Nội dung chính hóa học 10 chân trời sáng tạo Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals sách hóa học 10 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 11. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER VAALS
1. LIÊN KẾT HYDROGEN
- Trả lời câu hỏi 1 sgk trang 67: Do oxy có độ âm điện mạnh hơn sunfur nên O-H phân cực mạnh hơn so với liên kết S-H.
- Trả lời câu hỏi 2 sgk trang 68: Liên kết hydrogen giữa các phân tử là lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử mang độ âm điện lớn, thường là F, O, N) ở phân tử này với một nguyên tử phi kim mang điện tích âm lớn (thường là F, O, N) còn cặp hóa trị chưa tham gia liên kết ở phân tử khác.
- Trả lời câu hỏi 3 sgk trang 68: Do lực hút tĩnh điện yếu giữa nguyên tử hydrogen tích một phần điện tích dương với một nguyên tử dó điện tích âm nên liên kết hydro yếu hơn so với liên kết cộng hóa trị và liên kết ion là các loại liên kết hình thành nên liên kết hóa học ở các phân tử.
=> Kết luận: Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giũa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn ( thường là F,O,N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.
- Trả lời câu luyện tập sgk trang 68: Nước có nhiệt độ sôi cao hơn H2S do giữa nước có liên kết hydrogen giữa các phân tử. Do sunfur (S) có độ âm điện nhỏ nên giữa các phân tử H2S không có khả năng tạo liên kết hydrogen với nhau.
Nhiệm vụ 1: Các tính chất vật lí của nước: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sô khá cao là 0 độ C và 100 độ C. Nước là dung môi tốt, hòa tan được nhiều chất.
Nhiệm vụ 2: So với các hợp chất có cấu trúc phân tử tương tự, nước có liên kết hydrogen nên sẽ có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao hơn. Các phân tử dễ bị hòa tan trong nước do tạo được liên kết hydrogen với các phân tử nước.
- Trả lời câu hỏi 4 sgk trang 68:
Do chỉ có NH3 có khả năng tạo liên kết hydro với nước nên NH3 tan tốt trong nước so với CH4.
- Trả lời câu hỏi 5 sgk trang 68:
Mỗi phân tử nước có đúng hai nguyên tử hydrogen và hai cặp electron chưa tham gia liên kết trên oxygen. Do mỗi một trong số các nguyên tử hydrogen và cặp electron trên oxygen đều có thể tham gia vào liên kết hydrogen nên một phân tử nước riêng lẻ có thể liên kết hygrogen với tối đa bốn phân tử nước khác nhau như sau:
=> Kết luận: Nhờ có liên kết hydrogen mà ở điều kiện thường, nước ở thể lỏng, có nhiệt độ sôi cao 100 độ C.
2. TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
- Trả lời câu hỏi 6 sgk trang trang 69: Trong phân tử, các electron dic huyển một cách ngẫu nhiên xung quanh hạt nhân dẫn đến tại một thới điểm bất kì nào đó, có thể có nhiều electron ở một bên của phân tử, tạo ra một lượng điện tích âm tạm thời ở phía này và một lượng điện tích dương tạm thời ở phía bên kia, tức tạo một lưỡng cực tức thời.
- Trả lời câu hỏi 7 sgk trang 70: Các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
- Trả lời câu hỏi 8 sgk trang 70:
- Trong nhóm VIIIA, khi đi từ helium đến radon, số lớp electron tăng dần làm bán kính nguyên tử cũng tăng dần.
- Từ helium đến radon, khích thước nguyên tử và số electron tăng dần đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi từ helium đến radon tăng dần.
=> Kết luận:
- Tương tác van der Waals là một lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng.
- Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảu và nhiệt sộ sôi của các chất. Khi khối lượng phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng.