Nội dung chính Tin học 9 chân trời Bài 6B: Phần mềm làm video
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6B: Phần mềm làm video sách Tin học 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
BÀI 6B. PHẦN MỀM LÀM VIDEO
1. LÀM VIDEO VÀ PHẦN MỀM LÀM VIDEO
- Để làm video trước tiên ta cần xây dựng kịch bản, sau đó chuẩn bị các tư liệu rồi sử dụng phần mềm để dựng video theo kịch bản.
- Có rất nhiều phần mềm làm video, hầu hết chúng đều cung cấp một số chức năng cơ bản sau:
- Nhập các tư liệu đầu vào hình ảnh, video, âm thanh số vào phần mềm
- Sắp xếp, cắt, lồng ghép, chỉnh sửa các tư liệu để tạo các phân cảnh
- Sắp xếp các phân cảnh theo kịch bản
- Thêm hiệu ứng chuyển cảnh, hiệu ứng âm thanh, thay đổi tốc độ, thời lượng phát của mỗi tư liệu
- Xuất sản phẩm ra tệp định dạng video
2. PHẦN MỀM LÀM VIDEO OPENSHOT
a. Cửa sổ làm việc của OpenShot
- Sau khi tải từ trang web openshot.org và cài đặt tren máy tính, nháy đúp vào biểu tượng để kích hoạt phần mềm, cửa sổ làm việc ở chế độ cơ bản của OpenShot xuất hiện
- Chọn View> Views> Advanced View để hiển thị đầy đủ các thành phần trong cửa sổ làm việc của OpenShot
- Gõ phím F11 (hoặc chọn View> Fullscreen) để chuyển cửa sổ OpenShot từ chế độ thông thường sang chế độ toàn màn hình và ngược lại
b. Đưa dữ liệu vào dự án video
- Ta bắt đầu dự án bằng việc đưa các tệp tư liệu vào khu vực Project Files
- Ngoài ra, có thể chọn nút trên thanh công cụ (hoặc chọn File> Import Files) rồi chọn làm theo hướng dẫn của phần mềm để nhập các tệp tư liệu vào khu vực Project Files của dự án
- Đưa tệp tư liệu ra khỏi dự án: Trong khu vực Project Files, di chuyển con trỏ chuột lên biểu tượng tệp, nháy phải chuột rồi chọn
c. Một số thao tác với lớp
- Lớp trong xử lí video
- Tổ chức tư liệu theo các lớp là một kĩ thuật thông dụng được sử dụng trong xử lí video.
- Việc phân lớp cho phép ta xử lí các thành phần của video trên từng lớp mà không ảnh hửng đến các thành phần ở các lớp khác.
- Ta có thể dễ dàng thêm, bớt đối tượng, thay đổi thứ tự, thời lượng phát đê tạo dựng video như mong muốn
- Đối với tư liệu là hình ảnh, trên video kết quả, đối tượng ở lớp trên sẽ che khuất đối tượng ở lớp dưới
- Đưa tư liệu vào lớp
- Để đưa tư liệu vào lớp, kéo thả các tệp từ khu vực Project Files vào lớp.
- Khi dược đặt vào trong lớp, mỗi tư liệu trở thành một clip (để thuận tiện trong trình bày, trong cuốn sách này, thuật ngữ clip được sử dụng để chỉ tệp tư liệu đã được đặt vào lớp
- Mỗi lớp có thể chứa nhiều clip
3. THÊM CHỮ, ĐIỀU CHỈNH THỜI LƯỢNG PHÁT CLIP TRONG VIDEO
a. Thêm chữ vào video
- Gõ tổ hợp phím Ctrl + T (hoặc chọn Title> Title) để mở cửa sổ Titles
- Thực hiện theo hướng dẫn để tạo tệp chữ trong khu vực Project Files của dự án
- Kéo thả tệp chữ từ khu vực Project Files vào lớp
b. Điều chỉnh phần clip được phát trong video kết quả
- Chọn clip, di chuyển chuôt vào cạnh phải (hoặc cạnh trái) của clip
- Khi con trỏ chuột chuyển thành dạng thực hiện kéo thả chuột sang trái hoặc sang phải để xác định phần clip được phát.
4. XUẤT SẢN PHẨM RA TỆP ĐỊNH DẠNG VIDEO
- Nháy chuột vào nút lệnh Export Video trên thanh công cụ (hoặc gõ tổ hợp phím Ctrl + E), cửa sổ Export Video xuất hiện
Lưu ý: Cần lựa chọn thông tin kĩ thuật của tệp video phù hợp với mục đích sử dụng.
=> Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 6B: Phần mềm làm video
Thông tin tải tài liệu:
Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Tin học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây