Câu hỏi và bài tập tự luận địa lí 12 cánh diều

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 12 cánh diều. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận địa lí 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận địa lí 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận địa lí 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận địa lí 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận địa lí 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận địa lí 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận địa lí 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận địa lí 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 2: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG

(17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Trình bày biểu hiện của tính chất nhiệt đới.

Trả lời:

- Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam biểu hiện ở một số yếu tố chủ yếu, trong đó có tổng số giờ nắng trong năm và nhiệt độ trung bình năm cao.

- Trên cả nước, tổng số giờ nắng trong năm phổ biến từ 1400 đến 3000 giờ. Ngoài các vùng núi cao và trung bình, nhiệt độ không khí trung bình năm của cả nước thường lớn hơn 21°C. Tính chất nhiệt đới có xu hướng tăng dần từ bắc vào nam.

 

Câu 2: Trình bày biểu hiện của tính chất ẩm.

Trả lời:

- Tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam biểu hiện ở một số yếu tố chính là tổng lượng mưa và độ ẩm không khí trong năm.

- Nước ta có tổng lượng mưa trong năm lớn, phổ biến từ 1500 đến 2000 mm, nhiều nơi mưa trên 2500 mm/năm. Độ ẩm tương đối đạt từ 80 đến 85%. Do lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi nên cân bằng ẩm trong năm luôn dương.

 

Câu 3: Trình bày biểu hiện của tính chất gió mùa.

Trả lời:

- Tính chất gió mùa của khí hậu thể hiện ở sự đối lập về hướng, tính chất gió và đặc điểm thời tiết, khí hậu giữa các mùa trong năm. Do vị trí địa lí nằm ở vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa châu Á nên trong năm nước ta có hai mùa gió là: gió mùa đông và gió mùa hạ.

+ Gió mùa đông có nguồn gốc từ áp cao Xi-bia với hướng chủ yếu là đông bắc nên còn được gọi là gió mùa Đông Bắc. Thời gian hoạt động của gió mùa Đông Bắc thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh. Đặc điểm thời tiết, khí hậu do gió mùa Đông Bắc có sự khác nhau theo thời gian, không gian. Nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc ít bị biến tính hơn khi đi qua lục địa Âu – Á đến nước ta nên thời tiết ở miền Bắc thường lạnh khô, ít mưa. Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc bị biến tính nhiều hơn, khi đi qua vùng biển đến nước ta gây ra thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở đồng bằng Bắc Bộ và ven biển Bắc Trung Bộ. Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu dần và ít khi vượt qua dãy Bạch Mã (khoảng vĩ độ 16 °B).

Cùng với gió mùa Đông Bắc, trong mùa đông ở nước ta còn có sự hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. Ở miền Bắc, Tín phong hoạt động đan xen giữa các đợt gió mùa Đông Bắc. Ở miền Nam, Tín phong thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, đây là nguyên nhân chính làm cho Tây Nguyên và Nam Bộ có mùa khô kéo dài.

+ Gió mùa hạ có nguồn gốc từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao chí tuyến bán cầu Nam, do có hướng chủ yếu là tây nam nên còn được gọi là gió mùa Tây Nam. Thời gian hoạt động của gió mùa Tây Nam ở nước ta thường từ tháng 5 đến tháng 10. Đặc điểm thời tiết, khí hậu do gió mùa Tây Nam có sự khác nhau từ đầu mùa hạ đến giữa và cuối mùa hạ. Vào đầu mùa, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương, khi đến nước ta thường gây mưa ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió mùa Tây Nam thường mang đến thời tiết nóng, khô (còn gọi là gió phơn Tây Nam hay gió Lào) ở dải đồng bằng ven biển miền Trung và phần phía nam của Tây Bắc. Vào giữa và cuối mùa, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam đến nước ta gây mưa nhiều trên phạm vi cả nước. Ở Bắc Bộ có gió Đông Nam thổi từ biển vào.

Trong mùa hạ, nước ta có hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, khả năng gây mưa lớn ở cả hai miền Bắc và Nam. Trong các thời kì chuyển tiếp, Tín phong thường hoạt động ổn định hơn trên phạm vi cả nước.

 

Câu 4: Trình bày biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Trả lời:

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở các quá trình ngoại lực diễn ra mạnh mẽ:

+ Nhiệt độ, độ ẩm cao đã làm cho quá trình phong hoá nhanh, tạo nên vỏ phong hoá vụn bở rất dày, dễ thấm nước, tạo điều kiện cho quá trình xâm thực và bồi tụ.

+ Ở miền núi, quá trình xâm thực do mưa và dòng chảy diễn ra mạnh, làm cho địa hình bị chia cắt hiểm trở. Tại các sườn núi dốc, thường xảy ra các hiện tượng như: đất trượt, đá lở, lũ quét.... Trên các vùng đá vôi, tính chất nhiệt đới ẩm thể hiện ở quá trình cac-xtơ (xâm thực hoá học và bồi tụ) diễn ra mạnh mẽ, tạo nên những dạng địa hình cac-xtơ nhiệt đới ẩm rất độc đáo như: cánh đồng cac-xtơ, hang động....

+ Ở đồng bằng và dọc các thung lũng sông diễn ra quá trình bồi tụ mạnh, làm tầng trầm tích ngày càng dày thêm, đồng thời diện tích đồng bằng liên tục được mở rộng về phía biển.

 

Câu 5: Trình bày biểu hiện nhiệt đới ẩm gió mùa qua sông ngòi ở nước ta.

Trả lời:

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở mật độ sông ngòi lớn, sông ngòi nhiều nước, nhiều phù sa và chế độ dòng chảy thay đổi theo mùa.

+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi với mật độ lớn. Cả nước có 2360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên.

+ Tổng lượng dòng chảy trên các hệ thống sông ngòi nước ta khoảng 839 tỉ m³/năm (kể cả lượng dòng chảy từ phần lưu vực bên ngoài lãnh thổ). Tổng lượng phù sa các sông vận chuyển ra biển hằng năm khoảng 200 triệu tấn.

+ Chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, mùa lũ thường kéo dài 4 - 5 tháng và trùng với mùa mưa, mùa cạn dài 7 – 8 tháng và trùng với mùa khô. Trong đó, khoảng 70 – 80% lượng nước cả năm tập trung vào mùa lũ. Phần lớn (80 – 90%) lượng phù sa sông ngòi vận chuyển hằng năm tập trung vào các tháng mùa lũ.

 

Câu 6: Trình bày biểu hiện của đất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Trả lời:

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở quá trình hình thành đất và các loại đất chính.

+ Quá trình fe-ra-lit là quá trình hình thành đất chủ đạo ở nước ta, hình thành các loại đất fe-ra-lit đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trong đó, các ô-xít sắt (Fe23), ô-xít nhôm (Al2O3) thường bị rửa trôi ít hơn các chất ba-dơ dễ tan và ô-xít si-lic (SiO2) nên tỉ lệ tương đối của ô-xít sắt, ô-xít nhôm trong đất tăng lên, làm cho đất có màu đỏ vàng, đồng thời đất thường chua. Trên cả nước, nhóm đất fe-ra-lit có diện tích lớn nhất, phân bố rất rộng rãi ở cả miền núi và rìa các đồng bằng.

+ Trong điều kiện nhiệt, ẩm cao và phân mùa nên đất thường có độ dày lớn nhưng dễ bị xói mòn, rửa trôi, đặc biệt là ở các vùng đồi núi dốc. Nhiệt và ẩm cao cũng làm cho tốc độ phân huỷ chất hữu cơ nhanh nên đất thường nghèo mùn.

 

Câu 7: Trình bày biểu hiện của sinh vật nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Trả lời:

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện chủ yếu ở sự phổ biến của các loài sinh vật nhiệt đới và kiểu hệ sinh thái rừng đặc trưng.

+ Các loài sinh vật nhiệt đới ở nước ta chiếm tỉ lệ cao, thực vật có gần 70%, trong đó điển hình là những cây họ đậu, họ vang, họ dâu tằm, họ dầu..... động vật đa số là các loài nhiệt đới, điển hình là chim (công, trĩ, gà lôi, vẹt,...), thú (hươu, nai, vượn, khi....) và nhiều loài bò sát, côn trùng đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa là kiểu rừng đặc trưng nhất của tự nhiên Việt Nam. Đây là kiểu hệ sinh thái rừng có thành phần loài đa dạng, nhiều tầng tán và trữ lượng sinh khối lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, diện tích kiểu hệ sinh thái rừng này ở nước ta đã bị suy giảm mạnh, hiện đang được bảo vệ, khoanh nuôi tự nhiên.

 

Câu 8: Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất ở nước ta.

Trả lời:

Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất ở nước ta:

- Đối với nông nghiệp:

+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, các hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể diễn ra quanh năm, tạo điều kiện để thâm canh, tăng vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Hệ thống sông ngòi nhiều nước là nguồn cung cấp nước tưới và cải tạo đất trồng. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng lớn.

+ Tuy nhiên, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với sản xuất nông nghiệp. Sự thất thường của thời tiết, khí hậu, chế độ dòng chảy sông ngòi thường gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ sản xuất. Nhiệt và ẩm cao cũng tiềm ẩn ẩn nhiều thiên tai, nguy cơ dịch bệnh, sản xuất bấp bênh, nhiều rủi ro....

- Đối với các ngành khác

+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho phát triển một số ngành kinh tế như: du lịch, giao thông vận tải, xây dựng....

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng có thể diễn ra quanh năm.

+ Mật độ sông ngòi lớn, nguồn nước dồi dào là điều kiện để phát triển giao thông vận tải đường thuỷ, thuỷ điện, cung cấp nước cho các ngành sản xuất. Mùa khô là thời kì thuận lợi cho các hoạt động khai thác và xây dựng....

+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây nhiều khó khăn cho các ngành kinh tế. Khí hậu nhiệt đới ẩm và thiên tai thường đẩy nhanh tốc độ hư hại các công trình xây dựng, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu và chế độ dòng chảy có thể làm gián đoạn hoạt động giao thông vận tải, du lịch,...

 

Câu 9: Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến đời sống của người dân.

Trả lời:

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

+ Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy sông ngòi lớn của vùng nhiệt đới ẩm là nguồn cung cấp nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu khai thác nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, các thành phố lớn. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt trong đời sống của người dân cũng có sự thay đổi nhằm thích ứng với sự phân mùa của khí hậu.

+ Ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với đời sống người dân là có nhiều thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, đất trượt, nắng nóng, hạn hán,.... tác động xấu tới sức khoẻ con người và có thể gây tổn thất lớn về người, tài sản.

 

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Trình bày các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các yếu tố khí hậu ở nước ta.

Trả lời:

Các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các yếu tố khí hậu ở nước ta:

- Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam biểu hiện ở một số yếu tố chủ yếu, trong đó có tổng số giờ nắng trong năm và nhiệt độ trung bình năm cao.

- Tính chất gió mùa của khí hậu thể hiện ở sự đối lập về hướng, tính chất gió và đặc điểm thời tiết, khí hậu giữa các mùa trong năm. Do vị trí địa lí nằm ở vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa châu Á nên trong năm nước ta có hai mùa gió là: gió mùa đông và gió mùa hạ.

- Tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam biểu hiện ở một số yếu tố chính là tổng lượng mưa và độ ẩm không khí trong năm.

 

Câu 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mang lại thuận lợi và khó khăn gì cho hoạt động sản xuất và đời sống người dân?

Trả lời:

Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mang lại cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân:

Ảnh hưởng

Thuận lợi

Khó khăn

Sản xuất

- Đối với nông nghiệp:

+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, các hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể diễn ra quanh năm, tạo điều kiện để thâm canh, tăng vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Hệ thống sông ngòi nhiều nước là nguồn cung cấp nước tưới và cải tạo đất trồng. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng lớn.

­­- Đối với các ngành khác:

+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho phát triển một số ngành kinh tế như: du lịch, giao thông vận tải, xây dựng....

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng có thể diễn ra quanh năm.

+ Mật độ sông ngòi lớn, nguồn nước dồi dào là điều kiện để phát triển giao thông vận tải đường thuỷ, thuỷ điện, cung cấp nước cho các ngành sản xuất. Mùa khô là thời kì thuận lợi cho các hoạt động khai thác và xây dựng....

- Đối với nông nghiệp:

Sự thất thường của thời tiết, khí hậu, chế độ dòng chảy sông ngòi thường gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ sản xuất. Nhiệt và ẩm cao cũng tiềm ẩn ẩn nhiều thiên tai, nguy cơ dịch bệnh, sản xuất bấp bênh, nhiều rủi ro...

 

 

 

- Đối với các ngành khác:

Khí hậu nhiệt đới ẩm và thiên tai thường đẩy nhanh tốc độ hư hại các công trình xây dựng, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu và chế độ dòng chảy có thể làm gián đoạn hoạt động giao thông vận tải, du lịch,...

Đời sống

Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy sông ngòi lớn của vùng nhiệt đới ẩm là nguồn cung cấp nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu khai thác nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, các thành phố lớn. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt trong đời sống của người dân cũng có sự thay đổi nhằm thích ứng với sự phân mùa của khí hậu.

Ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với đời sống người dân là có nhiều thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, đất trượt, nắng nóng, hạn hán,.... tác động xấu tới sức khoẻ con người và có thể gây tổn thất lớn về người, tài sản.

 

Câu 3: Trình bày biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên ở nước ta.

Trả lời:

Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên ở nước ta:

- Địa hình: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở các quá trình ngoại lực diễn ra mạnh mẽ:

+ Nhiệt độ, độ ẩm cao đã làm cho quá trình phong hoá nhanh, tạo nên vỏ phong hoá vụn bở rất dày, dễ thấm nước, tạo điều kiện cho quá trình xâm thực và bồi tụ.

+ Ở miền núi, quá trình xâm thực do mưa và dòng chảy diễn ra mạnh, làm cho địa hình bị chia cắt hiểm trở. Tại các sườn núi dốc, thường xảy ra các hiện tượng như: đất trượt, đá lở, lũ quét.... Trên các vùng đá vôi, tính chất nhiệt đới ẩm thể hiện ở quá trình cac-xtơ (xâm thực hoá học và bồi tụ) diễn ra mạnh mẽ, tạo nên những dạng địa hình cac-xtơ nhiệt đới ẩm rất độc đáo như: cánh đồng cac-xtơ, hang động....

+ Ở đồng bằng và dọc các thung lũng sông diễn ra quá trình bồi tụ mạnh, làm tầng trầm tích ngày càng dày thêm, đồng thời diện tích đồng bằng liên tục được mở rộng về phía biển.

- Sông ngòi: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở mật độ sông ngòi lớn, sông ngòi nhiều nước, nhiều phù sa và chế độ dòng chảy thay đổi theo mùa.

+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi với mật độ lớn. Cả nước có 2360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên.

+ Tổng lượng dòng chảy trên các hệ thống sông ngòi nước ta khoảng 839 tỉ m³/năm (kể cả lượng dòng chảy từ phần lưu vực bên ngoài lãnh thổ). Tổng lượng phù sa các sông vận chuyển ra biển hằng năm khoảng 200 triệu tấn.

+ Chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, mùa lũ thường kéo dài 4 - 5 tháng và trùng với mùa mưa, mùa cạn dài 7 – 8 tháng và trùng với mùa khô.

- Đất: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở quá trình hình thành đất và các loại đất chính.

+ Quá trình fe-ra-lit là quá trình hình thành đất chủ đạo ở nước ta, hình thành các loại đất fe-ra-lit đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên cả nước, nhóm đất fe-ra-lit có diện tích lớn nhất, phân bố rất rộng rãi ở cả miền núi và rìa các đồng bằng.

+ Trong điều kiện nhiệt, ẩm cao và phân mùa nên đất thường có độ dày lớn nhưng dễ bị xói mòn, rửa trôi, đặc biệt là ở các vùng đồi núi dốc. Nhiệt và ẩm cao cũng làm cho tốc độ phân huỷ chất hữu cơ nhanh nên đất thường nghèo mùn.

- Sinh vật: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện chủ yếu ở sự phổ biến của các loài sinh vật nhiệt đới và kiểu hệ sinh thái rừng đặc trưng.

+ Các loài sinh vật nhiệt đới ở nước ta chiếm tỉ lệ cao, thực vật có gần 70%, trong đó điển hình là những cây họ đậu, họ vang, họ dâu tằm, họ dầu..... động vật đa số là các loài nhiệt đới, điển hình là chim (công, trĩ, gà lôi, vẹt,...), thú (hươu, nai, vượn, khi....) và nhiều loài bò sát, côn trùng đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa là kiểu rừng đặc trưng nhất của tự nhiên Việt Nam. Đây là kiểu hệ sinh thái rừng có thành phần loài đa dạng, nhiều tầng tán và trữ lượng sinh khối lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, diện tích kiểu hệ sinh thái rừng này ở nước ta đã bị suy giảm mạnh, hiện đang được bảo vệ, khoanh nuôi tự nhiên.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Trả lời:

- Tính chất nhiệt đới: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, có góc nhập xạ lớn và trong năm hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

- Tính chất ẩm: nước ta có Biển Đông – nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.

- Tính chất gió mùa: nước ta nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc và khu vực gió mùa châu Á điển hình nên chịu tác động của các khối không khí hoạt động theo mùa.

 

Câu 2: Cho ví dụ về tính mùa vụ của các hoạt động kinh tế do ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

Trả lời:

Ví dụ về tính mùa vụ của các hoạt động kinh tế do ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Trong nông nghiệp: Ở các vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa mưa thường kéo dài và mạnh mẽ, gây ra ngập lụt và các hiện tượng thiên tai khác. Điều này ảnh hưởng đến việc trồng trọt và thu hoạch nông sản, làm giảm hiệu suất nông nghiệp và tăng chi phí sản xuất.

+ Đánh bắt thủy hải sản: Đánh bắt thủy hải sản cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết như mưa, sóng lớn, gió bão,... Thời tiết xấu có thể khiến cho việc ra khơi trở nên nguy hiểm và khó khăn hơn, tạo ra rủi ro và thiệt hại cho ngư dân.

+ Du lịch: Do tác động của môi trường như mưa, bão,, lũ lụt,… có thể làm giảm lượng khách du lịch cho các vùng nhiệt đới ẩm gió mùa và gây tổn thất cho ngành du lịch và kinh tế của người dân.

 

Câu 3: Dựa vào Bảng số liệu, nhận xét về tổng số giờ nắng năm, nhiệt độ trung bình, tổng lượng mưa năm và độ ẩm trung bình năm của một số trạm khí tượng ở nước ta.

Bảng. Tổng số giờ nắng năm, nhiệt độ trung bình, tổng lượng mưa năm và độ ẩm trung bình năm của một số trạm khí tượng ở nước ta

Trạm khí tượng

Tổng số giờ nắng năm (giờ)

Nhiệt độ trung bình (0C)

Tổng lượng mưa năm (mm)

Độ ẩm trung bình năm (%)

Tháng 1

Tháng 7

Năm

Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn)

1561

13,1

21,7

21,3

1318,2

82,5

Láng (thành phố Hà Nội)

1489

16,6

29,4

23,9

1670,1

80,7

Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế)

1916

19,9

29,2

25,1

2936,4

83,9

Cần Thơ (thành phố Cần Thơ)

2524

25,4

26,9

25,9

1671,7

83,4

Trả lời

Tùy vào vị trí địa lí của các trạm khí tượng mà tổng số giờ nắng, nhiệt độ trung bình, tổng lượng mưa và độ ẩm trung bình của các trạm khí tượng ở nước ta sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, có thể nhận thấy một số điểm chung như sau:

+ Tổng số giờ nắng năm: Từ 1400 – 2600 giờ.

+ Nhiệt độ trung bình năm: Từ 210C đến 300C với mùa hè nóng và mùa đông khá mát mẻ, tuy nhiên các vùng núi có nhiệt độ thấp hơn.

+ Tổng lượng mưa năm: Phổ biến từ 1300 đến 1700 mm, ở Huế, lượng mưa trên 2900 mm/năm.

+ Độ ẩm trung bình năm: Từ 80 – 85%.

Các tính chất này đều là biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Giả sử Tết Nguyên Đán năm 2025, em và gia đình có chuyến du lịch ở Hà Nội, em sẽ khuyên người thân chuẩn bị trang phục, vật dụng như thế nào cho phù hợp? Vì sao?

Trả lời:

Mùa đông ở Hà Nội có thời tiết lạnh (lạnh khô ở nửa đầu mùa đông và lạnh ẩm ở giữa và cuối mùa đông), dịp Tết Nguyên Đán 2025 sẽ có thời tiết lạnh ẩm, nên nếu em và gia đình có chuyến du lịch ở Hà Nội, em khuyên người thân nên chuẩn bị các trang phục và vật dụng để giữ ấm như: áo khoác, áo len, quần dài, khăn choàng, mũ, ô, giày, kem dưỡng da,… Ngoài ra, em cũng nên lập kế hoạch và xem thời tiết trước khi tham quan các địa điểm nổi tiếng trong Thành phố Hà Nội để có trải nghiệm tốt nhất.

 

Câu 2: Ở địa phương em, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân?

Trả lời:

HS liên hệ thực tế địa phương về tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Ví dụ:

Ở địa phương em có thời tiết

+ Nóng ẩm vào mùa hè khiến người dân cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, người dân di chuyển khó khăn hơn do nhiệt độ cao trong không khí. Khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện để bùng phát các bệnh nhiệt đới, dịch tễ, các bệnh liên quan đến vi khuẩn, virus, côn trùng gây hại đến con người, động vật và thực vật. Ngoài ra, thời tiết nóng ẩm khiến nhu cầu sử dụng các thiết bị điện như quạt, điều hòa, máy lạnh,…tăng cao, gây ảnh hưởng đến chi phí sử dụng và tăng cường áp lực cho hệ thống lưới điện.

+ Những cơn mưa và lũ lụt gây nguy cơ ngập úng, sạt lở, thiệt hại đến môi trường và tài sản của người dân.

+…

Câu hỏi và bài tập tự luận địa lí 12 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận địa lí 12 cánh diều

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án địa lí 12 cánh diều

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận địa lí 12 cánh diều, bài tập địa lí 12 cánh diều, bộ câu hỏi tự luận địa lí 12 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay