Phiếu góp ý Bản mẫu sách giáo khoa Địa lí 12 cánh diều

Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa Địa lí 12 cánh diều thu thập ý kiến và đánh giá của người đọc, giáo viên, hoặc những người liên quan về bộ sách giáo khoa mới. Hi vọng rằng phiếu góp ý này là cung cấp thông tin phản hồi về chất lượng, nội dung, cách trình bày và hiệu quả của sách giáo khoa. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Phiếu góp ý Bản mẫu sách giáo khoa Địa lí 12 cánh diều
Phiếu góp ý Bản mẫu sách giáo khoa Địa lí 12 cánh diều
Phiếu góp ý Bản mẫu sách giáo khoa Địa lí 12 cánh diều
Phiếu góp ý Bản mẫu sách giáo khoa Địa lí 12 cánh diều
Phiếu góp ý Bản mẫu sách giáo khoa Địa lí 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐƠN VỊ

  TRƯỜNG THCS………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  

 

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 12

BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU

 

Họ tên người đánh giá:....................................................................................................

Đơn vị công tác: Trường THCS.......................................................................................

Số điện thoại:...................................................................................................................

Email:..............................................................................................................................

Nội dung góp ý:

Tên bài

Trang/

dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị

chỉnh sửa

Lí do

đề xuất

Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Trang 4

Diện tích phần đất liền và đường biên giới quốc gia với 3 nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc

Cần phải lấy con số chính xác đến hàng đơn vị (km2 đối với diện tích và km đối với đường biên giới quốc gia), không thể gần hoặc hơn.

Liên quan đến vị trí địa lí và lãnh thổ của 1 quốc gia thì cần phải chính xác tuyệt đối về các địa điểm, diện tích, độ dài đường biên giới, liên quan đến tính thống nhất, toàn vẹn và chủ quyền quốc gia.

Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên

Trang 14

Tiêu đề: phần lãnh thổ phía bắc – nam.

phía Bắc - Nam.

Thống nhất với cách viết hoa ở trang 15.

Trang 17

Đai ôn đới gió mùa trên núi… (chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn).

Đai ôn đới gió mùa trên núi… (phân bố chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn).

Giúp rõ nghĩa, học sinh dễ hiểu hơn.

Trang 17

Ranh giới phía tây và tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng.

Ranh giới phía tây và tây nam của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng.

Vì ranh giới nằm ở tả ngạn sông Hồng.

Trang 19

Vật liệu xây dựng.

Bỏ.

Vì vật liệu xây dựng không phải là khoáng sản.

Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Trang 25

Số lượng loài đang giảm.

Bổ sung, thay thế bằng số lượng loài của thời điểm hiện tại và thời điểm cần so sánh, học sinh rút ra nhận xét sự suy giảm thành phần loài.

Số liệu loài đang giảm gây khó hiểu cho học sinh: đang giảm là số liệu năm nào so với năm nào.

 

Trang 28

Thiếu tính bao quát, cần bổ sung thêm câu nhận định chung ở cuối mục 1.

Ngoài môi trường không khí, môi trường nước, hiện nay môi trường đất, môi trường biển, môi trường âm thanh (đặc biệt ở đô thị)… có mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng.

Nội dung đề mục là “ô nhiễm môi trường” nhưng chỉ đề cập đến ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước.

Bài 6. Dân số, lao động và việc làm

Trang 29

Bảng số liệu về quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số giai đoạn 1999 - 2021.

Cần phải xây dựng biểu đồ về quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số và kéo dài giai đoạn thời gian, lấy mốc thời gian từ 1979 hoặc 1960.

Để học sinh thấy rõ hơn sự biến động về quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng dân số và thời kì bùng nổ dân số.

Trang 32

Nêu sự khác nhau phân bố dân cư giữa các vùng nhưng chưa có số liệu.

Bổ sung số liệu phân bố dân cư của các vùng.

Giúp học sinh dễ dàng nhận xét, phân tích.

Bài 19. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trang 97, 98

1. Khai thác thế mạnh khoáng sản và thuỷ điện. c) Các ngành công nghiệp khác. d) Hướng phát triển công nghiệp của vùng.

Bỏ phần c), d).

Nội dung không nằm trong phần khai thác thế mạnh khoáng sản và thuỷ điện.

Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

Trang 101

Đồng bằng sông Hồng nằm ở trung tâm Bắc Bộ. Vùng giáp với vùng Trung du và miền núi bắc bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Nằm ở trung tâm Bắc Bộ.

Vùng không nằm ở trung tâm Bắc Bộ.

Bài 21. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Bắc Trung Bộ

Trang 110

Vườn quốc gia Bến Én.

Vườn quốc gia Bến En.

Sai chính tả.

Bài 22. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam trung bộ

Trang 116, 119

Hình 22.1 và 22.2 trên bản đồ phụ có cả vùng Bắc Trung Bộ.

Bỏ phần lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ.

Nội dung chưa phù hợp.

 

 

………………….ngày……….tháng…….năm……..

GIÁO VIÊN

 


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Địa lí 12

Chat hỗ trợ
Chat ngay