Nội dung chính Hóa học 9 Chân trời bài 23: Nguồn nhiên liệu

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 23: Nguồn nhiên liệu sách Hoá học 9 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo

BÀI 23. NGUỒN NHIÊN LIỆU

1. Khái niệm , thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỡ, khí thiên nhiên và khí dầu mỏ.

1.1 Dầu mỏ

Dầu mỏ là hỗn hợp chất hữu cơ ở thể lỏng, sánh đặc, màu nâu đen, thành phần chủ yếu là các hydrocarbon gốc alkane.

1.2 Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ.

a) Khí thiên nhiên 

- Là khí có trong mỏ khí dưới lòng đất.

- Thành phần: 

+ Methane (chủ yếu)

+ Ethane, propane, butane,...

b) Khí mỏ dầu

- Là khí có từ các mỏ dầu.

- Thành phần: 

+ Methane (chủ yếu)

+ Ethane, propane, butane,...

2. Khai thác dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu - sản phẩm và các ứng dụng

2.1 Khai thác dầu mỏ

Định vị và khoan các giếng dầu, các giếng khoan này được thiết kế để có thể đến được tầng đất chứa dầu mỏ.

- Dầu mỏ tự động được lưu chuyển đến bề mặt thông qua áp suất tự nhiên trong tầng đất hoặc thông qua bơm ép nước, khí khai thác.

- Dầu thô được sử lí tách khỏi chất lơ lửng, nước và các chất phụ gia khác thông qua các thiết bị sử lí và tách dầu.

2.2 Khai thác khí thiên nhiên

- Tương tự khai thác dầu mỏ

2.3 Khai thác khí mỏ dầu

- Được khai thác như sản phẩm phụ của khai thác dầu mỏ. 

- Khí mỏ dầu được thu gom, xử lí để loại bỏ tạp chất. Sau đó được dùng làm nhiên liệu cho các quá trình công nghiệp khác.

3. Nhiên liệu 

3.1 Trình bày về khái niệm nhiên liệu và các dạng nhiên liệu

Khái niệm: Nhiên liệu là những chất khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng, được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp và đời sống.

- Được chia thành 3 loại: 

Nhiên liệu rắn: than, gỗ, củi. Dùng cho các ngành công nghiệp và đun nấu, sưởi ấm.

+ Nhiên liệu lỏng: Xăng, dầu hoả,... Dùng cho động cơ đốt trong và đun nấu, thắp sáng.

+ Nhiên liệu khí: Khí thiên nhiên, khí dầu mỏ,...dùng cho các ngành công nghiệp và đời sống.
3.2 Tìm hiểu về cách sử dụng nhiên liệu

Tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu bằng cách:

- Cung cấp đủ khí oxygen để nhiên liệu cháy hoàn toàn.

- Tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.

- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết.

=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 23: Nguồn nhiên liệu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Hoá học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay