Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Giáo án Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX sách Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 2: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

BÀI 3: TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á

TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
  • Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
  • Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử:
  • Biết đọc các kênh hình kết hợp với kênh chữ trong SGK để tìm hiểu các nội dung lịch sử về quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á.
  • Khai thác được thông tin từ các đoạn tư liệu lịch sử (3.7, 3.10, phần Em có biết) để rút ra nhận xét về tình hình các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
  • Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á.
  • Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
  • Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại đô hộ của thực dân phương Tây.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Từ kiến thức có liên quan trong bài học, HS tự tìm hiểu thông tin giới thiệu về một người anh hùng dân tộc của các nước Đông Nam Á hoặc Việt Nam trong thời kì chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: tự hào về tinh thần đấu tranh chống lại ách đô hộ của nhân dân các nước Đông Nam Á.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát lược đồ Đông Nam Á, xác định và nêu nhận xét về vị trí các nước trong khu vực.
  4. Sản phẩm: HS chỉ trên lược đồ và nêu nhận xét về vị trí các nước trong khu vực.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát lược đồ các nước Đông Nam Á.

- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi: Xác định vị trí và nhận xét về vị trí của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS đứng trước bảng lớp, chỉ trên sơ đồ và nhận xét.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Do vị trị chiến lược của khu vực nên Đông Nam Á sớm bị các nước tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

+ Những cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV, đã mở đường cho các thương nhân phương Tây, theo sau đó là các nhà truyền giáo tiến vào Đông Nam Á mở ra một thời kì đầy biến động cho các quốc gia trong khu vực, tiếp xúc văn hoá, giao lưu buôn bán, các nước Đông Nam Á phong kiến đang trong quá trình suy yếu dần trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 – Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

Hoạt động 1. Quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính trong quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, khai thác tư liệu 3.1 – 3.3 và thông tin trong mục, trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính trong quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Tại sao Ma-lắc-ca lại trở thành mục tiêu đầu tiên của chủ người thực dân phương Tây.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính trong quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), khai thác tư liệu 3.1 – 3.3 và thông tin trong mục, trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính trong quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

  

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu 3.1 – 3.3: Xác định tên các quốc gia trong khu vực bị thực dân phương Tây xâm lược.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Tại sao Ma-lắc-ca lại trở thành mục tiêu đầu tiên của chủ người thực dân phương Tây.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, đọc thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày những nét chính trong quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích lý do Ma-lắc-ca lại trở thành mục tiêu đầu tiên của chủ người thực dân phương Tây:

Ma-lắc-ca lại trở thành mục tiêu đầu tiên của chủ người thực dân phương Tây:

+ Sự phát triển rực rỡ của ngoại thương Ma-lắc-ca vào thế kỉ XV.

+ Ví trí của Ma-lắc-ca là cửa ngõ đi vào vùng biển Đông Nam Á.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệu và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm hầu hết các quốc gia trong khu vực, trừ Xiêm (Thái Lan ngày nay).

- GV mở rộng kiến thức về chính sách cải cách, chính sách ngoại giao khôn khéo của Xiêm: Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập vì:

+ Chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma IV (Rama IV).

+ Con trai ông - vua Ra-ma V biết lợi dụng vị trí nước “đệm” nằm giữa phạm vi cai trị thuộc địa của hai đế quốc Anh và Pháp.

+ Vua Ra-ma IV - Mông-kút là vua giỏi tiếng Anh, ông đã nghiên cứu và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của nền văn minh phương Tây, trên cơ sở đó áp dụng vào trong đường lối cai trị đất nước và đường lối đối ngoại của Xiêm với phương Tây. Tư tưởng cải cách của ông được con trai kế vị là vua Ra-ma V (Chu-la-long-con tiếp nối thực hiện đưa Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á

Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Vương quốc Ma-lắc-ca,

 Mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Hà Lan cai trị In-đô-nê-xi-a.

-  Anh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a, phía Bắc đảo Boóc-nê-ô và Miến Điện (Mi-an-ma ngày nay).

- Pháp đô hộ lên ba nước Đông Dương.

- Tây Ban Nha, Mỹ chiếm Phi-líp-pin.

- Xiêm (Thái Lan ngày nay) vẫn giữ được độc nhưng lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

Hoạt động 2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS khai thác tư liệu 3.4 – 4.8, đọc thông tin trong mục 2 SGK tr.21-24 và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tìm hiểu tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- Tìm hiểu tình hình kinh tế của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- Tìm hiểu tình hình văn hóa – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính những nét chính trong tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tình hình chính trị

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 3.4 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bức hình cho thấy Xin-ga-po có một chính sách khác biệt so với các vùng thuộc địa khác?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), yêu cầu các nhóm khai thác tư liệu 3.4, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi: Trình bày về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

+ GV hướng dẫn các nhóm: Nhận xét đặc điểm chung trong chính sách cai trị thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á.

- GV cho HS liên hệ, vận dụng và trả lời câu hỏi: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây có tạo nên khoảng cách giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong mục 2a, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những chi tiết cho thấy Xin-ga-po có một chính sách khác biệt so với các vùng thuộc địa khác: khu trung tâm Xin-ga-po được xây dựng với không gian rộng lớn, là một minh chứng cho chính sách “chia để trị” của thực dân Anh.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi vận dụng: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây tạo ra khoảng cách lớn với những vùng thuộc địa trong khu vực Đông Nam Á và còn tồn tại đến tận ngày nay.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

a. Tình hình chính trị

- Chính quyền thực dân chia một nước/ một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính.

- Triều đình phong kiến đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.

- Quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương, cử người bản xứ cai quản ở địa phương.

Nhiệm vụ 2: Tình hình kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 3.5, 3.6, đọc thông tin trong mục 2b và trả lời câu hỏi: Trình bày về tình hình kinh tế của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

  

+ GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu 3.5: Minh chứng cho chính sách “cưỡng bức trồng trọt” và chính sách khai thác thuộc địa.

- GV mở rộng kiến thức, gợi mở cho HS suy luận về nguyên nhân, hậu quả của những chính sách về kinh tế đối với các nước Đông Nam Á.

+ Nguyên nhân: những chính sách, việc thực thi chính sách.

+ Hậu quả: gây ra nạn đói, tài nguyên bị vơ vét cạn kiệt.

- GV liên hệ vận dụng, cho HS sưu tầm thêm thông tin về nạn đói ở Gia-va cuối thế kỉ XIX.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong mục 2b, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về tình hình kinh tế của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tình hình kinh tế của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Tình hình kinh tế

- Chính quyền thực dân thực hiện chính sách:

+ Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt”.

+ Ép người dân sử dụng đất và sức lao động trồng cây công nghiệp.

- Chính quyền thực dân chú trọng đầu tư, xây dựng:

+ Đồn điền thực dân.

+ Các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Khai thác khoáng sản, đẩy mạnh nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.

+ Hệ thống đường sắt, đường bộ, bến cảng.

Nhiệm vụ 3: Tình hình văn hóa – xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác tư liệu 3.7, 3.8 và đọc thông tin trong mục 2c, trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về tình hình xã hội ở Đông Nam Á thời thực dân đô hộ.

- GV hướng dẫn HS thảo luận:

+ Khai thác tư liệu 3.7: chính sách “ngu dân” của chính quyền thực dân đối với nhân dân thuộc địa.

+ Quan sát hình 3.8:

●       Những chi tiết trong bức họa đương thời phản ánh nội dung lịch sử gì?

●       Những chi tiết nào cho thấy giai cấp mới xuất hiện?

●       Những chi tiết nào cho thấy sự hiện diện, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây vào xã hội Đông Nam Á?

- GV mở rộng kiến thức, vận dụng, liên hệ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, ngoài những tác động tiêu cực từ chính sách cai trị thuộc địa thì sự du nhập của văn hóa phương Tây (giáo dục, tôn giáo, luật pháp, nghệ thuật,…) có tác động tích cực gì đối với các nước Đông Nam Á?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong mục 2c, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về những nét chính về tình hình xã hội ở Đông Nam Á thời thực dân đô hộ.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày tác động tích cực đối với Đông Nam Á từ chính sách cai trị thuộc địa thì sự du nhập của văn hóa phương Tây.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận những nét chính về tình hình xã hội ở Đông Nam Á thời thực dân đô hộ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Tình hình văn hóa – xã hội

- Chính sách thống trị: Nền thống trị với sự kì thị chủng tộc, chính sách ngu dân được áp đặt.

- Giai cấp, tầng lớp:

+ Các giai cấp cũ (địa chủ, nông dân) vẫn tồn tại nhưng bị phân hóa.

+ Một số tầng lớp mới xuất hiện, có địa vị xã hội, thái độ, tinh thần dân tộc khác nhau:

●       Tư sản dân tộc.

●       Trí thức mới.

●       Tiểu tư sản.

●       Công nhân.

- Sự du nhập văn hóa phương Tây:

+ Công trình kiến trúc, nghệ thuật mang phong cách phương Tây.

+ Tôn giáo, luật pháp, giáo dục được truyền bá để phục vụ nền cai trị của chính quyền thực dân.

 Trên cơ tầng văn hóa bản địa, các quốc gia Đông Nam Á có cơ hội tiếp thu các yếu tố văn hóa khác nhau từ văn hóa phương Tây, tạo nên sự đa dạng về văn hóa.

Hoạt động 3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THÉ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 5. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐÊN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THÉ KỈ XVIII

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 5. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐÊN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay