Nội dung chính hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức Chủ đề 2: khám phá bản thân
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 2: khám phá bản thân sách hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức (bản word)
CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
BÀI 1: ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA TÔI
HOẠT ĐỘNG 1. XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA BẢN THÂN
- Ai cũng có những điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập và trong cuộc sống.
- Xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là việc làm cần thiết của mỗi chúng ta tự hoàn thiện trên cơ sở phát huy điểm mạnh và từng bước khắc phục điểm hạn chế của bản thân.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU NHẬN XÉT CỦA CÁC BẠN VỀ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA BẢN THÂN
- Có thể có sự khác biệt giữa nhận thức của em về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân với nhận xét của các bạn về em. Điều đó có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân sau:
+ Do em chưa nhận thức đúng về điểm mạnh, điểm hạn chế của mình. Nếu vậy thì em cần phải rèn luyện thêm kĩ năng tự nhận thức.
+ Do các bạn hiểu chưa đúng về em. Nếu vậy thì em cần giao tiếp nhiều hơn với các bạn, cần tích cực tham gia và tự khẳng định mình trong các hoạt động chung để giúp mọi người nhìn nhận, đánh giá đúng hơn về mình.
HOẠT ĐỘNG 3. CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA BẢN THÂN TRONG HỌC TẬP VÀ TRONG CUỘC SỐNG
- Để tự nhận thức được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống, chúng ta cần:
+ Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng…
+ Tự đánh giá bản thân dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp…
+ Lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh về bản thân
+ So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá của bản thân với nhận xét của mọi người xung quanh
+ Nếu nhận xét của mọi người xung quanh trùng với tự đánh giá của bản thân thức là em đã xác định đúng điểm mạnh và hạn chế của mình. Còn nếu nhận xét của mọi người xung quanh có sự khác biệt với tự đánh giá của em thì cần xem lại kĩ năng tự nhận thức của mình…
HOẠT ĐỘNG 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
- Viêc tự nhận thức được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân giúp chúng ta lập được kế hoạch khắc phục những điểm hạn chế để tự hoàn thiện mình.
- Về nhà em cần chia sẻ kế hoạch này với người thân trong gia đình, lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người và điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch cho phù hợp, khả thi hơn.
- Lập kế hoạch tự hoàn thiện bản thân là rất cần thiết, tuy nhiên, đó chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng là chúng ta phải quyết tâm, kiên trì thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng. Các em hãy quyết tâm, kiên trì thực hiện kế hoạch đã đặt ra và ghi lại kết quả mình đã thực hiện được, kể cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện.
HOẠT ĐỘNG 5. RÈN LUYỆN THEO KẾ HOẠCH TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
- Kiên trì rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo kế hoạch đã xây dựng
- Tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của thầy cô, các bạn và người thân trong gia đình
- Ghi lại từng kết quả mình đã thực hiện được, kể cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện và biện pháp vượt qua khó khăn (nếu có).
=> Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm hạn chế riêng trong học tập cũng như trong cuộc sống, không ai hoàn thiện, hoàn mĩ cũng như không ai chỉ có toàn điểm hạn chế.
=> Xác định đúng điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là một kĩ năng quan trọng giúp cho mỗi người có thể rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân trên cơ sở phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế. Đồng thời chũng giúp cho mỗi người ra quyết định đúng đắn và giao tiếp hiệu quả với người khác.
BÀI 2: KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU BIỂU HIỆN CỦA KIỂM SOÁT CẢM XÚC
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng của cá nhân nhận biết được cảm xúc của bản thân tại một thời điểm nào đó, biết điều chỉnh cảm xúc và biết thể hiện cảm xúc của bản thân một cách phù hợp với tình huống, hoàn cảnh, đối tượng.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VỀ CÁCH GIẢI TỎA CẢM XÚC TIÊU CỰC
- Những cảm xúc tiêu cực như tức giận, đau khổ, lo lắng, tuyệt vọng…thường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, học tập, công việc của chính mình, đồng thời thường dẫn đến những hành vi ứng xử không phù hợp, gây tổn thương cho đối tượng giao tiếp và những người xung quanh.
=> chúng ta nên biết cách giải tỏa những cảm xúc tiêu cực để cân bằng và làm hài hòa các mối quan hệ xung quanh
- Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực:
+ Tâm sự với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè thân thiết
+ Hít thở sâu
+ Đi dạo
+ Ngồi thiền
+ Chơi môn thể thao yêu thích
+ Chơi một nhạc cụ yêu thích
+ Đi tắm
+ Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn tâm lí.
HOẠT ĐỘNG 3. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI TỎA CẢM XÚC TIÊU CỰC
- Tình huống 1:
+ Mặc dù đang rất giận nhưng bạn Lan nên hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Sau đó có thể tìm một dịp thích hợp để nói chuyệ với hai bạn Mai và Ly, đề nghị hai bạn có gì thì nên góp ý thẳng với mình, không nên nói sau lưng, rằng việc làm cấy của các bạn đã khiến mình bị tổn thương, mong các bạn lần sau đừng làm như vậy nữa,…
- Tình huống 2:
+ Mặc dù đang rất buồn nhưng Nam nên giữ bình tĩnh, chờ lúc thích hợp để giải thích cho Hòa hiểu về tình cảm của mình với Hòa, vế lí do mình không thể cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng của cá nhân nhận biết được cảm xúc của bản thân tại một thời điểm nào đó, biết điều chỉnh cảm xúc và biết thể hiện cảm xúc của bản thân một cách phù hợp với tình huống, hoàn cảnh, đối tượng.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc tất quan trọng giúp con người giao tiếp, học tập, làm việc hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ bản thân và không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.