Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
CHƯƠNG 4: PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔIBÀI 12: MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở LỢN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Bệnh dịch tả lợn cổ điển là:
- Bệnh truyền nhiễm do virus nhóm A gây ra, tác động đến lợn ở nhiều góc độ, làm mất hệ miễn dịch và lây lan nhanh ra đồng loại.
- Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở mọi lứa tuổi của lợn với mức độ lây lan rất mạnh và tỉ lệ chết cao 80 – 90%.
- Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở tuổi trưởng thành. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.
- Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở mọi độ tuổi. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.
Câu 2: Đối với bệnh dịch tả lợn cổ điển thì con đường chính mà mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi là:
- Qua tiêu hoá
- Qua hô hấp
- Qua da, niêm mạc mắt và đường sinh dục
- Cả A và B.
Câu 3: Đóng dấu lợn là:
- Bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, thường xuất hiện ở lợn trên 10 tháng tuổi và thường ghép với bệnh nở huyết trùng.
- Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây nên, thường xuất hiện ở lợn trên 3 tháng tuổi và thường ghép với bệnh tụ huyết trùng.
- Bệnh kí sinh trùng tác động lên vùng mông của lợn, khiến cho lợn gặp các vấn đề sinh sản, tiêu hoá.
- Bệnh kí sinh trùng tác động lên vùng đầu của lợn, khiến cho lợn gặp các vấn đề về nghe – nhìn, ăn uống.
Câu 4: Khả năng lây truyền của bệnh đóng dấu lợn như thế nào?
- Không lây truyền
- Chỉ lây truyền sang các loài động vật khác
- Chỉ lây truyền sang con người
- Có thể lây sang người và một số loài động vật khác
Câu 5: Đối với bệnh đóng dấu lợn, mầm bệnh là:
- Vi khuẩn Gram dương Bacterial crixiopathrix
- Vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae
- Vi khuẩn Gram âm Bacterial crixiopathrix
- Vi khuẩn Gram âm Erysipelothrix rhusiopathiae
Câu 6: Bệnh phân trắng lợn con là:
- Bệnh kí sinh trùng phổ biến, xảy ra quanh năm, nhất là ở lợn nuôi thả rông và ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống
- Bệnh khá phổ biến ở lợn từ 3 đến 21 ngày tuổi, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi.
- Bệnh truyền nhiễm ở lợn con, các virus lây truyền làm cho phân của lợn trắng ra.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con?
- Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng: Lợn mẹ giai đoạn mang thai không được nuôi dưỡng, chăm sóc thích hợp, ví dụ như thiếu sắt và vitamin B12, lợn con theo mẹ không được cung cấp đủ dinh dưỡng; chuồng trại ẩm ướt, lạnh, bẩn.
- Do đặc điểm sinh lí lợn con: Lợn mới sinh ra có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh nên khả năng tiêu hoá kém; trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể và hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh làm cho con vật khó thích ứng với thay đổi môi trường và dễ nhiễm bệnh.
- Do vi khuẩn: Khi sức đề kháng của con vật bị giảm thì các loại vi khuẩn đường ruột như E. coli và Salmonella sẽ phát triển mạnh mẽ và tăng khả năng gây bệnh.
- Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Con vật còn sống sót sau khi bị bệnh dịch tả lợn cổ điển thường:
- Phát triển nhanh chóng, khoẻ mạnh, có sức đề kháng rất cao.
- Phát triển nhanh đột biến nhưng chất lượng thịt có thể gây hại cho người tiêu dùng.
- Còi cọc, chậm lớn.
- Còi cọc, chậm lớn nhưng chất lượng thịt rất tốt.
Câu 2: Virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển là loại:
- RKN virus, thuộc chi furovirus, họ Rubivirata
- RKN virus, thuộc chi tombusvirus, họ Camaviridae
- RNA virus, thuộc chi Comovirus, họ Picornavirata
- RNA virus, thuộc chi Pestivirus, họ Flaviviridae
Câu 3: Đâu không phải một biện pháp đúng để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển?
- Hạn chế người lạ vào khu chăn nuôi
- Cách li 100 ngày với lợn mới nhập về
- Chú ý giữ gìn vệ sinh
- Để trống chuồng 2 tuẫn giữa các lứa nuôi
Câu 4: Đâu là một cách phòng bệnh đóng dấu?
- Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kĩ thuật.
- Tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y, thường là tiêm lúc lợn 10 tháng tuổi, sau đó tiêm nhắc lại 5 tháng một lần.
- Sử dụng các loại thức ăn công thức khi thấy lợn có biểu hiện không tốt về sức khoẻ.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Bệnh đóng dấu lợn có thể điều trị được bằng:
- Các loại thuốc hoạt huyết nhằm hỗ trợ việc lưu thông máu, tránh tụ máu.
- Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm kết hợp với một số thuốc trợ sức.
- Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram dương kết hợp với một số thuốc trợ sức.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Bệnh kí sinh trùng phổ biến, xảy ra quanh năm, nhất là ở lợn nuôi thả rông và ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống là bệnh gì?
- Bệnh dịch tả lợn hiện đại
- Bệnh mở dấu lợn
- Bệnh giun đũa lợn
- Bệnh phân trắng lợn con
Câu 7: Đâu là biểu hiện của bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn sau?
- Con vật bỏ bú, run rẩy, hạ thân nhiệt
- Con vẫn bú mẹ, phân màu vàng vón lại như hạt đậu, sau đó phân loãng dần và có màu trắng
- Con vật trở nên yếu hẳn về thị giác và thính giác
- Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả lợn cổ điển?
- Lợn bị bệnh thường bị lạnh, cơ thể chỉ còn 30 – 31°C, ăn nhiều nhưng uống ít nước
- Lợn bị bệnh có những biểu hiện như mũi khô, mắt đỏ, phân táo
- Ở giai đoạn sau, con vật bị tiêu chảy; trên da, nhất là chỗ da mỏng như bụng, sau tai,... có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt; tại và mõm bị tím tái.
- Khi mổ khám thường thấy các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, thận, bàng quang... có xuất huyết lấm chấm như đinh ghim; niêm mạc đường tiêu hoá, nhất là ruột già, có các nốt loét hình tròn đồng tâm màu vàng, nâu.
Câu 2: Đâu không phải biện pháp xử lí bệnh dịch tả lợn cổ điển?
- Dùng thuốc đặc trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.
- Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
- Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển lợn từ nơi khác về.
- Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh; vệ sinh khử trùng triệt để khu vực chăn nuôi và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.
Câu 3: Dưới đây là những biểu hiện đặc trưng của bệnh đóng dấu lợn. Ý nào không đúng?
- Con vật sốt cao trên 40 °C, bỏ ăn, sưng khớp gối.
- Trên da có dấu hình vuông, tròn, màu đỏ, sau đó tạo vảy bong tróc ra
- Khi mổ khám thường thấy máu tụ lại ở tim, các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, tim, phổi, gan và thận sưng, màu đen
- Khi mổ khám thường thấy viêm khớp và viêm màng trong tim
Câu 4: Đâu không phải biểu hiện đúng của bệnh giun đũa lợn?
- Con vật không to ra về khung xương, nạc thịt mà trở nên béo mềm, lông ngắn lại,…
- Khi ấu trùng giun tác động lên phổi sẽ gây viêm phổi
- Khi có quá nhiều giun thì có thể gây tắc ống mật, tắc ruột, thủng ruột
- Có thể tìm được trứng giun khi xét nghiệm phân
Câu 5: Dưới đây là các biện pháp phòng và trị bệnh giun đũa lợn. Ý nào không đúng?
- Giữ vệ sinh chuồng nuôi và sân chơi. Ủ phân đúng cách để diệt trứng giun.
- Không thả rông và không cho lợn ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống.
- Định kì 2 tháng một lần tẩy giun cho lợn, kể cả lợn đang mang thai, đang nuôi con và lợn con theo mẹ.
- Sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Thường dùng thuốc trộn vào thức ăn với một liều duy nhất.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: “(1) Giun đũa lợn thuộc loài Ascaris suum, họ Ascarididae, có hình giống như chiếc đũa, kí sinh trong ruột non của lợn. (2) Giun đực ở đuôi có móc, thường nhỏ và ngắn hơn giun cái. (3) Trứng giun khi bị lợn ăn phải sẽ phát triển thành giun trưởng thành ở ruột non. (4) Một vòng đời con giun cái có thể đẻ tới 27 triệu trứng, trung bình 200 nghìn trứng/ngày. (5) Trứng giun theo phân ra ngoài và có thể tồn tại đến 5 năm. (6) Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hoá.”
Câu nào không đúng trong đoạn trên?
- (1), (2), (4)
- (5), (6)
- (2), (3), (6)
- Không có câu nào.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
- Để phòng bệnh phân trắng lợn con, ta cần: đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho lợn mẹ khi mang thai và khi nuôi con; tiêm chế phẩm bổ sung sắt cho lợn con vào thời điểm 3 và 10 ngày tuổi,…
- Để điều trị bệnh phân trắng lợn con, ta cần:
- Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do African swine fever virus (ASFV) gây ra, lây lan rất nhanh trên đàn lợn, tỉ lệ lợn chết rất cao.
- Có 18 bệnh chỉ lây từ lợn sang người, ví dụ như bệnh đóng dấu lợn, liên cầu lợn, xoắn khuẩn, giun bao, gạo lợn,... Khi con vật bị bệnh hoặc mang trùng thì các sản phẩm của chúng thường chứa mầm bệnh.
=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị