Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều (đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Gà ở độ tuổi nào có nguy cơ nhiễm bệnh cầu trùng gà cao nhất?

  • A. Gà từ 6 đến 60 ngày tuổi.
  • B. Gà từ 30 đến 180 ngày tuổi.
  • C. Gà hơn 6 tháng tuổi.
  • D. Gà hơn 12 tháng tuổi.

Câu 2: Một trong những bệnh kí sinh trùng đường máu phổ biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn trâu, bò là

  • A. bệnh tụ huyết trùng trâu bò.
  • B. bệnh chướng hơi dạ cỏ.
  • C. bệnh viêm vú.
  • D. bệnh tiên mao trùng.

Câu 3: Đối với sản xuất kháng sinh theo phương pháp truyền thống, các vi sinh vật được

  • A. nuôi cấy, nhân lên, sau đó trải qua quy trình phức tạp để chiết tách kháng sinh.
  • B. nuôi cấy, nhân lên, sau đó trải qua đun nóng và làm lạnh để chiết tách kháng sinh.
  • C. chiết tách thành kháng sinh dựa trên công nghệ PCR.
  • D. chiết tách thành kháng sinh dựa trên công nghệ sinh học.

Câu 4: Đâu là yêu cầu về mặt bằng xây dựng trong xây dựng chuồng nuôi?

  • A. Tính toán phù hợp với quy mô chăn nuôi, đảm bảo diện tích cho chuồng nuôi 5m2/con.
  • B. Tính toán phù hợp với quy mô chăn nuôi, đảm bảo đủ diện tích cho từng con vật nuôi (nơi ở, máng ăn, máng uống, sân chơi,...).
  • C. Xây dựng càng lớn càng tốt, tận dụng mọi nguồn lực về cơ sở vật chất, không gian.
  • D. Xây dựng càng nhỏ càng tốt, tối ưu mọi nguồn lực về cơ sở vật chất, không gian.

Câu 5: Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu nào?

  • A. Chuồng kín hai dãy.
  • B. Chuồng hở có một hoặc hai dãy.
  • C. Chuồng kín hai dãy hoặc chuồng hở có một hoặc hai dãy.
  • D. Phối kết hợp cả chuồng kín hai dãy và chuồng hở một dãy.

Câu 6: Hàm lượng Ca trong khẩu phần ăn khi nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn sinh trưởng là bao nhiêu?

  • A. 0.3 – 0.6 %.
  • B. 1.3 – 1.6 %.
  • C. 3.3 – 3.6 %.
  • D. 3 – 6 %.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về kĩ thuật nuôi dưỡng lợn nái?

  • A. Giai đoạn mang thai từ 1 đến 90 ngày: khẩu phần ăn 1,8 – 2,2 kg/con/ngày.
  • B. Giai đoạn từ 91 đến 107 ngày tăng lượng thức ăn lên 2,5 – 3 kg/con/ngày.
  • C. Giai đoạn chửa kì cuối từ 108 ngày đến lúc đẻ cần tăng dần lượng thức ăn từ 3 kg/con/ngày lên 5,5 kg/con/ngày để giúp con sinh ra được khoẻ mạnh, chóng lớn.
  • D. Trong thời gian chửa nên cho nái ăn thêm cỏ, rau xanh để chống táo bón.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về việc nuôi dưỡng, chăm sóc bê theo mẹ?

  • A. Giai đoạn này bê bú sữa mẹ, cần phải giữ ấm, tránh gió lùa.
  • B. Từ tháng thứ 2 có thể tập ăn cho bê với thức ăn tập ăn và cỏ xanh.
  • C. Cai sữa cho bê khi bê có thể thu nhận 4 kg thức ăn tinh tính theo vật chất khô/ngày, thường vào lúc bê 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu sử dụng sữa thay thế có thể giúp cai sữa sớm bê ở khoảng 1 – 2 tháng tuổi.
  • D. Cho bê vận động tự do dưới ánh nắng trong thời tiết nắng ấm để có đủ vitamin D giúp chắc xương. Nhu cầu protein trong khẩu phần ở giai đoạn này cao, trung bình 14%.

Câu 9: Hình sau mô tả điều gì?

  • A. Robot kiểm soát tiểu khí hậu.
  • B. Robot vắt sữa tự động.
  • C. Robot đẩy thức ăn trong chuồng.
  • D. Robot dọn dẹp vệ sinh chuồng.

Câu 10: Ở mô hình chăn nuôi gà đẻ công nghệ cao, gà được nuôi tập trung trong

  • A. chuồng kín có hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động và hệ thống camera giám sát.
  • B. chuồng kín có hệ thống biến đổi tiểu khí hậu và hệ thống cảm biến.
  • C. chuồng hở có hệ thống lưu thông gió và hệ thống camera giám sát.
  • D. chuồng hở có hệ thống cảm biến tác động môi trường xung quanh.

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về chuồng nuôi bò sữa áp dụng công nghệ cao?

  • A. Bò sữa được nuôi trong hệ thống chuồng nửa kín nửa hở năm dãy có hệ thống thay đổi tiểu khí hậu chuồng nuôi.
  • B. Hệ thống làm mát tự động được lập trình dựa vào các cảm biến khí hậu trong và ngoài chuồng nuôi.
  • C. Mỗi con bò được gắn chíp điện tử để kiểm soát tình trạng sức khoẻ, phát hiện động dục ở bò cái.
  • D. Khu vực vắt sữa tách riêng với khu vực nuôi bò và khép kín hoàn toàn.

Câu 12: Đây là kiểu chuồng nào?

  • A. Kiểu chuồng nuôi khép kín hoàn toàn nhưng chưa có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động.
  • B. Kiểu chuồng nuôi khép kín hoàn toàn có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động.
  • C. Kiểu chuồng nuôi mở hoàn toàn có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động.
  • D. Kiểu chuồng nuôi kín – mở linh hoạt với hệ thống điều tiết theo thời tiết.

Câu 13: Theo tiêu chuẩn VietGAP, chuồng trại phải được thiết kế phù hợp với

  • A. mục đích sản xuất, cơ chế vận hành nhà máy.
  • B. từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi và mục đích sản xuất.
  • C. đối tượng vật nuôi, quy mô sản xuất và tình trạng của thị trường.
  • D. khả năng tài chính.

Câu 14: Các quy định về lựa chọn địa điểm chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP có tác dụng

  • A. giúp các trang trại có thể thoái mải làm tất cả những gì mình muốn mà không phải quan tâm tới ai.
  • B. giúp các trang trại tạo dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng dân cư và các quan chức địa phương.
  • C. giúp các trang trại dễ kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo về an toàn sinh học và tôn trọng cộng đồng.
  • D. giúp các trang trại tạo dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng dân cư và các trường học địa phương.

Câu 15: Theo tiêu chuẩn VietGAP, ý nào sau đây không đúng về yêu cầu khi xây dựng chuồng nuôi?

  • A. Sàn và lối đi được làm bằng vật liệu an toàn, không trơn trượt.
  • B. Hệ thống tường, mái, rèm che phải đảm bảo không bị dột, thấm, không bị mưa hắt, gió lùa và dễ làm vệ sinh.
  • C. Xây dựng hệ thống cung cấp thức ăn và nước uống không dễ cho vật nuôi tiếp cận được nhằm cải thiện khả năng vận động.
  • D. Dụng cụ, thiết bị phải dùng riêng cho từng khu chăn nuôi, phải đảm bảo an toàn và dễ vệ sinh, khử trùng.

Câu 16: Sản phẩm được bảo quản bằng phương pháp HPP có ưu điểm gì?

  • A. An toàn và giữ được hương vị tươi ngon. Thời gian bảo quản đến 1 năm.
  • B. An toàn và giữ được hương vị tươi ngon. Thời gian bảo quản đến 120 ngày.
  • C. Chi phí thấp và giữ được độ đàn hồi, hình dạng. Thời gian bảo quan đến 1 năm.
  • D. Chi phí thấp và giữ được độ đàn hồi, hình dạng. Thời gian bảo quan đến 120 ngày.

Câu 17: Độ ẩm kho 70 – 80% là yêu cầu bảo quản của loại sản phẩm nào?

  • A. Thịt đông lạnh.
  • B. Trứng gà tươi.
  • C. Trứng gà đã qua chế biến.
  • D. Sữa tươi thanh trùng.

Câu 18: Khi muối trứng, nếu chúng ta chuẩn bị nguyên liệu là 10 quả trứng gà, 1.5l nước, 250g muối ăn thì ta cần bao nhiêu rượu trắng?

  • A. 5 ml rượu trắng.
  • B. 50 ml rượu trắng.
  • C. 0.5 lít rượu trắng.
  • D. 1.5 lít rượu trắng.

Câu 19:  Đây là quy trình sản xuất sữa bột bằng công nghệ khử nước:

Số 2 là gì?

  • A. Lọc.
  • B. Khử trùng Pasteur.
  • C. Sấy.
  • D. Cô đặc.

Câu 20: Câu nào sau đây không đúng về khối lượng chất thải của vật nuôi thải vào môi trường ở Việt Nam năm 2017 (loại hình chăn nuôi: hộ gia đình)?

  • A. Lợn: 8.755 triệu tấn.
  • B. Gia cầm: 56.68 triệu tấn.
  • C. bò: 6.025 triệu tấn.
  • D. trâu: 5.913 triệu tấn.

Câu 21: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cần phải kiểm soát tốt ba loại chất thải, đó là

  • A. chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí.
  • B. chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải độc.
  • C. chất thải khí, chất thải độc, chất thải hoá học.
  • D. chất thải hoá học, chất thải vật lí, chất thải sinh học.

Câu 22: Xử lí chất thải chăn nuôi đúng kĩ thuật có vai trò gì?

  • A. Giúp mối quan hệ giữa vật nuôi và con người trở nên thân thiện hơn.
  • B. Loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm môi trường.
  • C. Giúp vật nuôi sinh trưởng tốt, giảm gánh nặng bệnh tật.
  • D. Giảm chi phí chăn nuôi

Câu 23: Đâu không phải chất thải rắn trong chăn nuôi?

  • A. Phân.
  • B. Đất.
  • C. Chất độn chuồng.
  • D. Thức ăn thừa hoặc rơi vãi.

Câu 24: Đây là cấu tạo của bể biogas:

Số (1) là gì?

  • A. Chất lơ lửng.
  • B. Phần sinh khí.
  • C. Phần váng.
  • D. Bể điều áp.

Câu 25: Đây là quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh:

Hãy điền vào ô số (1).

  • A. Phân vô cơ thô.
  • B. Phân hữu cơ thô.
  • C. Phân vô cơ hoá.
  • D. Phân hữu cơ hoá.

Câu 26:  Sử dụng công nghệ biogas là

  • A. lợi dụng vi khuẩn kị khí trong bể biogas để phân huỷ chất hữu cơ.
  • B. lợi dụng vi khuẩn kị khí trong bể biogas để biến đổi các chất hữu cơ thành vô cơ.
  • C. tận dụng vi khuẩn kị khí trong bể biogas để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn và kí sinh trùng.
  • D. sử dụng hóa chất chứa acid nồng độ cao trong bể biogas để phân hủy các chất hữu cơ.

Câu 27: Công nghệ biogas có hạn chế gì?

  • A. Cần phải được chính quyền cấp phép.
  • B. Cần diện tích lớn, đầu tư ban đầu cao.
  • C. Chỉ áp dụng được với chất thải của gia súc.
  • D. Cần có kiến thức chuyên môn cao.

Câu 28: Câu nào sau đây không đúng về công nghệ chăn nuôi tiết kiệm nước?

  • A. Công nghệ chăn nuôi trên chuồng sàn không sử dụng nước tắm cho vật nuôi, rửa chuồng nuôi nên lượng nước thải ra ít nhất.
  • B. Công nghệ này sử dụng sàn có khe thoáng để phân và nước tiểu của vật nuôi thoát xuống bể chứa phân ở phía dưới.
  • C. Chất thải ở trong bể nhanh chóng hình thành lớp váng trên bề mặt để ngăn mùi hôi và khí độc bốc lên. Khi bể chứa phân gần đầy thì sẽ dẫn phần chất lỏng ở trên sang một bể chứa bên ngoài thông qua hệ thống ống dẫn.
  • D. Phần chất thải đậm đặc ở dưới sẽ được bơm lên để ủ thành phân hữu cơ, hoặc ủ với acid lactic làm thức ăn nuôi gia cầm..

    B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1:

a) Hãy mô tả các bước của quy trình bảo quản thịt bằng công nghệ HPP.

b) Vì sao thịt được xử lí bằng áp suất cao nhiệt lạnh lại có thể bảo quản được trong thời gian dài.

Câu 2: Chất thải chăn nuôi phổ biến ở địa phương em là gì? Người dân ở địa phương em thường dùng những biện pháp nào để xử lí chất thải chăn nuôi?


 

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………  

 

 


 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 –  CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

 

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao         
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL   
PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔIBài 14. Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm

1

       1 0,25
Bài 15. Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò

1

       1 0,25 
Bài 16. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

1

       1 0,25 
CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔIBài 17: Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm

1

 

1

     2 0,5
Bài 18: Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi

2

 

1

     3 0,75 
Bài 19: Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao

2

 

2

     4 1 
Bài 20: Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn vietgap

1

 

2

     3 0,75 
Bài 21: Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

2

 

2

  

1

  413 
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔIBài 22: Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

2

 

2

     4 1
Bài 23: Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

3

 

2

    1512,25 
Tổng số câu TN/TL1601200101283

 

10 điểm

(100%)

 
Điểm số  
Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

       

 



 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

   
Phòng, trị bệnh cho vật nuôi03    
Bài 14. Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầmNhận biếtMô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm 1 C1
Bài 15. Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bòNhận biếtMô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò 1 C2
Bài 16. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Nhận biết

 

 

Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi 1 C3
Công nghệ chăn nuôi116    

Bài 17: Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm

 

Nhận biếtTrình bày được những yêu cầu về chuồng nuôi của một số vật nuôi phổ biến. 1 C4
Thông hiểuĐề xuất được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. 1 C5 

Bài 18: Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi

 

Nhận biết

Mô tả được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loài vật nuôi phổ biến.

 2 C6,7
Thông hiểuĐưa ra được một số công việc đơn giản trong quy trình kỹ thuật chăn nuôi. 1 C8 

Bài 19: Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao

 

Nhận biết

 

 

Nêu được khái niệm chăn nuôi công nghệ cao.

Trình bày được một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao.

 2 C9,10
Thông hiểuNêu và phân tích được đặc điểm một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao. 2 C11,12 
Bài 20: Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn vietgapNhận biếtTrình bày được khái niệm chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP 1 C13
Thông hiểuPhân tích được quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. 2 C14,15 
Bài 21: Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

Nhận biết

 

 

Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

 2 C16,17
Thông hiểuNêu và phân tích được quy trình chế biến một số sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp đơn giản 2 C18,19 
Vận dụngLiên hệ thực tiễn quy trình chế biến một số sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp đơn giản1 C1  
Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi19    

Bài 22: Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

 

 

Nhận biết

 

 

Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

 2 C20,21
Thông hiểuCó ý thức bảo vệ môi trường vận dụng và thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương 2 C22,23 
Bài 23: Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

Nhận biết

 

 

Mô tả được một số biện pháp phổ biến trong xử lý chất thải chăn nuôi

Nêu được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi

 3 C24,25,26
Thông hiểuTìm hiểu về nguồn phát sinh chất thải chăn nuôi và các biện pháp cơ bản trong xử lý chất thải; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi 2 C27,28 
Vận dụng caoVận dụng được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi1 C2  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay