Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 TH tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối

Dưới đây là giáo án Bài 6 TH tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 TH tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày dạy:…../…../…..

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ LẶP CẤU TRÚC, BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức về Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.
  • Luyện tập theo kiến thức tiếng Việt Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

Năng lực đặc thù

  • Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc và biện pháp tu từ đối trong sáng tác văn học.
  1. Phẩm chất
  • Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhóm và vận dụng trong tạo lập văn bản.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV giao bài tập
  4. Sản phẩm: HS thực hiện
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh làm bài tập: Đoạn thơ nào sau đây chưa phép đối?

  1. Cô bé nhà bên có ai ngờ

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

(Giang Nam)

  1. Sớm trông mặt đất thương núi xanh

Chiều vọng chân mây nhớ tím trời

(Xuân Diệu)

  1. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà

(Hàn Mạc Từ)

  1. Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận.

- GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

- GV quan sát và gợi mở

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, gợi mở: Đáp án B

- GV dẫn dắt vào nội dung mới: Phép điệp và phép đối là hai biện pháp tu từ quan trọng góp phần tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản văn học. Hôm nay chúng ta sẽ làm các bài tập thực hành nhận diện và phân tích hiệu quả biểu đạt của chúng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Thực hành tiếng Việt – Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối (Khái niệm, đặc điểm, cách sử dụng và làm bài tập luyện tập)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết và chuẩn kiển thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức trợ từ, thán từ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu hs thực hiện cá nhân.

- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm dựa vào kiến thức đã học, vẽ sơ đồ hệ thống lại lí thuyết Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.

Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện hai nhóm trình bày sơ đồ tư duy của nhóm.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.

 

I. Lí thuyết

1. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc

- Khái niệm

Lặp cấu trúc là một biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng  nhóm bằng hoặc nhóm trắc, nhằm mục đích tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.

-   Tác dụng

Lặp cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung và tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản.

2. Biện pháp tu từ đối

- Khái niệm: Phép đối là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…

- Đặc điểm:

– Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.

VD: Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

(Ca dao)

– Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).

VD:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

– Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

VD: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

(Hồ Xuân Hương)

Phân loại: Có hai loại đối

   + Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.

VD: Hoa cười ngọc thốt đoan trang

(Nguyễn Du)

   + Trường đối (bình đối): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau

VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà huyện Thanh Quan)

Tác dụng của đối:

– Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).

Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

– Tạo ra sự hài hoà về thanh.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù

(Trần Quốc Tuấn) à

→ Phép đối tạo nên sự hài hòa về âm thanh, tạo nên sự dồn dập, thôi thúc, căm phẫn

– Nhấn mạnh ý.

Bán anh em xa mua láng giềng gần.

(Ca dao)

– Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định, nhân mạnh những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học.
  3. Nội dung:

- GV

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay