Nội dung chính vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí sách vật lí 10 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 2. VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ
NHỮNG QUY TẮC AN TOÀN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ
Vấn đề 1: An toàn khi làm việc với phóng xạ.
- Tác hại của chất phóng xạ:
+ Việc sử dụng chất phóng xạ không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
+ Chất phóng xạ gây tổn thương da, mang đến bệnh tật như ung thư
+ Đã có những trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng cho chính bản thân và các thế hệ sau: đột biến gen, dị tật, dị dạng, mắc các bệnh về thần kinh…
- Lợi ích của chất phóng xạ:
+ Sử dụng y học để chẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.
+ Sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến, tạo ra giống cây trồng mới.
+ Sử dụng trong kiểm tra an ninh.
+ Sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu.
+ Sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
- Quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ:
+ Sử dụng găng tay và mặc đồ bảo hộ khi thực hiện thí nghiệm.
+ Không để chất phóng xạ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. Che chắn những cơ quan nhạy cảm với chất phóng xạ.
+ Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ.
+ Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ.
Vấn đề 2: An toàn trong phòng thí nghiệm
Một vài sự cố có thể xảy ra khi làm thực hành ở phòng thí nghiệm vật lí:
+ Có thể bị bỏng do sự cố chập cháy điện, hoặc cháy nổ do lửa, hóa chất.
+ Có thể bị chấn thương khi bất cẩn sử dụng vật sắc nhọn.
+ Có thể bị điện giật.
Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
+ Khi làm việc với nguồn điện cần đeo đồ bảo hộ đầy đủ như găng tay…
+ Cần phải tách nguồn điện với hóa chất, nước để tránh nguy cơ chập cháy nổ.
+ Không đặt những vật có khả năng dẫn điện lên nguồn điện.
+ Sử dụng thiết bị điện đúng cách: ví dụ như cầm phích cắm điện đúng cách…
=> Kết luận: Khi nghiên cứu và học tập vật lí, ta cần phải:
- Hiểu được thông tin liên quan đến rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
- Tuân thủ và áp dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
- Quan tâm, gìn giữ môi trường xung quanh.
- Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bằng các biển báo. HS cần chú ý sự nhắc nhở của nhân viên phòng thí nghiệm và GV về các quy định an toàn. Ngoài ra các thiết bị bảo hộ cá nhân phải được trang bị đầy đủ.
=> Giáo án vật lí 10 chân trời bài 2: Vấn đề an toàn trong vật lí (1 tiết)