Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều ôn tập chủ đề 3: Công nghệ thức ăn chăn nuôi (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ chăn nuôi  11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 3: Công nghệ thức ăn chăn nuôi (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI (PHẦN 2)

Câu 1: Nhu cầu khoáng của vật nuôi bao gồm?

  1. Khoáng đa lượng
  2. Khoáng vi lượng
  3. A và B sai
  4. Cả A và B đều đúng

 

Câu 2: Đâu không phải thực phẩm thuộc nhóm giàu lipid?

  1. Hạt có dầu
  2. Dầu thực vật
  3. Bột cá
  4. Mỡ động vật

 

Câu 3: Khi ủ men bột sắn thì khi ủ xong phải có màu gì?

  1. Vàng nâu
  2. Trắng xám
  3. Vàng ươm
  4. Vàng rơm

 

Câu 4: Các loại enzyme tiêu hoá được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi với mục đích nào?

  1. Tăng cường tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng và các thức ăn khó tiêu hoá như thức ăn thô, xanh có hàm lượng lignin cao
  2. Giảm tác động xấu của lên men trong ủ chua thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại
  3. Giảm tính đột biến gen trong quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 5: Thức ăn chăn nuôi công nghiệp gồm hai loại, đó là:

  1. Thức ăn chuyên công nghiệp và thức ăn bán công nghiệp
  2. Thức ăn nông nghiệp và thức ăn thuỷ sản
  3. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Chọn phát biểu đúng.

  1. Nhu cầu duy trì là nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo cho mọi hoạt động của vật nuôi ở mức tối thiểu, con vật không cho các sản phẩm, không nuôi thai, không tiết sữa hay phối giống, khối lượng cơ thể ổn định, quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường
  2. Nhu cầu sản xuất là nhu cầu dinh dưỡng cần cho vật nuôi tăng khối lượng cơ thể, nuôi thai và tạo ra các sản phẩm như thịt, trứng , sữa,…
  3. Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt
  4. 3 phát biểu trên đều đúng

Câu 7: Thức ăn giàu năng lượng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Điều đó được thể hiện qua ý nào sau đây?

  1. Thức ăn giàu năng lượng cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của vật nuôi và được sử dụng cho hầu hết các loại vật nuôi.
  2. Thức ăn giàu năng lượng chiếm 60 – 90% trong khẩu phần ăn của lợn và gia cầm, trong phần thức ăn tinh của gia súc nhai lại
  3. Thức ăn giàu năng lượng có giá thành rẻ, thích hợp cho mọi loại hình chăn nuôi
  4. Cả A và B

Câu 8: Thức ăn ủ men được sản xuất bằng phương pháp:

  1. Dùng men kết hợp với các enzyme tự nhiên trong thực phẩm
  2. Lên men nguyên liệu giàu tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn,... với nấm men
  3. Bão hoà các chất kết dính trong các nguyên liệu giàu tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn,... với nấm men
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Công nghệ lên men lỏng được áp dụng trong chăn nuôi lợn ở quy mô:

  1. Trang trại
  2. Trang trại, nông hộ
  3. Trang trại, nông hộ, cấp quốc gia
  4. Trang trại, nông hộ, cấp quốc gia, cấp quốc tế

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của tiêu chuẩn ăn của vật nuôi?

  1. Nhu cầu năng lượng
  2. Nhu cầu protein và amino acid
  3. Nhu cầu khoáng
  4. Nhu cầu muối

Câu 11: Cám đậu xanh thuộc loại thức ăn nào sau đây?

  1. Thức ăn protein động vật
  2. Thức ăn protein thực vật
  3. Thức ăn protein có nguồn gốc từ vi sinh vật
  4. Thức ăn nhóm carbohydrate

Câu 12: Đâu không phải một dụng cụ cần thiết để thực hành phương pháp ủ chua thức ăn thô, xanh?

  1. Bình nhựa dung tích 2 – 5l hoặc túi nylon chứa được 2 – 5 kg
  2. Dao, thớt băm cỏ
  3. Máy đo pH
  4. Dung dịch lactic

Câu 13: Thức ăn lên men lỏng không giúp ích gì?

  1. Tăng cường tính ngon miệng
  2. Tăng tiêu hoá hấp thu
  3. Tăng tỉ lệ nạc thịt
  4. Giảm tỉ lệ mắc tiêu chảy ở vật nuôi

Câu 14: Bột lông vũ cho vật nuôi được tạo ra như thế nào?

  1. Lông cánh và lông đuôi của gia cầm được ủ lạnh để khử sạch bẩn và vi khuẩn độc hại sau đó được xay thành bột
  2. Lông cánh và lông đuôi của gia cầm được xử lí bằng acid trong các thiết bị đặc biệt dưới áp suất và nhiệt độ cao. Các protein không được tiêu hoá của lông bị thuỷ phân thành các amino acid mà vật nuôi có thể sử dụng
  3. Bột lông vũ được tạo ra thông qua quá trình tái tạo lại các chất có giá trị trong lông của gia cầm
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Ở bước xử lý nguyên liệu khi thực hành phương pháp ủ men tinh bột, bánh men rượu gạo cần được:

  1. Nghiền nhỏ, rây loại bỏ trấu
  2. Nghiền nát bét thành bột mịn
  3. Rang lại để tăng tính khả năng chống chịu
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 16: Nhu cầu khoáng của vật nuôi bao gồm?

  1. Khoáng đa lượng
  2. Khoáng vi lượng
  3. A đúng B sai
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng về thức ăn bổ sung?

  1. Thức ăn bổ sung là các chất thêm vào khẩu phần ăn nhằm mục đích cải thiện chất lượng sản phẩm, hỗ trợ bảo quản, duy trì chất lượng thức ăn; ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật cho vật nuôi
  2. Thức ăn bổ sung dinh dưỡng gồm các amino acid, nitrogen phi protein, vitamin, chất khoáng,... Ví dụ: bổ sung premix khoáng, vitamin, giúp cân bằng khoáng – vitamin và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn
  3. Thức ăn bổ sung với mục đích hỗ trợ tiêu hoá, phòng bệnh (enzyme, probiotics, thảo dược,...). Ví dụ: bổ sung các chế phẩm probiotics trong thức ăn giúp cải thiện sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, nâng cao khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn và phòng bệnh cho vật nuôi
  4. Thức ăn bổ sung thảo dược giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng gan và hỗ trợ tiêu hoá

Câu 18: Cho các hoạt động sau:

- Phơi 1 – 2 ngày nếu hàm lượng nước lớn hơn 75%.

- Băm nhỏ 3 – 5 cm để nén được chặt - tạo điều kiện yếm khí.

- Bổ sung rỉ mật đường hoặc tinh bột.

Các hoạt động này thuộc bước nào của quy trình ủ chua thức ăn thô, xanh?

  1. Chuẩn bị nguyên liệu
  2. Xử lý nguyên liệu
  3. Ủ chua
  4. Sử dụng

Câu 19: Protease được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi để:

  1. Tổng hợp amino acid và peptide có trọng lượng phân tử nhỏ trong đậu tương, phụ phẩm công và nông nghiệp,… thành protein, giúp vật nuôi dễ hấp thu và tiêu hoá hơn
  2. Thuỷ phân protein trong đậu tương, phụ phẩm công và nông nghiệp,... thành các amino acid và peptide có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ tiêu hoá hấp thu hơn đối với vật nuôi
  3. Biến đổi một phần protein thông thường thành protein tinh chất, giúp vật nuôi có thể hấp thụ, tiêu hoá dễ hơn cũng nhưng tăng chất lượng thịt của vật nuôi
  4. Bổ sung vào thức ăn một phần protein tinh chất từ bên ngoài, giúp vật nuôi có thể hấp thụ, tiêu hoá dễ hơn cũng nhưng tăng chất lượng thịt của vật nuôi

Câu 20: Đơn vị của khẩu phần ăn là gì?

  1. Tỉ lệ % trong thức ăn hỗn hợp
  2. Theo khối lượng (kg) trong một ngày đêm
  3. A và B đều đúng
  4. A đúng B sai

 

Câu 21: “Trong quy trình lên men lỏng, các nguyên liệu thức ăn thô, xanh và thức ăn tinh được phối trộn theo tỉ lệ thích hợp, sau đó bổ sung nước với tỉ lệ ………. và cho lên men với chế phẩm vi sinh.”

Điền vào chỗ trống.

  1. 2 – 2.5 kg nước/1 kg thức ăn
  2. 4 – 5 kg nước/1 kg thức ăn
  3. 1 – 1.25 kg nước/1 kg thức ăn
  4. 1 kg nước/2 – 2.5 kg thức ăn

Câu 22: Lượng protein của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn nái giai đoạn hậu bị (30 – 60 kg) là bao nhiêu?

  1. Khoảng 90%
  2. Khoảng 70%
  3. Khoảng 40%
  4. Khoảng 20%

Câu 23: Cho bảng sau:

Thành phần nào trong khẩu phần ăn ở bảng trên đáp ứng nhu cầu năng lượng

  1. Bột đá
  2. Khô dầu đỗ tương
  3. Ngô, cám mạch, cám gạo loại 1
  4. Bột cá cao đạm

 

Câu 24: Dưới đây là một số bước của quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Ý nào không đúng?

  1. Hấp chín: Các loại nguyên liệu được hấp chín bằng hệ thống hơi nước và chuyển sang hệ thống ép viên
  2. Ép viên: Kích thước viên được điều chỉnh phù hợp với từng loại vật nuôi và giai đoạn sinh trưởng. Viên sau khi ép được làm nguội để duy trì ổn định thành phần và giá trị dinh dưỡng, giữ hương vị và độ tươi của thức ăn
  3. Sàng: Thức ăn viên được sàng lọc theo kích thước tiêu chuẩn trước khi chuyển vào bồn chứa riêng để đóng gói
  4. Đóng bao: Thức ăn sau khi trộn được chuyển đến khu vực đóng bao hoặc tiếp tục chuyển đến khu vực nhập nguyên liệu

Câu 25: Dưới đây là quy trình công nghệ lên men lỏng trong chăn nuôi lợn?

Số 4 trong hình là gì?

  1. Nguyên liệu: Thức ăn tinh, thức ăn xanh
  2. Lên men
  3. Phối trộn: bổ sung nước và giống vi sinh vật khởi động
  4. Cho ăn

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay