử các nguyên tố giảm theo, khả năng nhường electron tăng dần.

=> Kết luận: Tính kim loại, phi kim của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

  • Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng. Do đó, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.
  • Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính kim kim giảm dần.

- Trả lời câu luyện tập sgk trang 46:

Tính kim loại: K > Na > Mg.

4. TÍNH ACID-BÁE CỦA OXIDE VÀ HYDROXIDE

- Trả lời câu 7 sgk trang 46:

3 nguyên tố Na, Al và S cùng thuộc chu kì 3

+ Khả năng phản ứng với acid:

Na2O > Al2O3 > SO3

NaOH > Al(OH)3 > H2SO4

+ Khả năng phản ứng với base:

Na2O < Al2O3 < SO3

NaOH < Al(OH)3 < H2SO4

- Trả lời câu 8 sgk trang 46:

Tính axit, tính base của oxide và hydroxide biến đổi tường tự như tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong chu kì.

=> Kết luận: Trong một chu kì, theo chiều tăng hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid tăng dần.

- Trả lời câu luyện tập sgk trang 47:

Tính acid : HClO4 > H2SO4 > H3PO4 > H2SiO3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm hóa học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay