Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều ôn tập chủ đề 4: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ chăn nuôi  11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 4: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4: PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI (PHẦN 3)

Câu 1: Bệnh tụ huyết trùng trâu bò là:

  1. Bệnh truyền nhiễm mãn tính do vi khuẩn gây ra
  2. Bệnh kí sinh trùng cấp tính do trùng Toxoplasma gây ra
  3. Bệnh kí sinh trùng mãn tính do trùng Toxoplasma gây ra
  4. Bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra

 

Câu 2: Biểu hiện của bệnh cầu trùng gà chủ yếu ở:

  1. Đường hô hấp
  2. Lưng và cánh
  3. Đường tiêu hoá
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 3: Bệnh kí sinh trùng phổ biến, xảy ra quanh năm, nhất là ở lợn nuôi thả rông và ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống là bệnh gì?

  1. Bệnh dịch tả lợn hiện đại
  2. Bệnh mở dấu lợn
  3. Bệnh giun đũa lợn
  4. Bệnh phân trắng lợn con

 

Câu 4: Vai trò của phòng trị bệnh về bảo vệ môi trường

  1. Tăng sức đề kháng của vật nuôi
  2. Giảm tỉ lệ mắc bệnh
  3. Giảm nguy cơ phát tán lây lan mầm bệnh cho động vật và con người
  4. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và thực phẩm an toàn cho con người

 

Câu 5: Đâu không phải nhược điểm của phương pháp PCR?

  1. Các số liệu khó tương thích với các phần mềm máy tính
  2. Thiết bị phức tạp, đắt tiền
  3. Quy trình kĩ thuật phức tạp
  4. Đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao

 

Câu 6: Đối với sức khoẻ cộng đồng, ngăn chặn và kiểm soát tốt một số bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người sẽ giúp:

  1. Con người miễn nhiễm khỏi bệnh tật, không còn lo lắng về sức khoẻ ở bất cứ đâu
  2. Bảo vệ cho người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cũng như người tiêu dùng và cộng đồng nói chung
  3. Hình thành thói quen tốt trong chăn nuôi và ăn uống
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con?

  1. Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng: Lợn mẹ giai đoạn mang thai không được nuôi dưỡng, chăm sóc thích hợp, ví dụ như thiếu sắt và vitamin B12, lợn con theo mẹ không được cung cấp đủ dinh dưỡng; chuồng trại ẩm ướt, lạnh, bẩn
  2. Do đặc điểm sinh lí lợn con: Lợn mới sinh ra có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh nên khả năng tiêu hoá kém; trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể và hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh làm cho con vật khó thích ứng với thay đổi môi trường và dễ nhiễm bệnh
  3. Do vi khuẩn: Khi sức đề kháng của con vật bị giảm thì các loại vi khuẩn đường ruột như E. coli và Salmonella sẽ phát triển mạnh mẽ và tăng khả năng gây bệnh
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Đâu là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh cúm gia cầm?

  1. Xuất huyết lan tràn ở đầu
  2. Da chân có xuất huyết đỏ
  3. Tụ máu ở phổi, tim, gan, lách, thận,…
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Đâu là một nguyên nhân gây nên bệnh chướng hơi dạ cỏ?

  1. Môi trường không khí không trong lành, chứa nhiều hạt vi bụi M10
  2. Thức ăn bị nhiễm chất độc acid sulfuric hữu cơ
  3. Con vật ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như lá cải bắp, lá khoai lang, ngọn mía, cỏ bị ướt sương hoặc nước mưa,…
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Nguồn kháng nguyên sử dụng để sản xuất vaccine bằng công nghệ mới không thể là:

  1. Nucleic acid
  2. Các đoạn gene
  3. Protein của mầm bệnh
  4. Vi sinh vật hoàn chỉnh

Câu 11: Vì sao phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường?

  1. Vì phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi sẽ giúp giảm nguy cơ tồn tại, lây lan và phát tán mầm bệnh
  2. Vì phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi giúp giảm sử dụng các biện pháp chống dịch tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, ví dụ như: khử trùng chuồng trại bằng hoá chất, xử lí chất thải và xác động vật bằng cách chôn, đốt,...
  3. Vì khi được phòng, trị bệnh hiệu quả, vật nuôi sẽ sinh trưởng tốt, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi cũng góp phần bảo vệ môi trường
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Đâu là một cách phòng bệnh đóng dấu?

  1. Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kĩ thuật
  2. Tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y, thường là tiêm lúc lợn 10 tháng tuổi, sau đó tiêm nhắc lại 5 tháng một lần
  3. Sử dụng các loại thức ăn công thức khi thấy lợn có biểu hiện không tốt về sức khỏe
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Thời kì ủ bệnh của bệnh cầu trùng gà kéo dài:

  1. Từ 1 – 2 ngày
  2. Từ 2 – 4 ngày
  3. Từ 4 – 6 ngày
  4. Từ 6 – 10 ngày

Câu 14: Dưới đây là những biểu hiện của bệnh viêm vú. Ý nào không đúng?

  1. Bầu vú sưng, nóng, đỏ
  2. Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn
  3. Sữa có mùi hôi, chuyển dần sang màu đen
  4. Con vật đau đớn nên không cho con bú, không cho vắt sữa

Câu 15: Đâu không phải một ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi?

  1. Ứng dụng công nghệ chẩn đoán di truyền trong chẩn đoán bệnh cho vật nuôi
  2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi
  3. Ứng dụng công nghệ lên men liên tục trong sản xuất kháng sinh điều trị bệnh cho vật nuôi
  4. Ứng dụng công nghệ acid sulfuric xúc tác trong loại bỏ virus có hại

Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về virus cúm A/H5N1?

  1. Là một phân tuýp gây bệnh cao của virus cúm gia cầm loại A, có sẵn hemagglutinin tuýp 5 (H5) và neuraminidase tuýp 1 (N1)
  2. Virus cúm A(H5N1) có nguồn gốc từ gia cầm và chim hoang dã, có thể gây tử vong ở người và một số động vật khác
  3. Virus này giống với virus cúm ở người, có thể dễ dàng lây truyền rộng khắp giữa người với người
  4. Virus H5N1 lần đầu tiên được phát hiện chính xác trong ngỗng nhà ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 1996

Câu 17: Dưới đây là những biểu hiện đặc trưng của bệnh đóng dấu lợn. Ý nào không đúng?

  1. Con vật sốt cao trên 40 °C, bỏ ăn, sưng khớp gối.
  2. Trên da có dấu hình vuông, tròn, màu đỏ, sau đó tạo vảy bong tróc ra
  3. Khi mổ khám thường thấy máu tụ lại ở tim, các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, tim, phổi, gan và thận sưng, màu đen
  4. Khi mổ khám thường thấy viêm khớp và viêm màng trong tim

Câu 18: Câu nào sau đây là đúng?

  1. Nấm mốc thường thấy trên thức ăn chăn nuôi được bảo quản không đúng cách có thể gây bệnh cho vật nuôi
  2. Độc tố nấm mốc, điển hình là độc tố Aflatoxin do nám lục Aspergillus flavus tiết ra, gây độc, rối loạn chức năng và giảm năng suất vật nuôi, đặc biệt là gia cầm
  3. Độc tố nấm độc có thể tích tụ trong sản phẩm chăn nuôi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho con người
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 19: Dưới đây là các biện pháp phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò. Ý nào không đúng?

  1. Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống
  2. Tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh mỗi năm 2 lần theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y
  3. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò có thể điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram dương kết hợp với thuốc trợ tim
  4. Khi con vật có dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì cần báo cho cơ quan thú y để được hướng dẫn cách xử lí và điều trị bệnh

Câu 20: Dưới đây là những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi. Ý nào không đúng?

  1. Việc sản xuất vaccine được phát triển nhanh
  2. Quy trình sản xuất được công nghiệp hoá cao, cho ra hàng loạt sản phẩm đồng đều với giá thành thấp
  3. Vaccine được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng, không cần nhiều kiến thức chuyên môn
  4. Vaccine thường có đáp ứng miễn dịch tốt hơn, hiệu quả cao hơn so với vaccine cổ điển

 

Câu 21: Dưới đây là các biện pháp phòng và trị bệnh chướng hơi dạ cỏ. Ý nào không đúng?

  1. Tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi
  2. Khi phát hiện bệnh thì cần báo bác sĩ thú y để được tư vấn điều trị kịp thời
  3. Một cách điều trị: Cho con vật nằm kê cao đầu; dùng rơm, cỏ khô chà xát vào vùng hõm hông bên trái; dùng tay kéo lưỡi con vật theo nhịp thở, có thể móc bớt phân ở trực tràng
  4. Bệnh này tuy nhẹ nhưng tuyệt đối không được sử dụng các bài thuốc đông y, dễ gây phản tác dụng

Câu 22: Vì sao kháng sinh được sản xuất theo phương pháp truyền thống có giá thành cao và chất lượng mỗi sản phẩm có thể không đồng đều?

  1. Vì kháng sinh được sản xuất và gia công bằng tay, không có máy móc hỗ trợ nên độ chính xác giảm xuống
  2. Vì việc sản xuất kháng sinh phải trải qua quá trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt
  3. Vì kháng sinh được sản xuất trong hệ thống lên men từng mẻ nên tốn nhiều thời gian để tạo ra một đơn vị sản phẩm
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng về ngành chăn nuôi ở Việt Nam?

  1. Trong ngành chăn nuôi thì phòng, trị bệnh tốt là những yếu tố quan trọng nhất đối với người nuôi, những yếu tố này là cả một quá trình đầu tư, học tập, tích lũy kinh nghiệm và đào tạo huấn luyện một cách thường xuyên nhưng ở chăn nuôi Việt Nam thì lại còn bất cập và nhiều khó khăn, nhất là công tác quản lý và công tác thị trường
  2. Hạn chế của chăn nuôi Việt Nam vẫn là quy mô nhỏ, năng suất thấp, lệ thuộc vào nguyên liệu, con giống, kỹ thuật và thị trường của nước ngoài, sức cạnh tranh kém cũng như việc sử dụng chất kháng sinh, chất cấm, chất độc trong chăn nuôi và tiêu dùng còn rất cao
  3. Trong thời gian hiện nay có xuất hiện những thách thức và nguy cơ ngày càng rõ rệt đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi Việt Nam, đặc biệt và nhất là trong tình hình hội nhập và cạnh tranh kinh tế càng gay gắt
  4. Đã có những quan ngại giấy lên về sự phá sản, xóa sổ của ngành chăn nuôi Việt Nam khi hội nhập quốc tế với những hiệp định thương mại quốc tế, chăn nuôi trong nước sẽ đứng trước nguy cơ xóa sổ vì không cạnh tranh được với thịt nhập khẩu

Câu 24: Đây là hình ảnh của cái gì?

  1. Máy PCR
  2. Máy tạo vaccine tái tổ hợp
  3. Máy kiểm định chất lượng kháng nguyên
  4. Máy chế tạo kháng nguyên bằng công nghệ lên men liên tục

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về các biện pháp phòng và trị bệnh cầu trùng gà?

  1. Giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ. Đảm bảo chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp
  2. Dùng nhiều loại thuốc đặc trị cầu trùng với liều lượng bằng 2 lần liều điều trị để phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y và nhà sản xuất
  3. Áp dụng phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Trong đơn thuốc thường có một loại thuốc đặc trị bệnh cầu trùng cho gia cầm kết hợp với các chất bổ trợ khác như glucose, vitamin,...
  4. Nên dùng loại thuốc đặc trị khác với loại đã dùng khi phòng bệnh để đảm bảo cho hiệu quả tốt hơn

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay