Nội dung chính hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức Chủ đề 5: em với gia đình

Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 5: em với gia đình sách hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

BÀI 1: KĨ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN BỊ MỆT, ỐM

 

HOẠT ĐỘNG 1. CHIA SẺ VỀ KĨ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN KHI BỊ MỆT, ỐM

- Trong mỗi gia đình, không tránh khói những lúc có nguời thân bị mệt hoặc ốm. Là người con trong gia đình, mọi chúng ta cần phải thế hện tình yêu thuơng và trách nhiệm của mình đối với người thân khi bị mệt, ốm bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng của mình. Điều này đòi hỏi chúng ta phải học và rèn luyện để có đuợc những kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.

HOẠT ĐỘNG 2. XÁC ĐỊNH VIỆC NÊN, KHÔNG NÊN LÀM KHI CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN BỊ MỆT, ỐM

Việc nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm

Việc không nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm

Cho người thân uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cho uống nước chanh lúc đói.

Lựa chọn cách chăm sóc người thân phù hợp với từng trường hợp mệt, ốm.

Làm theo mọi yêu cầu của người thân lúc mệt, dù điều đó có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Cân nhắc, lựa chọn để đáp ứng nhu cầu phù hợp với tình trạng, bối cảnh cụ thể.

Tuỳ tiện chăm sóc người thân theo ý chủ quan, cho người thân uống thuốc tuỳ tiện.

Cách chăm sóc người thân phải phù hợp với từng loại bệnh. Nếu không biết cách chăm sóc đúng cần hỏi người có kinh nghiệm.

Áp dụng một cách chăm sóc chung cho tất cả các biểu hiện mệt, ốm.

Thường xuyên theo dõi diễn biến sức khoẻ của người thân, thông báo cho những người thân khác hoặc bác sĩ để đưa đi bệnh viện nếu cần thiết.

Lơ là dõi theo diễn biến sức khoẻ của người thân khi bị mệt, ốm.

Chăm sóc người thân khi bị sốt…

Chăm sóc người thân khi bị sốt…

Chăm sóc người thân khi bị đau bụng…

Chăm sóc người thân khi bị đau bụng…

Chăm sóc người thân khi bị đau đầu…

Chăm sóc người thân khi bị đau đầu…

HOẠT ĐỘNG 3. SẮM VAI THỂ HIỆN KĨ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN

- Tình huống 1: 

+ Pha nước cam và mang cho bố uống sau bữa ăn.

+ Đấm lưng, xoa bóp và hỏi xem bố có món gì đặc biệt muốn ăn không để mẹ và mình cùng nhau làm trong bữa cơm sau.

- Tình huống 2: 

+ Đỡ ông dậy, lấy xô, chậu,… cho ông nôn.

+ Rót nước ấm cho ông uống và gọi bác sĩ nếu ông có dấu hiệu mệt hơn.

HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG KĨ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN KHI BỊ MỆT, ỐM

- Chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm là thể hiện trách nhiệm của các em đối với gia đình.

- Quan tâm, yêu thương người thân khi bị mệt, ốm chưa đủ, các em còn cần phải biết chăm sóc đúng cách và thể hiện bằng hành động phù hợp.

- Khi các em thể hiện tốt kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm sẽ làm cho người thân cảm thấy ấm áp, hạnh phúc và khoẻ hơn.

 

BÀI 2: KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG TẠI GIA ĐÌNH

 

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU VỀ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG TẠI GIA ĐÌNH

- Những hoạt động lao động tại gia đình mà em đã tham gia: đi chợ, dọn nhà, rửa bát, tưới cây, bán hàng.

- Những hoạt động thực hiện thường xuyên: dọn nhà, rửa bát, bán hàng.

- Em đã sắp xếp các hoạt động lao động tại gia đình vào thời gian rảnh hoặc sau khi làm bài tập xong để có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ trên lớp, vừa giúp đỡ được cho gia đình.

- Em có kế hoạch cụ thể về lao động tại gia đình. Kế hoạch được xây dựng dựa trên các yếu tố: mục tiêu lao động, thời gian, điều kiện và phương tiện thực hiện

=> Lưu ý: Để chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập và trách nhiệm lao động giúp gia đình cần có kế hoạch cụ thể.

HOẠT ĐỘNG 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG TẠI GIA ĐÌNH CỦA EM

Hoạt động lao động

Mục tiêu

Thời gian

Điều kiện, phương tiện

Kết quả mong đợi

1

Dọn nhà

30 – 40 phút

- Sau khi đi học về/ sáng cuối tuần.

- Chổi, khăn lau, xô đựng nước,…

- Nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.

- Nhận được sự khen gợi của bố mẹ.

2

Rửa bát

15 – 20 phút

- Sau bữa ăn.

- Găng tay, nước rửa bát,…

- Bát đũa sạch sẽ.

- Đồ dùng bếp được sắp xếp đúng vị trí.

3

Bán hàng

-

Sau khi hoàn thành xong BTVN và có thời gian rảnh.

Thu nhập từ việc bán hàng của gia đình tăng lên.

HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG TẠI GIA ĐÌNH

- Thực hiện lao động tại gia đình theo kế hoạch đã xây dựng (yêu cầu HS ghi chép và có thể quay video để chia sẻ).

KẾT LUẬN

=> Bên cạnh nhiệm vụ học tập, chúng ta còn cần tự giác, chủ động tham gia lao động tại gia đình để thể hiện trách nhiệm của người con đối với gia đình.

=> Chúng ta cần xây dựng kế hoạch lao động tại gia đình để thực hiện hài hoà với nhiệm vụ học tập.

=> Cần điều chỉnh sau khi thực hiện để kế hoạch phù hợp, khả thi hơn.

 

BÀI 3: LẮNG NGHE TÍCH CỰC Ý KIẾN NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

 

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU VỀ SỰ LẮNG NGHE TÍCH CỰC VÀ Ý KIẾN CỦA NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

- Những yêu cầu lắng nghe tích cực người thân trong gia đình:

          + Dừng những việc đang làm để tập trung nghe người thân nói, chia sẻ

          + Dõi theo cảm xúc của người nói

          + Đặt mình vào vị trí người thân để thấu hiểu.

          + Nghe với thiện chí và suy nghĩ tích cực là người thân luôn muốn tốt cho mình và họ cần được chia sẻ, cảm thông.

          + Chỗ nào chưa chắc chắn hiểu đúng cần hỏi lại cho rõ, tránh hiểu lầm

          + Sau khi nghe người thân nói hết hãy chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách chân thành và thiện chí

          + Nếu có gì còn khúc mắc nên thật lòng giãi bày

HOẠT ĐỘNG 2. SẮM VAI THỂ HIỆN CÁCH LẮNG NGHE TÍCH CỰC

- TH1: Hảo cần phải thể hiện sự ăn năn, xin lỗi mẹ vì dạo gần đây đã quá ham chơi mà bỏ bê việc học, việc nhà và hứa sẽ chỉ chơi điện tử trong thời gian được cho phép.

- TH2: Hương nên chờ bố mẹ nói xong, sau đó thẳng thắn bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân về nghề nghiệp mong muốn, hi vọng bố mẹ có thể tôn trọng và ủng hộ quyết định của mình.

HOẠT ĐỘNG 3. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC TRONG GIA ĐÌNH

KẾT LUẬN

=> Lắng nghe tích cực là một kĩ năng cần thiết trong giao tiếp hằng ngày với người thân trong gia đình. Nó giúp mọi thành viên trong gia đình thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm với nhau, tạo nên sự gắn bó chặt chẽ và tạo dựng hạnh phúc bền vững của gia đình.

=> Vì vậy, các em cẩn thường xuyên thực hiện các yêu cầu thể hiện sự lắng nghe tích cực và thường xuyên rên luyện để có kĩ năng lắng nghe tích cực các thành viên trong gia đình

 

 

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay