Kênh giáo viên » Địa lí 12 » Giáo án địa lí 12 cánh diều

Giáo án địa lí 12 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word môn Địa lí lớp 12 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án địa lí 12 cánh diều
Giáo án địa lí 12 cánh diều
Giáo án địa lí 12 cánh diều
Giáo án địa lí 12 cánh diều
Giáo án địa lí 12 cánh diều
Giáo án địa lí 12 cánh diều
Giáo án địa lí 12 cánh diều
Giáo án địa lí 12 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Giáo án địa lí 12 cánh diều đủ cả năm

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 4: Thực hành Trình bày báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 6: Dân số, lao động và việc làm

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 7: Đô thị hóa

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 8: Thực hành Viết báo cáo về dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 12: Thực hành Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 14: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 15: Thực hành Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển của các ngành công nghiệp ở nước ta

....

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 

VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày và giải thích được sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
  • Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
  • Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
  • Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Viết được đoạn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác Bảng 5.1 – 5.2, mục Em có biết, thông tin trong bài học để tìm hiểu về sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Trình bày và giải thích được sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta; nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta; chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam; nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học, thu thập thông tin để viết được đoạn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 11 – Cánh diều.
  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11 – Cánh diều.
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS xem video về hiện tượng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, yêu cầu HS trình bày hiểu biết về hiện tượng này.
  4. Sản phẩm: HS nêu một vài hiểu biết về hiện tượng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và xem video:

https://www.youtube.com/watch?v=xGDBQmtbUkU

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:

+ Hãy cho biết video nói đến hiện tượng gì? Hiện tượng xảy ra ở vùng nào của nước ta?

+ Nêu một số hiểu biết của em về hiện tượng này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, xem video, liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiện tượng được nói đến trong video và trình bày một số hiểu biết của bản thân về hiện tượng này.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Video nhắc đến hiện tượng xâm nhập mặn gay gắt, xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

  

Xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra ở các địa phương

vùng Đồng bằng sông Cửu Long

+ Xâm nhập mặn (đất bị nhiễm mặn) với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Nước biển mang theo lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn.

→ Tác hại của xâm nhập mặn:

  • Ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội.
  • Gây ra sự thiếu hụt nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân.
  • Bùng phát dịch sốt xuất huyết và chân tay miệng.
  • Diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thuỷ sản bị thiệt hại.
  • Sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho cây trồng khiến cây bị sốc mặn, gây rụng lá, hoa, trái hàng loạt, dẫn đến chết cây.
  • ……

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Xâm nhập mặn, phèn hóa, mặn hóa,…là một trong các biểu hiện suy giảm tài nguyên đất nói riêng và tài nguyên thiên thiên nhiên ở nước ta nói chung. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là một trong những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, một số loại tài nguyên thiên nhiên đang bị suy giảm, ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng. Vậy, những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Cần có những giải pháp gì để sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu suy giảm tài nguyên thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta. Giải thích được tại sao tài nguyên sinh vật ở nước ta bị suy giảm.

- Trình bày được sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta. Giải thích được tại sao tài nguyên đất ở nước ta bị suy giảm.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nhóm 1, 3: Khai thác Bảng 5.1. 5.2, thông tin mục 1a SGK tr.24, 25 và hoàn thành Phiếu học tập số 1 - Trình bày sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta. Giải thích tại sao tài nguyên sinh vật ở nước ta bị suy giảm.

- Nhóm 2, 4: Khai thác thông tin mục 1b SGK tr.26 và hoàn thành Phiếu học tập số 2 - Trình bày sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta. Giải thích tại sao tài nguyên đất ở nước ta bị suy giảm.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2 của các nhóm về sự suy giảm tài nguyên thiên ở nước ta và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tài nguyên sinh vật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Nước ta có nguồn tài nguyên thiên phong phú và đa dạng, tuy nhiên một số loại tài nguyên đang dần bị suy giảm, ảnh hưởng tới việc khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu sự suy giảm tài nguyên sinh vật.

+ Nhóm 2, 4: Tìm hiểu sự suy giảm tài nguyên đất.

- GV yêu cầu HS Nhóm 1, 3 thực hiện nhiệm vụ trước.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 3:

Khai thác Bảng 5.1. 5.2, thông tin mục 1a SGK tr.24, 25 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

Bảng 5.1. Diện tích rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2021

Đơn vị: triệu ha

Chỉ tiêu                                 Năm

1943

2010

2021

Tổng diện tích có rừng

14,3

13,4

14,7

- Diện tích rừng tự nhiên

14,3

10,3

10,1

- Rừng trồng

0

3,1

4,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)

Bảng 5.2. Sự suy giảm số lượng loài sinh vật

ở nước ta năm 2021

Loài sinh vật

Thú

Chim

Bò sát

Lưỡng cư

Đã biết (loài)

348

869

2 041

384

221

Đang giảm (loài)

114

404

228

54

135

(Nguồn: Tổ chức Quốc tế và Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

SUY GIẢM TÀI NGUYÊN SINH VẬT

1. Biểu hiện của sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta:

 

Biểu hiện

Về diện tích rừng và chất lượng rừng tự nhiên

 

Về đa dạng sinh học

 

2. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta:

Nguyên nhân trực tiếp

 

Nguyên nhân gián tiếp

 

- GV cung cấp một số tư liệu về sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, thảo luận nhóm và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1, Nhóm 3 lần lượt trình bày các nội dung về sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1 và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

1. Suy giảm tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên sinh vật

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

TƯ LIỆU VỀ SỰ SUY GIẢM TÀI NGUYÊN SINH VẬT

Khai thác gỗ, củi quá mức là nguyên nhân trực tiếp gây suy thoái tài nguyên rừng

Phá rừng lấy đất sản xuất

  

Săn bắt động vật hoang phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu

https://www.youtube.com/watch?v=X4EVVknlzPY

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

SUY GIẢM TÀI NGUYÊN SINH VẬT

1. Biểu hiện của sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta:

 

Biểu hiện

Về diện tích rừng và chất lượng rừng

tự nhiên

- Năm 1943, rừng tự nhiên chiếm 100% tổng diện tích rừng của nước ta, trong đó khoảng 70% là rừng giàu. Đến năm 2021, tổng diện tích rừng có xu hướng tăng lên nhờ mở rộng trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên nhưng chất lượng rừng chưa phục hồi so với trước đây.

- Rừng tự nhiên là các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên.

- Phần lớn diện tích rừng trồng và rừng sinh thái tự nhiên là rừng nghèo, mới phục hồi, chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.

Về đa dạng sinh học

Nước ta có mức độ đa dạng sinh học cao, thể hiện ở số lượng loài, nguồn gen quý hiếm, các kiểu hệ sinh thái nhưng đang bị suy giảm do tác động của con người.

- Số lượng cá thể của nhiều loài và số lượng loài sinh vật bị giảm sút rõ rệt, số loài bị đe dọa tăng lên, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Các nguồn gen quý hiếm bị mất dần, khó phục hồi.

- Các hệ sinh thái bị biến đổi do khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường. 

2. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta:

Nguyên nhân trực tiếp

- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ.

- Chuyển đổi phương thức sử dụng đất do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội làm cho các hệ sinh thái rừng bị thu hẹp diện tích hoặc chuyển sang các hệ sinh thái thứ sinh khác.

- Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cháy rừng, hậu quả chiến tranh,…làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng rừng, biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên, suy giảm tính đa dạng sinh học.

Nguyên nhân gián tiếp

- Sự gia tăng dân số.

- Tình trạng di dân.

- Sự phát triển của các ngành kinh tế kéo theo nhu cầu và quy mô khai thác tài nguyên sinh vật ngày càng lớn..

- Hạn chế và sự thiếu đồng bộ trong công tác quản lí việc khai thác, bảo vệ, sử dụng tài nguyên sinh vật.

Nhiệm vụ 2: Tài nguyên đất

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2, 4:

Khai thác thông tin mục 1b SGK tr.26 và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

SUY GIẢM TÀI NGUYÊN ĐẤT

1. Biểu hiện của sự suy giảm tài nguyên sinh đất ở nước ta:

 

Biểu hiện

Xói mòn đất

 

Hoang mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, suy giảm độ phì

 

Ô nhiễm đất

 

2. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta:

………………………………………………………………

………………………………………………………………

- GV cung cấp một số tư liệu về sự suy giảm tài nguyên đất ở Việt Nam (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, thảo luận nhóm và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 2, Nhóm 4 lần lượt trình bày các nội dung về sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2 và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

a. Tài nguyên đất

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ SỰ SUY GIẢM TÀI NGUYÊN ĐẤT

  

Đất bị xói mòn

  

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng tình trạng sa mạc hóa

Xâm nhập mặn ở

Đồng bằng sông Cửu Long

Ô nhiễm đất xảy ra

ở nơi tập trung đông dân cư

https://www.youtube.com/watch?v=DaVQLP3gkAM

https://www.youtube.com/watch?v=mfXGo49GIwc

https://www.youtube.com/watch?v=qjiw1GQ3IS4

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

SUY GIẢM TÀI NGUYÊN ĐẤT

1. Biểu hiện của sự suy giảm tài nguyên sinh đất ở nước ta:

 

Biểu hiện

Xói mòn đất

- Quá trình xói mòn đất diễn ra chủ yếu ở miền núi, diện tích đất trồng, đồi núi trọc, hoang hóa do xói mòn đất ở nước ta đã giảm nhưng vẫn còn lớn.

- Quá trình hoang mạc hóa xảy ra chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Hoang mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, suy giảm

 độ phì

- Quá trình phèn hóa, mặn hóa diễn ra chủ yếu ở các đồng bằng, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.

- Độ phì của đất đang suy giảm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là vùng chuyên canh nông nghiệp.

Ô nhiễm đất

Xảy ra ở các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư, kinh tế - xã hội phát triển, các vùng chuyên canh, các làng nghề.

2. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta:

- Các biện pháp canh tác đất không hợp lí, đặc biệt là trên các vùng đất dốc, làm cho đất bị xói mòn, suy giảm độ phì.

- Sự suy giảm tài nguyên rừng, biến đổi khí hậu, sự bất thường của thiên tai làm gia tăng lượng đất mất do xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn, hoang mạc hóa.

- Chất thải từ các ngành công nghiệp, các làng nghề, sinh hoạt, sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp không hợp lí,…gây ô nhiễm đất, làm giảm độ phì của đất.

Hoạt động 1.2. Tìm hiểu giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I.2 SGK tr.26, 27 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt kết hợp trình chiều hình ảnh: Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản của sự phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, cần có các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, nhằm hướng tới phát triển bền vững.

  

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I.2 SGK tr.26, 27 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.2).

- GV cho HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Nêu một số giải pháp cụ thể về việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, liên hệ thực tế tại địa phương và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong nêu một số giải pháp cụ thể về việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tài nguyên thiên nhiên không chỉ là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất, là cơ sở phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp mà còn là nhân tố giúp giữ vững sự phát triển ổn định của đất nước. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam đang ngày càng có xu hướng diễn biến tiêu cực, bị thu hẹp cả về chất lượng lẫn số lượng. Vì vậy, giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên cần được tích cực đề xuất và thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên.

- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thiết lập cơ sở dữ liệu các nguồn tài nguyên đất nước.

- Hoàn thiện hệ thống quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên bảo đảm phân bổ nguồn lực tài nguyên hợp lí cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.

-  Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, cơ chế quản lí, sử dụng tài nguyên phù hợp với yêu cầu, bối cảnh mới.

- Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện, cơ chế giám sát, đánh giá việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật về quản lí tài nguyên.

TƯ LIỆU VỀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

  

Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn về sử dụng bền vững,

hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên

Thúc đẩy phát triển theo hướng

tăng trưởng xanh

  

Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

https://www.youtube.com/watch?v=pbE8fGCVDoc

https://www.youtube.com/watch?v=A9QoY8X8QK4

Hoạt động 2. Tìm hiểu về bảo vệ môi trường

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ:

- Nhóm 1, 3: Khai thác mục Em có biết, thông tin mục 1a SGK tr.27 và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Chứng minh và giải thích hiện trạng ô nhiễm không khí ở nước ta.

- Nhóm 2, 4: Khai thác thông tin mục 1b SGK tr.27, 28 và hoàn thành Phiếu học tập số 4: Chứng minh và giải thích hiện trạng ô nhiễm nước ở nước ta.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 3, 4 của HS về hiện trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm trường ở nước ta và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

Giáo án địa lí 12 cánh diều
Giáo án địa lí 12 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án địa lí 12 cánh diều theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word địa lí 12 sách cánh diều, tải giáo án địa lí 12 cánh diều, GA địa lí 12 CD 2024

Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THPT

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay