Nội dung chính Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 6 TH tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6 TH tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối sách ngữ văn 11 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ LẶP CẤU TRÚC, BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI.
LÝ THUYẾT
Tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc
- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, nhất là trong thơ. Biện pháp tu từ này tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh. Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
(Xuân Diệu, Vội vàng)
Tác dụng của biện pháp tu từ đối
- Biện pháp tu từ đổi được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, có tác dụng tạo nên vẻ đẹp cân xứng, hài hoà cho lời thơ, câu văn.
Ví dụ:
- Đối trong một cụm từ hoặc đôi giữa hai vế câu:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chẳng ý thiếp ai sâu hơn ai?
(Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm khúc, Đoàn Thị Điểm (?) dịch)
- Đối trong một cặp câu:
Lom khom dưới núi, tiểu vài chủ,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
(Nguyễn Khuyến, Thu điếu)