Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 11: Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
CHƯƠNG 4: PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔIBÀI 11: VAI TRÒ CỦA PHÒNG, TRỊ BỆNH TRONG CHĂN NUÔI
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Đối với sức khoẻ cộng đồng, ngăn chặn và kiểm soát tốt một số bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người sẽ giúp:
- Con người miễn nhiễm khỏi bệnh tật, không còn lo lắng về sức khoẻ ở bất cứ đâu.
- Bảo vệ cho người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cũng như người tiêu dùng và cộng đồng nói chung.
- Hình thành thói quen tốt trong chăn nuôi và ăn uống.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu là một nhóm bệnh chính ở vật nuôi?
- Bệnh quá nạc thịt
- Bệnh tự kỷ ám thị
- Bệnh sinh sản
- Bệnh rối loạn tiêu hoá
Câu 3: Đối với vai trò về kinh tế trong chăn nuôi, phòng bệnh tốt giúp:
- Tăng sức đề kháng, giảm tỉ lệ mắc bệnh vì cấu trúc gen không bị phá vỡ.
- Tăng sức đề kháng, giảm tỉ lệ mắc bệnh, giảm chi phí điều trị bệnh và các tổn hại khác do bệnh gây nên
- Đảm bảo sự ổn định của thị trường chăn nuôi trong nước và quốc tế.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu không phải một nhóm bệnh chính ở vật nuôi?
- Bệnh nội khoa
- Bệnh truyền nhiễm
- Bệnh kí sinh trùng
- Bệnh giao tiếp
Câu 5: Đối với sức khoẻ cộng đồng, phòng, trị bệnh tốt sẽ:
- Giúp cho mọi người không bao giờ phải lưu tâm về chất lượng của đồ ăn thức uống.
- Giúp tạo ra hệ sinh thái lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần bao trùm lên cả cộng đồng.
- Giúp cung cấp nguồn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khoẻ cộng đồng.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Đối với vai trò về kinh tế trong chăn nuôi, trị bệnh hiệu quả có tác dụng gì?
- Giúp con vật nhanh chóng phục hồi
- Giảm tỉ lệ chết và loại thải vật nuôi
- Giảm thiệt hại trong chăn nuôi
- Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Đâu không phải vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong chăn nuôi?
- Về khoa học: đóng góp những tri thức và kinh nghiệm quý báu cho nghiên cứu về chăn nuôi.
- Về kinh tế: giảm chi phí trị bệnh và chống dịch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi.
- Đối với sức khoẻ cộng đồng: cung cấp thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn; ngăn ngừa bệnh lây từ động vật sang người.
- Về bảo vệ môi trường: giảm nguy cơ tồn tại, phát tán mầm bệnh, giảm sử dụng các biện pháp chống dịch; tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và rút ngắn thời gian nuôi.
Câu 2: “Tăng sức đề kháng của vật nuôi” là tác dụng của việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi ở:
- Vai trò về khoa học
- Vai trò đối với sức khoẻ cộng đồng
- Vai trò về bảo vệ môi trường
- Vai trò về kinh tế
Câu 3: Vì sao phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường?
- Vì phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi sẽ giúp giảm nguy cơ tồn tại, lây lan và phát tán mầm bệnh
- Vì phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi giúp giảm sử dụng các biện pháp chống dịch tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, ví dụ như: khử trùng chuồng trại bằng hoá chất, xử lí chất thải và xác động vật bằng cách chôn, đốt,...
- Vì khi được phòng, trị bệnh hiệu quả, vật nuôi sẽ sinh trưởng tốt, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi cũng góp phần bảo vệ môi trường
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Nguy cơ phát sinh bệnh cũng như hiệu quả trong kiểm soát bệnh không có liên quan đến yếu tố nào sau đây?
- Chi phí đầu tư nguyên vật liệu
- Con giống
- Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc
- Yếu tố môi trường
Câu 5: Vì sao làm tốt công tác phòng và trị bệnh cho vật nuôi có vai trò vô cùng quan trọng?
- Vì làm vậy, sức khoẻ của con vật sẽ không bị ảnh hưởng
- Vì làm vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi
- Vì làm vậy sẽ tránh việc lây bệnh từ vật nuôi sang người
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: “Tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi” là tác dụng của việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi ở:
- Vai trò về khoa học
- Vai trò đối với sức khoẻ cộng đồng
- Vai trò về bảo vệ môi trường
- Vai trò về kinh tế
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Đâu không phải một bệnh ở vật nuôi?
- Bệnh Circo virus
- Bệnh dịch tả vịt
- Bệnh đầu đen
- Bệnh trầm cảm
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về virus cúm A/H5N1?
- Là một phân tuýp gây bệnh cao của virus cúm gia cầm loại A, có sẵn hemagglutinin tuýp 5 (H5) và neuraminidase tuýp 1 (N1).
- Virus cúm A(H5N1) có nguồn gốc từ gia cầm và chim hoang dã, có thể gây tử vong ở người và một số động vật khác.
- Virus này giống với virus cúm ở người, có thể dễ dàng lây truyền rộng khắp giữa người với người.
- Virus H5N1 lần đầu tiên được phát hiện chính xác trong ngỗng nhà ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 1996.
Câu 3: Câu nào sau đây đúng về ngành chăn nuôi ở Việt Nam?
- Ngành chăn nuôi ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng cấu thành của nông nghiệp Việt Nam cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tình hình chăn nuôi ở Việt Nam phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật (súc vật nuôi) và tình hình thị trường liên quan tại Việt Nam.
- Chăn nuôi Việt Nam có lịch sử từ lâu đời và đóng góp lớn vào cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như đời sống từ bao năm qua.
- Hiện nay, theo xu thế của một nền kinh tế đang chuyển đổi, chăn nuôi Việt Nam cũng có những bước đi mới và đạt được một số kết quả nhất định.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Có khoảng bao nhiêu bệnh truyền lây chung giữa động vật và người?
- 80
- 180
- 800
- 1800
Câu 5: Ngành chăn nuôi đã đóng góp bao nhiêu % vào GDP nông nghiệp của Việt Nam?
- 15%
- 25%
- 55%
- 85%
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về ngành chăn nuôi ở Việt Nam?
- Trong ngành chăn nuôi thì phòng, trị bệnh tốt là những yếu tố quan trọng nhất đối với người nuôi, những yếu tố này là cả một quá trình đầu tư, học tập, tích lũy kinh nghiệm và đào tạo huấn luyện một cách thường xuyên nhưng ở chăn nuôi Việt Nam thì lại còn bất cập và nhiều khó khăn, nhất là công tác quản lý và công tác thị trường.
- Hạn chế của chăn nuôi Việt Nam vẫn là quy mô nhỏ, năng suất thấp, lệ thuộc vào nguyên liệu, con giống, kỹ thuật và thị trường của nước ngoài, sức cạnh tranh kém cũng như việc sử dụng chất kháng sinh, chất cấm, chất độc trong chăn nuôi và tiêu dùng còn rất cao.
- Trong thời gian hiện nay có xuất hiện những thách thức và nguy cơ ngày càng rõ rệt đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi Việt Nam, đặc biệt và nhất là trong tình hình hội nhập và cạnh tranh kinh tế càng gay gắt.
- Đã có những quan ngại giấy lên về sự phá sản, xóa xổ của ngành chăn nuôi Việt Nam khi hội nhập quốc tế với những hiệp định thương mại quốc tế, chăn nuôi trong nước sẽ đứng trước nguy cơ xóa sổ vì không cạnh tranh được với thịt nhập khẩu.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Những thập niên gần đây, có khoảng bao nhiêu % số bệnh mới nổi ở người là có liên quan đến động vật?
- 20%
- 45%
- 75%
- 92%
Câu 2: Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng bao nhiêu loại mầm bệnh (virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và nấm mốc gây bệnh cho người)?
- 800
- 1400
- 2000
- 2800
=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 11: Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi