Nội dung chính hóa học 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Quy tắc octet

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Quy tắc octet sách hóa học 10 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 8. QUY TẮC OCTET

1. LIÊN KẾT HÓA HỌC

- Trả lời câu 1 sgk trang 52:

Ta thấy để hình thành phân tử hydrogen (H2) và phân tử fluorine (F2), các nguyên tử đã bắt chước theo các nguyên tử khí trơ tương ứng là helium và neon.

- Trả lời câu 2 sgk trang 52:

Sự tạo thành phân tử (Cl2)và phân tử oxygen (O2) từ các nguyên tử tương ứng được minh họa qua các sơ đồ sau:

Kết luận: Phân tử được tạo nên từ các nguyên tử bằng các liên kết hóa học.

2. QUY TẮC OCTET

- Phân tử H2:

Nguyên tử H có 1 electron hóa trị. Để hình thành liên kết hóa học trong phân tử H2 mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung. Nhờ đó nguyên tử hydrogen đạt cấu hình bền của khí gần nhất là helium.

- Phân tử F2:

Nguyên tử F có 7 electron hóa trị. Để hình thành liên kết hóa học trong phân tử F2, mỗi nguyên tử F góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung. Nhờ đó nguyên tử hydrogen đạt cấu hình bền của khí gần nhất là neon.

- Phân tử N2:

Nguyên tử N có 5 electron hóa trị. Để hình thành liên kết hóa học trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N góp 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung. Nhờ đó nguyên tử N đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất là neon.

- Trả lời câu luyện tập sgk trang 53:

Nguyên tử hydrogen và nguyên tử fluorine lần lượt có 1 electron và 7 electron lớp ngoài cùng. Để hình thành liên kết hóa học trong phân tử HF, mỗi nguyên tử góp 1 electron tạo thành cặp electron chung. Nhờ đó. Nguyên tử hydrogen đạt cấu hình bền của khí hiếm helium và nguyên tử fluorine đạt được cấu hình bền của khí hiếm neon.

Đáp án hoạt động nhóm:

+ Nguyên tử sodium có 1 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhường đi 1 electron để đạt cấu hình bền vững:

Phân tử thu được mang điện tích dương là ion sodium, kí hiệu là Na+

+ Nguyên tử fluorine có 7 electron lớp ngoài cùng. Khi nhận vào 1 electron, nguyên tử fluorine sẽ đạt cấu hình bền vững:

Phân tử thu được mang điện tích âm là ion fluoride, kí hiệu: F-

+ Ví dụ về sự hình thành 1 số ion khác:

Sự hình thành ion Al3+:

Sự hình thành ion S2-:

- Trả lời câu 4 sgk trang 53:

Ion sodium ion và ion fluorine đều có cấu hình electron của khí hiếm tương xứng neon.

- Trả lời câu 5 sgk trang 54:

+ Nguyên tử lithium có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Trong sự hình thành các liên kết hóa học, nguyên tử lithium có khuynh hướng cho đi 1 electron ngoài cùng để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm helium.

+ Ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng helium.

Kết luận: Quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành các liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).

+ Không phải tất cả các phân tử hình thành liên kết hóa học đều tuân theo quy tắc octet. Ví dụ: NO, BH3, SF6,…

NO:   

BH3:

SF6:

+ Đối với các nguyên tố nhóm B, để giải thích xu hướng khi tham gia liên kết hóa học của các nguyên tử, người ta sử dụng quy tắc 18 electron.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm hóa học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay