Giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word môn chuyên đề Địa lí lớp 12 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: THIÊN TAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

 

  1. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau chuyên đề này, HS sẽ:

  • Trình bày được quan niệm, đặc điểm, nguyên nhân và phân loại thiên tai.
  • Trình bày được một số thiên tai và nơi thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, các thiên tai khác); phân tích được nguyên nhân, hậu quả của mỗi loại và xác định được các biện pháp phòng chống.
  • Liên hệ, tìm hiểu được về một thiên tai cụ thể tại địa phương (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp).
  • Thu thập được tranh ảnh, số liệu, video,…để trưng bày một số chủ đề về thiên tai ở nước ta.
  • Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng về thiên tai và các biện pháp phòng chống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác Hình 1.1 – 1.10, Bảng 1, mục Em có biết, thông tin trong Chuyên đề 1 để tìm hiểu về quan niệm, đặc điểm, nguyên nhân và phân loại thiên tai; một số thiên tai và nơi thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, các thiên tai khác); nguyên nhân, hậu quả của mỗi loại và xác định được các biện pháp phòng chống.
  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Trình bày được quan niệm, đặc điểm, nguyên nhân và phân loại thiên tai; trình bày được một số thiên tai và nơi thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, các thiên tai khác); phân tích được nguyên nhân, hậu quả của mỗi loại và xác định được các biện pháp phòng chống.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ, tìm hiểu được về một thiên tai cụ thể tại địa phương (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp); thu thập được tranh ảnh, số liệu, video,…để trưng bày một số chủ đề về thiên tai ở nước ta; viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng về thiên tai và các biện pháp phòng chống.
  • Phẩm chất
  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về vấn đề thiên tai và biện pháp phòng chống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều.
  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về chuyên đề Thiên tai và biện pháp phòng chống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều.
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Thiên tai và biện pháp phòng chống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số thiên tai thường xảy ra ở nước, HS nêu đúng tên thiên tai ứng với mỗi hình ảnh minh họa.
  4. Sản phẩm: HS nêu tên thiên tai ứng với mỗi hình ảnh minh họa.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp quan sát hình ảnh về một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta. HS nêu đúng tên thiên tai ứng với mỗi hình ảnh minh họa.

- GV lần lượt trình chiếu từng hình ảnh:

Hình 1:…………………………………..

Hình 2:…………………………………..

Hình 3:…………………………………..

Hình 4:…………………………………..

Hình 5:…………………………………..

Hình 6:…………………………………..

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 6 HS lần lượt nêu đúng tên thiên tai ứng với mỗi hình ảnh minh họa.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Hình 1: Bão

Hình 2: Lũ lụt

Hình 3: Hạn hán

Hình 4: Sạt lở đất

Hình 5: Lũ quét

Hình 6: Mưa đá

- GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều thiên tai và chịu nhiều thiệt hại do thiên tai. Vậy, ở nước ta, thiên tai có những đặc điểm và do các nguyên nhân nào? Có các loại thiên tai nào thường xảy ra? Hậu quả và biện pháp chống các loại thiên tai đó như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chuyên đề ngày hôm nay – Chuyên đề 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu quan niệm về thiên tai

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quan niệm về thiên tai, lấy được ví dụ minh họa.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I.1 SGK tr.4, 5 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày về quan niệm thiên tai. Lấy ví dụ minh họa.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS vầ quan niệm thiên tai, ví dụ minh họa về thiên tai và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quan niệm về thiên tai

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I.1 SGK tr.4, 5 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày về quan niệm thiên tai.

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Lấy ví dụ minh họa về thiên tai.

- GV cho HS xem một số hình ảnh, video về các loại thiên tai thường xảy ra ở nước ta (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu quan niệm về thiên tai.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lấy dụ minh họa về thiên tai.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Có nhiều quan niệm khác nhau về thiên tai. Theo Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều (2020), có thể hiểu thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Quan niệm về thiên tai

“Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác”.

(Theo Điều 1, Luật số 60/2020/QH-14 – Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2020).

 

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ MỘT SỐ THIÊN TAI THƯỜNG XẢY RA Ở NƯỚC TA

  

Bão  số 10 tàn phá tỉnh Quảng Bình

https://www.youtube.com/watch?v=iEyqejhSl1A

  

Mưa lớn trên địa bàn Đà Nẵng do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới

 trên Biển Đông đang tiến vào đất liền

https://www.youtube.com/watch?v=8ENHAn222mw

  

Lũ quét ở Lào Cai khiến nhiều người dân tử vong

https://www.youtube.com/watch?v=5sCSXwQWjh4

  

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

https://www.youtube.com/watch?v=xGDBQmtbUkU

  

Rét đậm rét hại ở Hà Giang

https://www.youtube.com/watch?v=PLq4U9586qI

 Hoạt động 1.2. Tìm hiểu đặc điểm của thiên tai

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các đặc điểm của thiên tai ở Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 1.1. – 1.4, Bảng 1, mục Em có biết, thông tin mục I.2 SGK tr.5, 6 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu các đặc điểm của thiên tai ở Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của các nhóm về các đặc điểm của thiên tai ở Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 1.1. – 1.4, Bảng 1, mục Em có biết, thông tin mục I.2 SGK tr.5, 6 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu các đặc điểm của thiên tai ở Việt Nam.

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về đặc điểm có nhiều loại thiên tai.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về đặc điểm thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp và có sự khác nhau giữa các vùng.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về đặc điểm thiên tai được phân thành các cấp rủi ro khác nhau.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM CỦA THIÊN TAI

Đặc điểm

Biểu hiện

Có nhiều loại thiên tai

 

Thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp và có sự khác nhau giữa các vùng

 

Thiên tai được phân thành các cấp rủi ro khác nhau

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về đặc điểm của thiên tai (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực nhâhiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày các đặc điểm của thiên tai ở Việt Nam.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận và chuyển sang nội dung mới.

2. Đặc điểm của thiên tai

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THIÊN TAI

Các cấp độ rủi ro thiên tai

Bản đồ phân vùng thiên tai ở Việt Nam

Bảng 1: Vùng thiên tai và các loại hình thiên tai điển hình

TT

Vùng

Các loại hình thiên tai điển hình

1

Vùng I: Miền núi phía Bắc gồm Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh.

Lũ, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, bão, ATNĐ, rét hại, sương muối, mưa lớn, lốc, sét mưa đá, động đất.

2

Vùng II: Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gồm Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

ATNĐ, bão, nước biển dâng, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, rét hại, mưa lớn, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng

3

Vùng III: Miền núi Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.

ATNĐ, bão, nắng nóng, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, rét hại, mưa lớn, lốc, sét mưa đá.

4

Vùng IV: Duyên hải miền Trung gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

Lũ, ngập lụt, ATNĐ, bão, nước dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, mưa lớn.

5

Vùng V: Đô thị lớn và khu dân cư tập trung gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các đô thị loại 1 thuộc tỉnh

Mưa lớn, ngập lụt, bão, ATNĐ, dông lốc.

6

Vùng VI: Tây Nguyên, miền núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu

ATNĐ, bão, nắng nóng, hạn hán, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, lốc, sét, mưa đá

7

Vùng VII: Đồng Bằng sông Cửu Long gồm Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ

ATNĐ, bão, lũ, ngập lụt, nước dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá.

8

Vùng VIII: Trên biển và hải đảo gồm vùng biển 28 tỉnh từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; 02 quần đảo Trường sa và  Hoàng sa

ATNĐ, bão, gió mạnh trên biển, nước dâng.

 

 

Bảng 2: Các loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai theo các vùng

  

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM CỦA THIÊN TAI

Đặc điểm

Biểu hiện

Có nhiều loại thiên tai

- Do các đặc điểm về vị trí địa lí, khí hậu, địa hình, sông ngòi,… nên Việt Nam thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai khác nhau..

- Mỗi loại thiên tai có sự khác về điều kiện hình thành, đặc điểm, quy mô, mức độ nguy hiểm, khả năng gây thiệt hại,…

- Các thiên tai phổ biến nhất, gây nhiều thiệt hại: bão, ngập lụt, hạn hán, sạt lở đất, lũ quét, nắng nóng, mưa lớn, xâm nhập mặn, rét hại.

Thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp và có sự khác nhau giữa các vùng

- Biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực làm cho thiên tai ở nước ta:

+ Có xu hướng gia tăng về tần suất, quy mô, cường độ.

+ Thời gian xuất hiện ngày càng dị thường, trái quy luật, khó dự báo và phòng chống.

- Mỗi vùng thường có các loại thiên tai khác nhau tùy thuộc vào vị trí địa lí, những đặc điểm tự nhiên mang tính đặc thù của từng vùng:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: lũ, lũ quét, sạt lở đất, rét hại, sương muối, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, động đất.

+ Đồng bằng sông Hồng: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, rét hại, mưa lớn.

+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên: nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt.

+ Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long: áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, nước dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, mưa lớn, lốc, mưa đá.

Thiên tai được phân thành các cấp rủi ro khác nhau

- Các cấp rủi ro thiên tai được xác định dựa vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.

- Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai, được phân bố tối đa thành 5 cấp theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai.

- Các cấp rủi ro thiên tai được công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai; là cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Hoạt động 1.3. Tìm hiểu nguyên nhân của thiên tai

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các nguyên nhân hình thành thiên tai ở Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác thông tin mục I.3 SGK tr.7 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày các nguyên nhân hình thành thiên tai ở Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của các nhóm về nguyên nhân hình thành thiên tai ở Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

....

Giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều

1. PHÍ MÔN TOÁN, NGỮ VĂN: 

  • Giáo án word: 550k - Đặt bây giờ: 400k
  • Giáo án Powerpoint: 600k - Đặt bây giờ: 500k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k  - Đặt bây giờ: 800k

2. PHÍ CÁC MÔN CÒN LẠI: 

  • Giáo án word: 450k - Đặt bây giờ: 350k
  • Giáo án Powerpoint: 550k - Đặt bây giờ: 450k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k  - Đặt bây giờ: 650k

=> Đặt bây giờ được tặng kèm các tài liệu: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra ma trận

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=> Giáo án địa lí 12 cánh diều

Từ khóa: Giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word chuyên đề địa lí 12 sách cánh diều, tải giáo án chuyên đề địa lí 12 cánh diều, GA CĐ địa lí 12 CD 2024

Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Chat hỗ trợ
Chat ngay