Phiếu học tập KHTN 9 chân trời Bài 22: Alkene
Dưới đây là phiếu học tập Bài 22: Alkene môn Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) sách Chân trời sáng tạo. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
PHIẾU HỌC TẬP 1
BÀI 22: ALKENE
1. Cho công thức cấu tạo của một số alkene như sau:
CH2 = CH2 | CH3 – CH = CH2 | CH3 – CH = CH – CH3 |
Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Nhận xét về đặc điểm chung của các công thức cấu tạo đã cho.
b) Viết công thức phân tử của các alkene trên, từ đó rút ra công thức chung của các alkene đó
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
2. Nhiều vật dụng như: bao tay, hộp nhựa, … được sản xuất từ hạt nhựa PE, PP. Các loại hạt nhựa này được tổng hợp từ các alkene tương ứng là ethylene, propylene.
Alkene là gì? Alkene đơn giản nhất (ethylene) có tính chất và ứng dụng gì?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
3. Nêu hiện tượng xảy ra khi sục khí ethylene vào nước bromine. Dùng công thức cấu tạo thu gọn, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP 2
BÀI 22: ALKENE
1. Có hai bình đựng hai chất khí là C2H6, C2H4. Chỉ dùng dung dịch bromime có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
2. PE được tạo ra từ ethylene, có nhiều ứng dụng trong đời sống như làm màng bọc thực phẩm, các loại bao đựng,…
Hãy cho biết thêm một số ứng dụng của polyethylene
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
3. Cho các hợp chất hữu cơ sau: CH3–CH3, CH2=CH–CH3, CH2=CHCl, CH3–CH2–CH3. Trong các chất trên, chất nào có phản ứng trùng hợp tạo polymer và chất nào có khả năng làm mất màu nước bromine? Giải thích
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 22: Alkene (P2)