Trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều

Trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Địa lí 12 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 7: ĐÔ THỊ HÓA

(38 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (21 CÂU)

Câu 1: Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta là:

A. Thành Thăng Long.

B. Hội An.

C. Phú Xuân.

D. Thành Cổ Loa.

Câu 2: Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta ra đời vào:

A. Thế kỉ III TCN.

B. Thế kỉ IV TCN.

C. Thế kỉ I SCN.

D. Thế kỉ II SCN.

Câu 3: Chức năng chủ yếu của các đô thị trong thời kì phong kiến là:

  1. Kinh tế, văn hóa, giáo dục.
  2. Hành chính, thương mại, quân sự.
  3. Văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, y học.
  4. Thương mại, quốc phòng, chính trị, hành chính.

Câu 4: Đô thị ra đời vào thế kỉ XI là:

A. Phú Xuân.

B. Đà Nẵng.

C. Phố Hiến.

D. Thành Thăng Long.

Câu 5: Đô thị ra đời vào thế kỉ XVI – XVIII là:

A. Phố Hiến.

B. Thành Cổ Loa.

C. Thành Thăng Long.

D. Phú Xuân.

Câu 6: Trong thời kì Pháp thuộc, một số đô thị lớn ở nước ta ra đời với chức năng chính là:

A. Chính trị và ngoại giao.

B. Hành chính và quân sự.

C. Quốc phòng và thương mại.

D. Thương mại và giáo dục.

Câu 7: Quá trình đô thị hóa từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1975 ở nước ta có đặc điểm gì?

  1. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm.
  2. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, số lượng đô thị tăng chậm.
  3. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm.
  4. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng nhanh.

Câu 8: Quá trình đô thị hóa từ năm 1975 đến nay ở nước ta có đặc điểm gì?

  1. Chưa có nhiều chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra rất chậm.
  2. Có những chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh
  3. Chưa có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh.
  4. Có những chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

Câu 9: Dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta:

A. Có xu hướng giảm dần.

B. Liên tục tăng lên.

C. Tăng chậm.

D. Tăng rất nhanh.

Câu 10: Theo số liệu năm 2021, số lượng dân thành thị của nước ta là:

A. 30,2 triệu dân.

B. 32,9 triệu dân.

C. 29,5 triệu dân.

D. 36,6 triệu dân.

Câu 11: Theo số liệu năm 2021, tỉ lệ dân thành thị của nước ta chiếm bao nhiêu %?

A. 28,9%.

B. 40,5%.

C. 37,1%.

D. 34,7%.

Câu 12: Theo số liệu năm 2021, nước ta có bao nhiêu đô thị các loại?

A. 698.

B. 749.

C. 801.

D. 683.

Câu 13: Đô thị hóa đang diễn ra:

A. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

B. Trên khắp cả nước.

C. Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Câu 14: Cảnh quan đô thị của nước ta có đặc điểm gì?

A. Hiện đại và văn minh.

B. Ô nhiễm môi trường phá vỡ cảnh quan.

C. Theo lối kiến trúc truyền thống.

D. Độc đáo, nổi bật.

Câu 15: Hai vùng đô thị lớn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là:

A. Đà Nẵng và Cần Thơ.

B. Hải Phòng và Bà Rịa Vũng Tàu.

C. Nam Định và Hải Dương.

D. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 16: Đâu là một trong chuỗi các đô thị tạo mối liên kết trong mỗi vùng và trên cả nước?

  1. Cần Thơ, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Long Xuyên.
  2. Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.
  3. Xuân Mai, Hòa Lạc, Sơn Tây, Sóc Sơn, Xuân Hòa, Phúc Yên.
  4. Biên Hòa, Nhơn Trạch, Tân An, Thủ Dầu Một.

Câu 17: Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì?

  1. Lối sống thành thị ngày càng phổ biến trong quá trình đô thị hóa.
  2. Cách ứng xử, phong cách sống, giao tiếp ngày càng có sự tiếp thu tinh hoa từ văn hóa, lối sống của nước ngoài.
  3. Quá trình đô thị hóa ở vùng ven đô, vùng nông thôn được thu hẹp.
  4. Các dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống chủ yếu phục vụ cho nhóm người có thu nhập cao trong xã hội.

Câu 18: Theo số liệu năm 2021, nước ta đã hình thành được bao nhiêu đô thị loại đặc biệt?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19: Theo số liệu năm 2021, nước ta đã hình thành được bao nhiêu đô thị loại I, II, III?

  1. 10 đô thị lại I, 40 đô thị loại II, 51 đô thị loại III.
  2. 19 đô thị loại I, 24 đô thị loại II, 37 đô thị loại III.
  3. 28 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 49 đô thị loại III.
  4. 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III.

Câu 20: Mạng lưới đô thị ở nước ta phân bố:

A. Rộng khắp các vùng trên cả nước.

B. Dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch.

C. Chủ yếu tại các thành phố lớn.

D. Tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ.

Câu 21: Các đô thị loại I và II tập trung chủ yếu ở:

A. Vùng Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

B. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ.

 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử đô thị hóa ở nước ta?

  1. Thời kì phong kiến, các đô thị có chức năng chủ yếu là hành chính, thương mại, quân sự, được hình thành ở những nơi thuận lợi về vị trí địa lí.
  2. Thời kì Pháp thuộc, nước ta có thêm một số đô thị lớn với chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự.
  3. Từ Cách mạng tháng Tám năm đến năm 1975, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng nhanh.
  4. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa ở nước ta có những chuyển biến tích cực. Từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tỉ lệ dân thành thị ở nước ta?

  1. Dân số thành thị ở nước ta liên tục tăng lên.
  2. Năm 2021, nước ta có 38,6 triệu dân thành thị, chiếm 37,1% dân số cả nước.
  3. Nước ta có 749 đô thị các loại (năm 2021).
  4. Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta liên tục tăng lên.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về không gian đô thị ở nước ta?

  1. Đô thị hóa đang diễn ra trên khắp cả nước, không gian đô thị được mở rộng, đặc biệt là các đô thị lớn.
  2. Trong những năm gần đây, nước ta đang phát triển các chuỗi và chùm đô thị tạo mối liên kết tại vùng Đồng bằng sông Hồng.
  3. Lối sống đô thị ngày càng phổ biến trong quá trình đô thị hóa.
  4. Cảnh quan đô thị xanh – sạch – đẹp, dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống, cách ứng xử giao tiếp, văn minh, phong cách sống hiện đại có ở các đô thị và vùng ven đô.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về mạng lưới đô thị ở nước ta?

  1. Năm 2021, nước ta đã hình thành được 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước.
  3. Các đô thị loại II và loại III tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ.
  4. Theo số liệu năm 2021, nước ta có 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, còn lại là đô thị loại IV và loại V.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội?

  1. Đô thị hóa diễn ra nhanh ở một số đô thị mang tính chất tự phát đã gây ra sức ép tới vấn đề việc làm, nhà ở môi trường, giáo dục, y tế và an sinh xã hội.
  2. Các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn hằng năm đóng góp tỉ lệ lớn vào Ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
  3. Đô thị đóng góp lớn trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo và liên kết với vùng nông thôn để đảm bảo an ninh quốc phòng.
  4. Từ đô thị lối sống văn minh, hiện đại lan tỏa về vùng nông thôn.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội?

  1. Sự gia tăng dân số đô thị dẫn đến khan hiếm nhà ở và làm tăng giá nhà. Việc xây dựng nhà ở đô thị cũng chiếm nhiều diện tích, giới hạn không gian xây dựng.
  2. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên ở khu vực đô thị, đặc biệt ở những người có trình độ học thức. Thất nghiệp đô thị là một vấn đề xã hội lớn.
  3. Từ đô thị lối sống văn minh, hiện đại lan tỏa về vùng nông thôn.
  4. Tập trung quá đông dân cư đô thị có thể tạo ra vấn đề về sức khỏe như thiếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tăng nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm.

 

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh dưới đây nói về đô thị cổ nào ở nước ta?

A. Thành Thăng Long.

B. Phú Xuân.

C. Phố Hiến.

D. Thành Cổ Loa.

 

Câu 2: Vùng nào có số lượng đô thị nhiều nhất?

A. Đông Nam Bộ.

B. Đông Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 3: Vùng nào có số lượng đô thị ít nhất?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Tây Nam Bộ.

D. Trung Trung Bộ.

Câu 4: Trong gia đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), đô thị ở nước ta phát triển theo hướng như thế nào?

  1. Đã diễn ra quá trình đô thị hóa đã tăng cường, nhưng cơ sở hạ tầng đô thị chưa phát triển.
  2. Quá trình đô thị hóa tiếp tục diễn ra chậm và các đô thị bị tàn phá.
  3. Miền Bắc phát triển đô thị gắn với công nghiệp hóa, miền Nam sử dụng “đô thị hóa” để tập trung dân cư phục vụ chiến tranh.
  4. Các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định đã hình thành.

Câu 5: Vùng có số lượng dân thành thị cao nhất là:

A. Đông Nam Bộ.

B. Đông Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 6: Vùng có số lượng dân thành thị thấp nhất là:

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Tây Nam Bộ.

D. Trung Trung Bộ.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH 15 ngày 21 tháng 09 năm 2022 quy định có mấy tiêu chí phân loại đô thị?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 2: Hiện nay, đô thị hóa có mấy hình thức chính?

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 3.

Câu 3: Quá trình phát triển thành phố do sự gia tăng dân số quá mức và tỷ lệ di dân từ nông thôn đến khu vực thành thị lớn dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm sút chất lượng cuộc sống được gọi là:

A. Đô thị hóa ngoại vi.

B. Đô thị hóa tự phát.

C. Đô thị hóa nông thôn.

D. Đô thị hóa vùng ven đô.

Câu 4: Đâu không phải là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa?

A. Văn hóa dân tộc.

B. Điều kiện xã hội.

C. Trình độ phát triển kinh tế.

D. Lối sống thành thị.

Câu 5: Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới như thế nào?

  1. A. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.
  2. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta không có sự chênh lệch so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.
  3. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta cao so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.
  4. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta rất thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.

 

Trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều
Trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án địa lí 12 cánh diều

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều, đề trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập địa lí 12 CD

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay